Ở nhà biệt thự, Tết toàn hàng ngoại xịn, nhưng cái Tết của những đứa trẻ ở ngôi làng được mệnh danh giàu nhất Việt Nam chưa mấy khi được trọn vẹn vì thiếu mất một điều...
Năm năm hay mười năm chưa được đón Tết cùng bố mẹ là chuyện không phải hiếm đối với trẻ em ở làng quê Cương Gián (Nghi Xuân, Hà Tĩnh). Mỗi năm, độ Tết đến xuân về, ai cũng được bố mẹ sắm đầy đủ quần áo, bánh kẹo, quà cáp toàn đồ ngoại nhưng lại thiếu đi mâm cơm sum vầy bởi bố mẹ chúng đang mải miết kiếm tiền nơi xứ người.
Cái gì cũng đủ, chỉ thiếu bố mẹ
Những ngày cuối năm, khi trẻ em ở mọi miền đất nước đang háo hức chuẩn bị để đón Tết cùng bố mẹ thì trẻ em ở xã nổi tiếng giàu nhất nước lại chất chứa những nỗi niềm riêng.
Thanh Hà (11 tuổi), Thanh Thủy (8 tuổi) ở thôn Nam Mới, đang cùng bà ngoại nghe điện thoại mẹ gọi về báo sắp gửi quá bên Hàn Quốc về để cho ba bà chàu đón Tết, cũng đồng nghĩa là 10 cái Tết rồi ở nhà 2 em chỉ có quà vế chứ bố mẹ thì không.
Thanh Thủy hồ hởi khoe: “Nhà cháu lại có kẹo xịn, quần áo đẹp, bố mẹ cháu Tết gửi qua nhiều hơn ngày thường, bà cháu lại có nhiều tiền”.
Nhưng nói đến đây, giọng em trầm buồn: “Nhưng đồ bố mẹ mua toàn rộng hơn, cháu thích bố mẹ dẫn đi mua quần áo mới như các bạn”.
Tết năm nay cũng giống nhiều cái Tết khác, bà cháu không phải vất vả mua sắm bởi đã có bố mẹ lo gửi tiền, gửi quà để có một cái Tết sung túc nhất. Nhưng, lại buồn bởi như nhiều năm qua, chỉ có 3 bà cháu ăn Tết.
Em Thủy khá chững chạc nói: “Ở đây, nhà ai cũng đón Tết chỉ có cháu với ông bà thôi, bố mẹ bận làm ăn để nuôi bọn cháu. Cháu quen rồi nhưng ngày Tết có bố mẹ vẫn vui hơn”.
Cương Gián nổi tiếng cả nước là làng giàu nhờ xuất khẩu lao động. Làng quê này đa phần vợ chồng dắt nhau đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc, Đài Loan,... con cái để lại ông bà chăm. Vì thế, hiếm hoi mỗi khi Tết đến, xuân về con cái được quây quần bên bố mẹ.
Để bù đắp cho các con, những ông bố, bà mẹ xa quê thường chuẩn bị chu đáo rất nhiều quà cáp. Các em được chăm lo đầy đủ về vật chất, chỉ có điều duy nhất là nhiều năm qua Tết không có mẹ sum vầy.
“Cháu chưa gặp bố lần nào. Tháng 12 vừa rồi bố cháu gọi về nói Tết này về, nhưng rồi bố lại thất hứa. Bố nói đợi Tết năm sau bố về luôn. Bố mẹ gửi về một đống quà nhưng cháu thích bố hơn”, Duy (6 tuổi) ở thôn Bắc Sơn, thổ lộ.
Bà của Duy chia sẻ, nhà có bà có ba đứa con, ai cũng đi xuất khẩu lao động. Anh cả cưới vợ bên Đài Loan, ít lâu về sinh Duy rồi sang bên làm tiếp, thành thử ngày thường gia đình ông bà đã neo người, ngày Tết càng buồn hơn. “Thành thật những ngày Tết, bố mẹ nó chu cấp đầy đủ không thiếu thứ gì, nhưng Tết đến thấy nhà người ta có bố mẹ đưa con đi chơi nên cháu Duy đòi bố mẹ suốt”, bà Lý nói.
“Đón giao thừa cùng bố mẹ qua Ipad”
Cách trở địa lý cộng với có điều kiện nên ở đây, bố mẹ nhà nào cũng sắm cho ông bà, con cái họ điện thoại xịn để tiện nói chuyện, gặp mặt nhau. Không về được, ngày Tết bố mẹ, con cái lại gặp nhau qua những cuộc điện thoại dài.
Em Hoàng Quốc Tường (5 tuổi), ở với ông Tân và bà Hoa, trú thôn Song Hải từ khi mới 3 tháng tuổi. Đến nay, bố mẹ bận làm ăn bên Nhật Bản chưa về quê thăm em lần nào.
“Ngày mô (nào) con cũng gặp bố mẹ qua màn hình điện thoại rồi, nhưng chỉ có ông nội dắt con sang nhà bà ngoại chơi Tết thôi”. Câu trả lời ngây thơ của em khi ông nội hỏi có muốn gặp bố mẹ vào ngày Tết không khiến người lớn chạnh lòng.
Ông Tân cũng chia sẻ, mấy năm rồi chỉ có ông bà với cháu ăn Tết, mặc dầu ngày nào cũng nói chuyện với chúng qua điện thoại. Nhưng thấy con nhà người ta có bố mẹ nô nức đi chơi, xum vầy, ông bà càng thương cháu hơn.
Đến hẹn, mấy năm nay cứ đêm giao thừa, hai chị em Thùy Ly (10 tuổi) và Tiến Mạnh (9 tuổi), trú thôn Ngọc Huế, lại tạm biệt năm cũ đón năm mới cùng bố mẹ qua màn hình Ipad.
“Chúng cháu chưa bao giờ được đón Tết cùng bố mẹ cả, nhưng mấy năm nay bọn cháu đỡ buồn hơn vì giao thừa năm nào bố mẹ cháu cũng gọi điện và chúc 3 bà cháu, và để cho bố mẹ đỡ nhớ quê”, Ly chia sẻ.
Tiến Mạnh hồn nhiên nói: “Năm vừa rồi, em ngủ quên nên giao thừa chỉ có chị Ly được bố mẹ chúc Tết thôi. Năm nay bố mới gửi Ipad to hơn, em dặn bà Vinh phải gọi con dậy để được bố mẹ chúc mừng năm mới”.
Nguồn: Vietnamnet
Năm năm hay mười năm chưa được đón Tết cùng bố mẹ là chuyện không phải hiếm đối với trẻ em ở làng quê Cương Gián (Nghi Xuân, Hà Tĩnh). Mỗi năm, độ Tết đến xuân về, ai cũng được bố mẹ sắm đầy đủ quần áo, bánh kẹo, quà cáp toàn đồ ngoại nhưng lại thiếu đi mâm cơm sum vầy bởi bố mẹ chúng đang mải miết kiếm tiền nơi xứ người.
Cái gì cũng đủ, chỉ thiếu bố mẹ
Những ngày cuối năm, khi trẻ em ở mọi miền đất nước đang háo hức chuẩn bị để đón Tết cùng bố mẹ thì trẻ em ở xã nổi tiếng giàu nhất nước lại chất chứa những nỗi niềm riêng.
Thanh Hà (11 tuổi), Thanh Thủy (8 tuổi) ở thôn Nam Mới, đang cùng bà ngoại nghe điện thoại mẹ gọi về báo sắp gửi quá bên Hàn Quốc về để cho ba bà chàu đón Tết, cũng đồng nghĩa là 10 cái Tết rồi ở nhà 2 em chỉ có quà vế chứ bố mẹ thì không.
Trẻ em ở xã Cương Gián, phần nhiều được ông bà nuôi dạy. |
Nhưng nói đến đây, giọng em trầm buồn: “Nhưng đồ bố mẹ mua toàn rộng hơn, cháu thích bố mẹ dẫn đi mua quần áo mới như các bạn”.
Tết năm nay cũng giống nhiều cái Tết khác, bà cháu không phải vất vả mua sắm bởi đã có bố mẹ lo gửi tiền, gửi quà để có một cái Tết sung túc nhất. Nhưng, lại buồn bởi như nhiều năm qua, chỉ có 3 bà cháu ăn Tết.
Em Thủy khá chững chạc nói: “Ở đây, nhà ai cũng đón Tết chỉ có cháu với ông bà thôi, bố mẹ bận làm ăn để nuôi bọn cháu. Cháu quen rồi nhưng ngày Tết có bố mẹ vẫn vui hơn”.
Cương Gián nổi tiếng cả nước là làng giàu nhờ xuất khẩu lao động. Làng quê này đa phần vợ chồng dắt nhau đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc, Đài Loan,... con cái để lại ông bà chăm. Vì thế, hiếm hoi mỗi khi Tết đến, xuân về con cái được quây quần bên bố mẹ.
Hai chị em Ly mong muốn Tết được gần bố mẹ chứ không phải là gặp qua màn hình Ipad. |
“Cháu chưa gặp bố lần nào. Tháng 12 vừa rồi bố cháu gọi về nói Tết này về, nhưng rồi bố lại thất hứa. Bố nói đợi Tết năm sau bố về luôn. Bố mẹ gửi về một đống quà nhưng cháu thích bố hơn”, Duy (6 tuổi) ở thôn Bắc Sơn, thổ lộ.
Bà của Duy chia sẻ, nhà có bà có ba đứa con, ai cũng đi xuất khẩu lao động. Anh cả cưới vợ bên Đài Loan, ít lâu về sinh Duy rồi sang bên làm tiếp, thành thử ngày thường gia đình ông bà đã neo người, ngày Tết càng buồn hơn. “Thành thật những ngày Tết, bố mẹ nó chu cấp đầy đủ không thiếu thứ gì, nhưng Tết đến thấy nhà người ta có bố mẹ đưa con đi chơi nên cháu Duy đòi bố mẹ suốt”, bà Lý nói.
“Đón giao thừa cùng bố mẹ qua Ipad”
Cách trở địa lý cộng với có điều kiện nên ở đây, bố mẹ nhà nào cũng sắm cho ông bà, con cái họ điện thoại xịn để tiện nói chuyện, gặp mặt nhau. Không về được, ngày Tết bố mẹ, con cái lại gặp nhau qua những cuộc điện thoại dài.
Ông Tân lại phải đón một cái Tết vắng bóng con, bé Tường đón Tết vắng bố mẹ |
“Ngày mô (nào) con cũng gặp bố mẹ qua màn hình điện thoại rồi, nhưng chỉ có ông nội dắt con sang nhà bà ngoại chơi Tết thôi”. Câu trả lời ngây thơ của em khi ông nội hỏi có muốn gặp bố mẹ vào ngày Tết không khiến người lớn chạnh lòng.
Ông Tân cũng chia sẻ, mấy năm rồi chỉ có ông bà với cháu ăn Tết, mặc dầu ngày nào cũng nói chuyện với chúng qua điện thoại. Nhưng thấy con nhà người ta có bố mẹ nô nức đi chơi, xum vầy, ông bà càng thương cháu hơn.
Đến hẹn, mấy năm nay cứ đêm giao thừa, hai chị em Thùy Ly (10 tuổi) và Tiến Mạnh (9 tuổi), trú thôn Ngọc Huế, lại tạm biệt năm cũ đón năm mới cùng bố mẹ qua màn hình Ipad.
“Chúng cháu chưa bao giờ được đón Tết cùng bố mẹ cả, nhưng mấy năm nay bọn cháu đỡ buồn hơn vì giao thừa năm nào bố mẹ cháu cũng gọi điện và chúc 3 bà cháu, và để cho bố mẹ đỡ nhớ quê”, Ly chia sẻ.
Tiến Mạnh hồn nhiên nói: “Năm vừa rồi, em ngủ quên nên giao thừa chỉ có chị Ly được bố mẹ chúc Tết thôi. Năm nay bố mới gửi Ipad to hơn, em dặn bà Vinh phải gọi con dậy để được bố mẹ chúc mừng năm mới”.
Nguồn: Vietnamnet
Bình luận