Một số thương lái gần đây mang rau, củ, quả về quê bán và thu lãi tiền triệu mỗi ngày.
Cận kề Tết Nguyên đán, kết hợp với những đợt rét đậm, rét hại vừa qua đã khiến giá các loại rau, củ, quả tăng đột biến so với ngày thường. Sự “đột biến” ấy không hề giảm nhiệt trong những ngày Tết Nguyên đán.
Những ngày vừa qua khu vực các tỉnh phía Bắc thời tiết giá rét kéo dài khiến việc trồng và chăm sóc các loại cây hoa mầu gặp nhiều khó khăn, cũng là một lý do để tăng giá các loại mặt hàng kể trên.
Sau những ngày Tết, giá rau, củ, quả có giảm nhẹ nhưng vẫn khiến người tiêu dùng cảm thấy… hoang mang, chóng mặt bởi sự “đột biến” so với mọi năm.
Đó cũng là nội dung chúng tôi nắm được qua cuộc trao đổi nhanh với 1 số thương lái tại Thủy Nguyên, Hải Phòng.
Theo đó, nếu như những ngày cận Tết, giá rau cần ta được tính 30 – 35.000 đồng/kg thì nay hạ xuống khoảng 25.000 đồng/kg; su hào là 20.000 đồng/ củ thì nay còn khoảng 10.000 đồng/ củ. Đây cũng là giá của cây súp lơ…
Câu chuyện tăng giá các mặt hàng này lại trở thành nghịch lý xưa nay hiếm thấy trên thị trường buôn bán. Nếu như trước đây, người tiêu dùng thường quen với cảnh rau, củ, quả sạch từ quê lên phố nhưng nay họ lại được chứng kiến cảnh 1 số thương lái mang rau, củ, quả từ phố về quê.
Anh Nguyễn Duy Nam (Nghĩa Hưng, Nam Định) là 1 trong số những thương lái "chớp" được cơ hội kiếm tiền 'có một không hai' này.
Vốn là người có nhiều năm kinh doanh mặt hàng rau, anh Nam chia sẻ, năm nay, rau ở quê anh vừa đắt lại khan hiếm nên anh đã… đánh liều mua lại rau từ các siêu thị tại Hà Nội để chuyên chở về quê bán.
Những ngày Tết, xe rau, củ, quả của anh chỉ 1 ngày là không còn đồ dư thừa, tiền lãi anh mang về từ xe rau ấy dao động từ 2 – 3 triệu đồng/ngày.
Anh Nam cho biết, không chỉ anh mà những họ hàng của anh cũng nhanh chóng chớp cơ hội kiếm tiền. Tết này gia đình anh ăn tết to vì thu về gần 20 triệu đồng từ hơn 1 tuần "chở củi về rừng".
Tuy nhiên, một số người lại đặt ra câu hỏi về nguồn gốc của những loại rau, củ, quả ấy. Bởi thực tế, ở quê đã khan hiếm các mặt hàng này thì liệu rau sạch ở khu thành thị có “rộng rãi” tới mức cung cấp được về những nơi vốn là “thủ phủ” của lương thực, thực phẩm sạch?
Còn tại các siêu thị trên địa bàn Hà Nội, những mặt hàng trên cũng trở thành vấn đề “nóng” đang được quan tâm.
Theo ông Hồ Quốc Nguyên – Giám đốc Quan hệ Công chúng Big C cho biết, hện nay, nguồn cung cấp rau xanh trên thị trường không được dồi dào do đợt rét đậm rét hại kéo dài. Tuy nhiên, Hệ thống siêu thị Big C đã làm việc với các nhà cung ứng rau tại địa phương cũng như tại Đà Lạt để đảm bảo có đủ lượng rau củ quả phục vụ người tiêu dùng với giá tốt nhất trên thị trường.
Thông tin từ siêu thị Fivimark đưa ra thì, dịp giáp Tết Nguyên đán Bính Thân, giá rau, củ, quả trên thị trường tăng trên 40%, có loại tăng gấp rưỡi như su hào, bắp cải, cải thảo, rau ăn lá...
Hiện tại, giá các mặt hàng này vẫn đang ở mức khá cao và còn khó khăn trên toàn thị trường. Do lượng rau củ khan hiếm nên phía siêu thị khăn đáp ứng đủ nhu cầu khách hàng không giới hạn.
Sản lượng rau Siêu thị đã và đang nhập tăng trên 2.5 lần so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu tập trung vào bắp cải, su hào, khoai tây, cà chua... Nhiều loại rau ăn lá bị hỏng sau trận rét đậm, rét hại. Dự báo sau 10 – 15 ngày nữa mặt hàng rau ăn lá, củ quả mới trở lại trạng thái cân bằng (giá cũng như nguồn cung trên thị trường sẽ ổn định).
Nguồn: Người đưa tin
Cận kề Tết Nguyên đán, kết hợp với những đợt rét đậm, rét hại vừa qua đã khiến giá các loại rau, củ, quả tăng đột biến so với ngày thường. Sự “đột biến” ấy không hề giảm nhiệt trong những ngày Tết Nguyên đán.
Những ngày vừa qua khu vực các tỉnh phía Bắc thời tiết giá rét kéo dài khiến việc trồng và chăm sóc các loại cây hoa mầu gặp nhiều khó khăn, cũng là một lý do để tăng giá các loại mặt hàng kể trên.
Chuyện lạ: Lên phố mua rau mang về quê bán, lãi bạc triệu/ngày |
Đó cũng là nội dung chúng tôi nắm được qua cuộc trao đổi nhanh với 1 số thương lái tại Thủy Nguyên, Hải Phòng.
Theo đó, nếu như những ngày cận Tết, giá rau cần ta được tính 30 – 35.000 đồng/kg thì nay hạ xuống khoảng 25.000 đồng/kg; su hào là 20.000 đồng/ củ thì nay còn khoảng 10.000 đồng/ củ. Đây cũng là giá của cây súp lơ…
Câu chuyện tăng giá các mặt hàng này lại trở thành nghịch lý xưa nay hiếm thấy trên thị trường buôn bán. Nếu như trước đây, người tiêu dùng thường quen với cảnh rau, củ, quả sạch từ quê lên phố nhưng nay họ lại được chứng kiến cảnh 1 số thương lái mang rau, củ, quả từ phố về quê.
Anh Nguyễn Duy Nam (Nghĩa Hưng, Nam Định) là 1 trong số những thương lái "chớp" được cơ hội kiếm tiền 'có một không hai' này.
Vốn là người có nhiều năm kinh doanh mặt hàng rau, anh Nam chia sẻ, năm nay, rau ở quê anh vừa đắt lại khan hiếm nên anh đã… đánh liều mua lại rau từ các siêu thị tại Hà Nội để chuyên chở về quê bán.
Những ngày Tết, xe rau, củ, quả của anh chỉ 1 ngày là không còn đồ dư thừa, tiền lãi anh mang về từ xe rau ấy dao động từ 2 – 3 triệu đồng/ngày.
Anh Nam cho biết, không chỉ anh mà những họ hàng của anh cũng nhanh chóng chớp cơ hội kiếm tiền. Tết này gia đình anh ăn tết to vì thu về gần 20 triệu đồng từ hơn 1 tuần "chở củi về rừng".
Tuy nhiên, một số người lại đặt ra câu hỏi về nguồn gốc của những loại rau, củ, quả ấy. Bởi thực tế, ở quê đã khan hiếm các mặt hàng này thì liệu rau sạch ở khu thành thị có “rộng rãi” tới mức cung cấp được về những nơi vốn là “thủ phủ” của lương thực, thực phẩm sạch?
Còn tại các siêu thị trên địa bàn Hà Nội, những mặt hàng trên cũng trở thành vấn đề “nóng” đang được quan tâm.
Theo ông Hồ Quốc Nguyên – Giám đốc Quan hệ Công chúng Big C cho biết, hện nay, nguồn cung cấp rau xanh trên thị trường không được dồi dào do đợt rét đậm rét hại kéo dài. Tuy nhiên, Hệ thống siêu thị Big C đã làm việc với các nhà cung ứng rau tại địa phương cũng như tại Đà Lạt để đảm bảo có đủ lượng rau củ quả phục vụ người tiêu dùng với giá tốt nhất trên thị trường.
Thông tin từ siêu thị Fivimark đưa ra thì, dịp giáp Tết Nguyên đán Bính Thân, giá rau, củ, quả trên thị trường tăng trên 40%, có loại tăng gấp rưỡi như su hào, bắp cải, cải thảo, rau ăn lá...
Hiện tại, giá các mặt hàng này vẫn đang ở mức khá cao và còn khó khăn trên toàn thị trường. Do lượng rau củ khan hiếm nên phía siêu thị khăn đáp ứng đủ nhu cầu khách hàng không giới hạn.
Sản lượng rau Siêu thị đã và đang nhập tăng trên 2.5 lần so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu tập trung vào bắp cải, su hào, khoai tây, cà chua... Nhiều loại rau ăn lá bị hỏng sau trận rét đậm, rét hại. Dự báo sau 10 – 15 ngày nữa mặt hàng rau ăn lá, củ quả mới trở lại trạng thái cân bằng (giá cũng như nguồn cung trên thị trường sẽ ổn định).
Nguồn: Người đưa tin
Bình luận