Đúng 10h ngày 21/12/2013, chị Đặng Thị Hải (45 tuổi) ở giữa cánh đồng làng Cồ Bản, phường Đồng Mai, quận Hà Đông, TP Hà Nội đẻ rơi một bé gái trên triền đê. Cháu bé nặng 2,9kg, sức khỏe hoàn toàn bình thường. Điều đặc biệt là: Cháu bé này là đứa con thứ… 14 của chị!
“Đại gia đình”
Tất cả các con của chị, kể cả anh chồng tên Ngô Doãn Năm đều đang sống trong một túp lều giữa cánh đồng ở cuối làng Cồ Bản. Ba đứa con lớn của anh chị đã lấy vợ, lấy chồng và sinh con. Vợ của người con trai cả cũng về làm dâu dưới túp lều rách nát này. Kể cả trẻ con, người lớn, tổng quân số trong gia đình chị Hải hiện là 18.
Nếu được trao kỷ lục thì gia đình chị Hải chắc chắn sẽ nhận hai kỷ lục: gia đình tận nghèo, tận khổ và gia đình đông con nhất Việt Nam. Trong vòng 15 năm trở lại đây, quả thực chúng tôi chưa từng nghe tin gia đình nào có đông hơn số con của gia đình chị Hải. Thời trước, các cụ ta sinh rất nhiều con để gia tăng sức lao động và đó cũng là tư tưởng “con đàn cháu đống”. Nhưng cũng chỉ nghe kể vậy thôi, cụ nào nhiều lắm thì cũng chỉ đến 9-10 người con là cùng, đấy là chưa kể các con sinh ra từ mấy bà vợ khác nhau. Nghe chuyện một vợ - một chồng mà trải qua 14 “tin vui” thì thật khó tin.
Tôi lần ra túp lều giữa đồng ở cuối làng Cồ Bản tìm vợ chồng anh Năm để tận mục sở thị. Làng Cồ Bản, nghe tên có vẻ xa xôi nhưng thực ra làng này chỉ cách trung tâm quận Hà Đông áng chừng 7 cây số. Từ đường lớn đi vào, xuyên qua đê sông Đáy, hướng ra cánh đồng là đến nhà anh Năm, chị Hải. Túp lều được dựng lên từ gỗ cốp-pha phế phẩm từ những công trình xây dựng quanh đó. Mái nhà trùm bạt, vách gỗ hở thông thống, gió hút vào rung bần bật.
Anh Năm ngồi bó gối trong góc giường, giữa bộn bề nồi niêu, xoong chảo. Anh đang ốm, nhưng thỉnh thoảng vẫn cố rít điếu thuốc lào rồi ho sằng sặc. Con cái nheo nhóc, nghèo đói đến kiệt quệ, đã thế anh lại còn phải đi bệnh viện triền miên. Anh bị đủ các thứ bệnh: viêm phổi mãn tính, viêm gan, chảy máu dạ dày… Cạnh anh, cháu bé mới sinh đang thiêm thiếp ngủ. Ngoài cửa, đám trẻ nhỏ trứng gà trứng vịt nhèo nhẹo khóc, mấy đứa lớn hơn đang nấu cám lợn trong bếp. Đứa nào đứa đấy môi tím tái vì mặc không đủ ấm.
Trong túp lều hai gian ấy, một gian được kê ván gỗ làm giường, còn một gian thì hầm bà lằng tất cả các thứ có thể nhồi nhét. 18 con người cùng 3 con chó quây quần tại đây. Mùi cám lợn, mùi nước tiểu trẻ con, mùi thức ăn, mùi hôi của những mái đầu lâu ngày không tắm gội tạo thành thứ mùi hỗn hợp ủ mục. Túp lều sập xệ và bừa bộn hơn cả những lán trong bãi vàng mà tôi đã từng thấy.
Tôi hỏi anh Năm:
- Sao anh đẻ nhiều con thế, đẻ nhiều thế thì nuôi sao nổi?
Vãn cơn ho, anh Năm ngước mắt lên, nhoẻn gượng cười:
- Sợ gì mà không đẻ, đẻ hết trứng thì thôi chứ. Trời sinh voi, trời sinh cỏ, lo gì.
Tôi vặn:
- Nhưng các cháu khổ quá, đấy anh xem…
Anh Năm biện bạch:
- Là tôi nói thực thế này, khi lấy nhau, vợ chồng chúng tôi có định như thế này đâu, cũng nghĩ chỉ đẻ vài đứa con như người ta thôi. Nhưng chẳng hiểu thế nào… bà vợ cứ tì tì có bầu, không hãm được. Có bầu rồi thì để đẻ thôi, bỏ đi thất đức lắm.
Vợ có bầu, anh Năm tặc lưỡi để đẻ và cho đến giờ, sau nhiều lần tặc lưỡi, số con của anh Năm đã hơn quân số một tiểu đội. Oái oăm là anh Năm không thể nhớ được hết tên các con của mình, chứ đừng nói đến ngày tháng năm sinh của từng đứa. Anh chỉ nhớ được tên của 5 đứa con đầu, còn lại thì anh gãi đầu bảo: “Tớ cũng chẳng nhớ nữa, đông quá nhớ sao nổi. Đợi tí nhà tớ về, cô ấy thì nhớ hết”.
Cuộc đời của cặp vợ chồng kỳ lạ này kể ra chắc nhiều người sẽ ứa nước mắt. Anh Năm và chị Hải cưới nhau năm 1988, cả hai bên gia đình đều thuộc diện “siêu nghèo” thời đó. Nghĩa là, suốt từ lúc sinh ra cho tới khi lớn lên, chẳng có khi nào họ được ăn một bữa cơm no đẫy. Cưới nhau xong, tài sản duy nhất của họ chỉ là… đúng bộ quần áo mặc trên người. Chị Hải kể: “Nhà anh Năm đông anh em, chật chội đến mức không thể ở được. Cưới xong, hai vợ chồng quyết định… ra đường sống”. Cách đây vài năm, họ “nhảy dù” xuống cánh đồng làng này, chọn đúng khu vực đầm hoang, kiếm con tôm con tép qua ngày.
Ra đường sống nghĩa là họ chọn một khu vực rộng rãi cạnh lề đường, gần hợp tác xã rồi “cắm mầm, trát vách” dựng nhà tạm. Họ ở đấy được 7 năm và đã kịp cho ra đời 5 đứa con. Năm 1995, họ bị đuổi và tiếp tục đến một khu đất hoang khác dựng nhà tạm sinh sống.
Gia đình này đã có hàng chục năm sống vật vờ giữa cánh đồng làng trong cảnh không điện, không nước sạch. Nói không điện thì quả thực không chính xác, bởi anh Năm đã vào làng tậu được một bình ắc quy dùng để lắp duy nhất một cái bóng quả nhót thắp sáng vào buổi tối. Đúng 20h cả nhà sắp chỗ lên giường đi ngủ là anh Năm tắt điện. Nước ăn, uống thì là nước… ruộng, được múc vào chum đánh phèn.
Anh chị có 2 sào ruộng, nhưng đã bị Nhà nước thu hồi để làm dự án năm 2011. Số tiền đền bù anh chị hùn vào thầu ao, thả cá giống. Gặp đúng trận lụt lớn năm ấy, bờ ao đắp tay vỡ toang, cá đi sạch, anh chị cụt vốn và trở thành kẻ vô gia cư đúng nghĩa.
Người ngót 30 năm cho con bú
Nếu chỉ nhìn bề ngoài, nhiều người sẽ cho rằng, chị Hải năm nay phải xấp xỉ ở tuổi… 60 bởi khuôn mặt nhăn nhúm, đen đúa. Thực ra, năm nay chị mới 45 tuổi. Với 14 lần sinh nở dường như đã hút cạn sinh lực của chị. Đôi bàn tay chị to như bàn tay đàn ông với những ngón xù xì, mốc thếch. Người ta nói, phụ nữ mà có đôi tay ấy thường có số khổ hết kiếp.
14 lần sinh nở thì có 3 lần anh Năm tự đỡ đẻ cho vợ và 7 lần chị đẻ rơi. Những lần ấy, chị tự gượng dậy cắt rốn cho con rồi ôm con lê về nhà. Và chỉ có 2 lần gần đây anh năm ốm đi viện thì chị mới chịu xuống trạm xá xã. Người sinh nở thì kiêng nước, kiêng gió, nghỉ ngơi đến mấy tháng giời, còn chị Hải sinh con được 5 ngày đã lội đầm bì bõm, chẳng kiêng cữ gì. Bữa cơm lèo tèo vài cọng rau, quay đi quay lại đã sạch bách, nhiều lúc chị ứa nước mắt nhịn miệng để nhường các con. Con trước, con sau ra đời và tính ra chị Hải đã ngót 30 năm cho con bú, chị chẳng khác nào miếng tóp mỡ quá lửa.
Chị Hải buồn hiu hắt, nhướng cặp mắt nhìn ra con đê mờ xa, giọng nghèn nghẹn: “Nói thì chẳng ai tin nhưng chú tính xem, đến cái thứ nghèo kiết xác như tôi đây mà vẫn còn mất trộm. Đận cuối năm ngoái, cũng vào dịp này, cả nhà nuôi được mấy chục con gà, thả được ít cá giống dưới đầm, định bụng sẽ có một cái tết tạm gọi là tươm tất.
Thế nhưng, đùng một cái anh Năm đi bệnh viện. Các cháu thương bố túa đi khắp các nẻo làm thuê làm mướn kiếm tiền lo viện phí cho bố. Ở nhà chỉ có mấy đứa trẻ lóc nhóc. Thế là trộm vào bắt sạch cả đàn gà, còn mang cả lưới đến nhảy xuống ao quây vét sạch cá lớn cá bé. Tôi về đến nhà thì tất cả sạch bách, tủi phận mình quá, mấy mẹ con chỉ còn biết ôm nhau mà khóc”.
Kiếp nghèo khổ cứ bám riết lấy họ. Ở vào thời buổi mà cả những nơi miền cao xa xôi, nơi rừng sâu núi thẳm của đồng bào dân tộc thiểu số người ta còn có gạo ăn, nghĩa là không bị đói thì ở đây, nơi được coi là một quận của thủ đô, cách Hồ Gươm cũng chỉ hơn chục cây số đường chim bay, mà gia đình nhà chị Hải vẫn “ngang nhiên” chịu đói. Nhà có đến 18 người, bữa cơm được bố trí hai mâm với ngổn ngang bát đĩa như liên hoan. Dọn ra thì hỡi ôi, chỉ có nhõn nồi rau luộc với bát nước mắm.
Các con của chị đứa học cao nhất là hết lớp 8, thấp nhất là không đi học. Đứa con lớn nhất là cháu Ngô Thị Hà, sinh năm 1989 đã lấy chồng. Những tưởng cháu có tấm chồng, thoát li khỏi túp lều này nhưng ông giời lại chẳng thương. Mẹ là cỗ máy “siêu đẻ” nhưng oái oăm thay, Hà lại chẳng thể sinh con được. Cũng vì lý do đó, vợ chồng Hà bỏ nhau, chẳng còn chỗ nào trú thân, Hà lại về túp lều này sống qua ngày. Và có lẽ, cuộc đời của Hà sẽ còn gắn bó với túp lều này lâu hơn nữa.
Đứa con trai cả của chị Hải là cháu Ngô Doãn Tới, sinh năm 1987. Tới bị tràn dịch màng phổi, người gầy quắt, lúc nào cũng khò khè thở như người bị bệnh hen. Anh Năm kể: “Thằng đó yếu lắm, chẳng làm được việc gì nặng. Cố một cái là nó tím lịm mặt mày, lăn ra ngất vì không thở được. Khổ lắm, lấy vợ rồi mà chẳng thể làm gì nuôi vợ con”.
Hai vợ chồng Tới đến giờ cũng không tấc đất cắm dùi, không có thứ nghề nghiệp nào. Tới đành “học” theo bố, cũng chọn một khoảnh đất, làm cái lều tạm cạnh đó để vợ chồng có chỗ riêng rẽ mà chui ra, chui vào. Chồng ốm đau, vợ thất nghiệp, con thì chưa đầy tuổi, không một đồng xu cắc bạc trong túi, chẳng thể hiểu được rồi đây họ sẽ nuôi con kiểu gì. Tôi rùng mình khi chợt nghĩ ra rằng, nhỡ đâu… Tới sẽ lặp lại cuộc đời của bố mình.
Người con gái thứ ba, Ngô Thị Thắm, sinh năm 1988 là người duy nhất tính đến nay “thoát thân” khỏi cánh đồng làng. Thắm lấy chồng tận dưới Hải Hậu, Nam Định. Chị Hải bảo: “Con bé nó cũng chịu khó, nhưng chẳng biết cuộc đời nó rồi sẽ thế nào thế nào, vì gia đình người ta coi thường nó là con nhà quá nghèo...”.
Cái ăn còn không đủ thì nghĩ gì đến việc học hành. Không được học hành tử tế, tất cả các con của chị Hải đã đến tuổi trưởng thành nhưng không có việc làm ổn định. Các cháu cứ luẩn quẩn ở cánh đồng này, ai thuê việc gì thì làm việc ấy, được đồng nào góp cho mẹ đong gạo nuôi các em.
Chị Hải kể rằng, mình đi làm cả ngày, nhà cửa lại không có nơi nào cất giấu nên sổ hộ khẩu bị các con nghịch mất lúc nào không hay. Giờ chỉ có 4 đứa con thứ 7, 8, 9, 10 đang đi học từ cấp 1 đến cấp 2. Học lực cao nhất trong nhà là cậu con trai cả Nguyễn Doãn Tới học đến lớp 9 rồi bỏ, 3 đứa bé nhất đã đến tuổi đi học nhưng chưa được đến trường.
“Vì không có giấy khai sinh hay chứng minh thư nên giờ mấy đứa con lớn của tôi cũng không thể xin việc được. Chúng bữa đực bữa cái đi bốc gạch, làm thuê, được đồng nào chúng giữ nuôi con, tôi cũng không hỏi đến”, chị Hải kể. 13 đứa con của chị không kể đứa mới sinh cứ thế vạ vật sống hồn nhiên và lớn lên, học được chữ nào hay chữ đó.
Ước mơ gia đình… 5 người
Tôi đã nghẹn giọng khi trông thấy trang vở mực tím học trò bay lất phất dưới nền đất. Đó là bài tập làm văn của em Ngô Doãn Tam, 10 tuổi, đứa con thứ 11 của chị Hải. Tôi cầm trang vở lên đọc. Đề văn cô giáo ra là hãy kể về gia đình của mình.
Nét bút mực ngây ngô học trò, em Tam viết: “Gia đình em có 5 người, đó là bố mẹ, anh chị và em. Bố em làm nghề thợ điện, mẹ em làm nghề thợ may. Anh và chị em đều học đại học, còn em học lớp 3C Trường Tiểu học Đồng Mai. Nghỉ hè, anh chị đều cho em đi công viên chơi. Gia đình em là một gia đình nhỏ bé và là tổ ấm. Em rất yêu quý gia đình em và gia đình em rất yêu quý em”.
Vẫn biết bài văn ấy chắc là văn mẫu, vẫn biết đứa học trò nhỏ ngây ngô, mà có khi không biết chừng đó là ước mơ cháy bỏng về một gia đình “nhỏ bé” của em. Nhưng tôi thề rằng, sao lúc ấy tôi “căm phẫn” vợ chồng anh Năm, chị Hải đến thế. Đó là cặp vợ chồng vô trách nhiệm nhất ở cái thế kỷ XXI này. Sao anh chị lại có thể liều lĩnh mà đẻ tới 14 người con mà không có một cái gì để tạo dựng cho chúng. Ừ thì có khi là nhỡ nhàng nhưng sao nhỡ gì mà lắm thế. Anh chị cứ sòn sòn đẻ con ra như thế rồi cứ để chúng nheo nhóc bùn đất, lớn lên như cỏ dại cây rừng, rồi cuộc đời chúng sẽ đi về đâu, tương lai của chúng sẽ thế nào.
Cháu Tam 10 tuổi rồi mà gầy róc, bé như cái kẹo mút dở. Tầm tuổi cháu, nhiều cháu ở thành phố bố mẹ có khi còn phải ép ăn từng miếng thì Tam đã biết hằng ngày, dù nắng bỏng da hay rét thâm thịt đều đặn mang nơm ra đồng úp cá. Được cá to thì nhặt cho mẹ đem đi bán đong gạo, con nhỏ thì để cả nhà ăn.
Mười tuổi, Tam đã bắt đầu cảm nhận được gia cảnh nhà mình khi nhìn các bạn cùng lớp quần áo lúc nào cũng sạch sẽ, thơm tho. Bài văn tự hào của cậu bé khác hẳn với thực tế mà em đang đối diện: nhà tạm ở giữa cánh đồng với quân số anh chị em nhằng nhẵng cùng cái đói lơ lửng trên đầu.
Thấy tôi ngẩn người cầm trang vở trên tay, anh Năm nghe chừng cũng hiểu. Anh bất thần giựt phắt lấy, vo vụn ném vào góc nhà, mặt tối sầm, nói như gào lên: “Chuyện của nhà tôi, chú đừng xen vào. Tôi đã khốn khổ lắm rồi. Chú về đi!”.
Tiếng anh Năm làm đứa trẻ mới 18 ngày tuổi giật mình khóc thét lên. Anh Năm ngồi thụp xuống, mặt chun lại, đưa hai tay bịt nghiến lấy tai. Anh vò đầu, vò mặt hồi lâu rồi lồm cồm bò đến vạch chăn bế con bé lên. Con trẻ vẫn khóc ngằn ngặt và anh Năm cũng tấm tức khóc. Giọt nước mắt từ khuôn mặt của người đàn ông ngót 50 tuổi đầu bế tắc giữa cánh đồng làng với cả đàn con nheo nhóc nghe sao mà đắng xót.
Gió vẫn thốc lên từng hồi, chiều càng thêm lạnh. Nhìn trên đê, người làng Cồ Bản đã bắt đầu đi sắm tết, thấp thoáng bóng hoa đào.
» Kỳ lạ cụ ông hơn 30 năm chỉ ăn mì tôm
» Tới chốn 'đu dây đẩy thuyền' vượt sông ở Thủ đô
Theo Petrotimes
“Đại gia đình”
Tất cả các con của chị, kể cả anh chồng tên Ngô Doãn Năm đều đang sống trong một túp lều giữa cánh đồng ở cuối làng Cồ Bản. Ba đứa con lớn của anh chị đã lấy vợ, lấy chồng và sinh con. Vợ của người con trai cả cũng về làm dâu dưới túp lều rách nát này. Kể cả trẻ con, người lớn, tổng quân số trong gia đình chị Hải hiện là 18.
Nếu được trao kỷ lục thì gia đình chị Hải chắc chắn sẽ nhận hai kỷ lục: gia đình tận nghèo, tận khổ và gia đình đông con nhất Việt Nam. Trong vòng 15 năm trở lại đây, quả thực chúng tôi chưa từng nghe tin gia đình nào có đông hơn số con của gia đình chị Hải. Thời trước, các cụ ta sinh rất nhiều con để gia tăng sức lao động và đó cũng là tư tưởng “con đàn cháu đống”. Nhưng cũng chỉ nghe kể vậy thôi, cụ nào nhiều lắm thì cũng chỉ đến 9-10 người con là cùng, đấy là chưa kể các con sinh ra từ mấy bà vợ khác nhau. Nghe chuyện một vợ - một chồng mà trải qua 14 “tin vui” thì thật khó tin.
Chị Hải đang ôm trên tay đứa con mới sinh lần thứ 14 |
Anh Năm ngồi bó gối trong góc giường, giữa bộn bề nồi niêu, xoong chảo. Anh đang ốm, nhưng thỉnh thoảng vẫn cố rít điếu thuốc lào rồi ho sằng sặc. Con cái nheo nhóc, nghèo đói đến kiệt quệ, đã thế anh lại còn phải đi bệnh viện triền miên. Anh bị đủ các thứ bệnh: viêm phổi mãn tính, viêm gan, chảy máu dạ dày… Cạnh anh, cháu bé mới sinh đang thiêm thiếp ngủ. Ngoài cửa, đám trẻ nhỏ trứng gà trứng vịt nhèo nhẹo khóc, mấy đứa lớn hơn đang nấu cám lợn trong bếp. Đứa nào đứa đấy môi tím tái vì mặc không đủ ấm.
Trong túp lều hai gian ấy, một gian được kê ván gỗ làm giường, còn một gian thì hầm bà lằng tất cả các thứ có thể nhồi nhét. 18 con người cùng 3 con chó quây quần tại đây. Mùi cám lợn, mùi nước tiểu trẻ con, mùi thức ăn, mùi hôi của những mái đầu lâu ngày không tắm gội tạo thành thứ mùi hỗn hợp ủ mục. Túp lều sập xệ và bừa bộn hơn cả những lán trong bãi vàng mà tôi đã từng thấy.
Tôi hỏi anh Năm:
- Sao anh đẻ nhiều con thế, đẻ nhiều thế thì nuôi sao nổi?
Vãn cơn ho, anh Năm ngước mắt lên, nhoẻn gượng cười:
- Sợ gì mà không đẻ, đẻ hết trứng thì thôi chứ. Trời sinh voi, trời sinh cỏ, lo gì.
Tôi vặn:
- Nhưng các cháu khổ quá, đấy anh xem…
Anh Năm biện bạch:
- Là tôi nói thực thế này, khi lấy nhau, vợ chồng chúng tôi có định như thế này đâu, cũng nghĩ chỉ đẻ vài đứa con như người ta thôi. Nhưng chẳng hiểu thế nào… bà vợ cứ tì tì có bầu, không hãm được. Có bầu rồi thì để đẻ thôi, bỏ đi thất đức lắm.
Vợ có bầu, anh Năm tặc lưỡi để đẻ và cho đến giờ, sau nhiều lần tặc lưỡi, số con của anh Năm đã hơn quân số một tiểu đội. Oái oăm là anh Năm không thể nhớ được hết tên các con của mình, chứ đừng nói đến ngày tháng năm sinh của từng đứa. Anh chỉ nhớ được tên của 5 đứa con đầu, còn lại thì anh gãi đầu bảo: “Tớ cũng chẳng nhớ nữa, đông quá nhớ sao nổi. Đợi tí nhà tớ về, cô ấy thì nhớ hết”.
Căn lều rách nát ở giữa cánh đồng của gia đình anh Năm |
Ra đường sống nghĩa là họ chọn một khu vực rộng rãi cạnh lề đường, gần hợp tác xã rồi “cắm mầm, trát vách” dựng nhà tạm. Họ ở đấy được 7 năm và đã kịp cho ra đời 5 đứa con. Năm 1995, họ bị đuổi và tiếp tục đến một khu đất hoang khác dựng nhà tạm sinh sống.
Gia đình này đã có hàng chục năm sống vật vờ giữa cánh đồng làng trong cảnh không điện, không nước sạch. Nói không điện thì quả thực không chính xác, bởi anh Năm đã vào làng tậu được một bình ắc quy dùng để lắp duy nhất một cái bóng quả nhót thắp sáng vào buổi tối. Đúng 20h cả nhà sắp chỗ lên giường đi ngủ là anh Năm tắt điện. Nước ăn, uống thì là nước… ruộng, được múc vào chum đánh phèn.
Anh chị có 2 sào ruộng, nhưng đã bị Nhà nước thu hồi để làm dự án năm 2011. Số tiền đền bù anh chị hùn vào thầu ao, thả cá giống. Gặp đúng trận lụt lớn năm ấy, bờ ao đắp tay vỡ toang, cá đi sạch, anh chị cụt vốn và trở thành kẻ vô gia cư đúng nghĩa.
Người ngót 30 năm cho con bú
Nếu chỉ nhìn bề ngoài, nhiều người sẽ cho rằng, chị Hải năm nay phải xấp xỉ ở tuổi… 60 bởi khuôn mặt nhăn nhúm, đen đúa. Thực ra, năm nay chị mới 45 tuổi. Với 14 lần sinh nở dường như đã hút cạn sinh lực của chị. Đôi bàn tay chị to như bàn tay đàn ông với những ngón xù xì, mốc thếch. Người ta nói, phụ nữ mà có đôi tay ấy thường có số khổ hết kiếp.
14 lần sinh nở thì có 3 lần anh Năm tự đỡ đẻ cho vợ và 7 lần chị đẻ rơi. Những lần ấy, chị tự gượng dậy cắt rốn cho con rồi ôm con lê về nhà. Và chỉ có 2 lần gần đây anh năm ốm đi viện thì chị mới chịu xuống trạm xá xã. Người sinh nở thì kiêng nước, kiêng gió, nghỉ ngơi đến mấy tháng giời, còn chị Hải sinh con được 5 ngày đã lội đầm bì bõm, chẳng kiêng cữ gì. Bữa cơm lèo tèo vài cọng rau, quay đi quay lại đã sạch bách, nhiều lúc chị ứa nước mắt nhịn miệng để nhường các con. Con trước, con sau ra đời và tính ra chị Hải đã ngót 30 năm cho con bú, chị chẳng khác nào miếng tóp mỡ quá lửa.
Thế nhưng, đùng một cái anh Năm đi bệnh viện. Các cháu thương bố túa đi khắp các nẻo làm thuê làm mướn kiếm tiền lo viện phí cho bố. Ở nhà chỉ có mấy đứa trẻ lóc nhóc. Thế là trộm vào bắt sạch cả đàn gà, còn mang cả lưới đến nhảy xuống ao quây vét sạch cá lớn cá bé. Tôi về đến nhà thì tất cả sạch bách, tủi phận mình quá, mấy mẹ con chỉ còn biết ôm nhau mà khóc”.
Kiếp nghèo khổ cứ bám riết lấy họ. Ở vào thời buổi mà cả những nơi miền cao xa xôi, nơi rừng sâu núi thẳm của đồng bào dân tộc thiểu số người ta còn có gạo ăn, nghĩa là không bị đói thì ở đây, nơi được coi là một quận của thủ đô, cách Hồ Gươm cũng chỉ hơn chục cây số đường chim bay, mà gia đình nhà chị Hải vẫn “ngang nhiên” chịu đói. Nhà có đến 18 người, bữa cơm được bố trí hai mâm với ngổn ngang bát đĩa như liên hoan. Dọn ra thì hỡi ôi, chỉ có nhõn nồi rau luộc với bát nước mắm.
Các con của chị đứa học cao nhất là hết lớp 8, thấp nhất là không đi học. Đứa con lớn nhất là cháu Ngô Thị Hà, sinh năm 1989 đã lấy chồng. Những tưởng cháu có tấm chồng, thoát li khỏi túp lều này nhưng ông giời lại chẳng thương. Mẹ là cỗ máy “siêu đẻ” nhưng oái oăm thay, Hà lại chẳng thể sinh con được. Cũng vì lý do đó, vợ chồng Hà bỏ nhau, chẳng còn chỗ nào trú thân, Hà lại về túp lều này sống qua ngày. Và có lẽ, cuộc đời của Hà sẽ còn gắn bó với túp lều này lâu hơn nữa.
Đứa con trai cả của chị Hải là cháu Ngô Doãn Tới, sinh năm 1987. Tới bị tràn dịch màng phổi, người gầy quắt, lúc nào cũng khò khè thở như người bị bệnh hen. Anh Năm kể: “Thằng đó yếu lắm, chẳng làm được việc gì nặng. Cố một cái là nó tím lịm mặt mày, lăn ra ngất vì không thở được. Khổ lắm, lấy vợ rồi mà chẳng thể làm gì nuôi vợ con”.
Hai vợ chồng Tới đến giờ cũng không tấc đất cắm dùi, không có thứ nghề nghiệp nào. Tới đành “học” theo bố, cũng chọn một khoảnh đất, làm cái lều tạm cạnh đó để vợ chồng có chỗ riêng rẽ mà chui ra, chui vào. Chồng ốm đau, vợ thất nghiệp, con thì chưa đầy tuổi, không một đồng xu cắc bạc trong túi, chẳng thể hiểu được rồi đây họ sẽ nuôi con kiểu gì. Tôi rùng mình khi chợt nghĩ ra rằng, nhỡ đâu… Tới sẽ lặp lại cuộc đời của bố mình.
Người con gái thứ ba, Ngô Thị Thắm, sinh năm 1988 là người duy nhất tính đến nay “thoát thân” khỏi cánh đồng làng. Thắm lấy chồng tận dưới Hải Hậu, Nam Định. Chị Hải bảo: “Con bé nó cũng chịu khó, nhưng chẳng biết cuộc đời nó rồi sẽ thế nào thế nào, vì gia đình người ta coi thường nó là con nhà quá nghèo...”.
Cái ăn còn không đủ thì nghĩ gì đến việc học hành. Không được học hành tử tế, tất cả các con của chị Hải đã đến tuổi trưởng thành nhưng không có việc làm ổn định. Các cháu cứ luẩn quẩn ở cánh đồng này, ai thuê việc gì thì làm việc ấy, được đồng nào góp cho mẹ đong gạo nuôi các em.
Chị Hải kể rằng, mình đi làm cả ngày, nhà cửa lại không có nơi nào cất giấu nên sổ hộ khẩu bị các con nghịch mất lúc nào không hay. Giờ chỉ có 4 đứa con thứ 7, 8, 9, 10 đang đi học từ cấp 1 đến cấp 2. Học lực cao nhất trong nhà là cậu con trai cả Nguyễn Doãn Tới học đến lớp 9 rồi bỏ, 3 đứa bé nhất đã đến tuổi đi học nhưng chưa được đến trường.
“Vì không có giấy khai sinh hay chứng minh thư nên giờ mấy đứa con lớn của tôi cũng không thể xin việc được. Chúng bữa đực bữa cái đi bốc gạch, làm thuê, được đồng nào chúng giữ nuôi con, tôi cũng không hỏi đến”, chị Hải kể. 13 đứa con của chị không kể đứa mới sinh cứ thế vạ vật sống hồn nhiên và lớn lên, học được chữ nào hay chữ đó.
Ước mơ gia đình… 5 người
Tôi đã nghẹn giọng khi trông thấy trang vở mực tím học trò bay lất phất dưới nền đất. Đó là bài tập làm văn của em Ngô Doãn Tam, 10 tuổi, đứa con thứ 11 của chị Hải. Tôi cầm trang vở lên đọc. Đề văn cô giáo ra là hãy kể về gia đình của mình.
Nét bút mực ngây ngô học trò, em Tam viết: “Gia đình em có 5 người, đó là bố mẹ, anh chị và em. Bố em làm nghề thợ điện, mẹ em làm nghề thợ may. Anh và chị em đều học đại học, còn em học lớp 3C Trường Tiểu học Đồng Mai. Nghỉ hè, anh chị đều cho em đi công viên chơi. Gia đình em là một gia đình nhỏ bé và là tổ ấm. Em rất yêu quý gia đình em và gia đình em rất yêu quý em”.
Bài văn của em Ngô Doãn Tam |
Cháu Tam 10 tuổi rồi mà gầy róc, bé như cái kẹo mút dở. Tầm tuổi cháu, nhiều cháu ở thành phố bố mẹ có khi còn phải ép ăn từng miếng thì Tam đã biết hằng ngày, dù nắng bỏng da hay rét thâm thịt đều đặn mang nơm ra đồng úp cá. Được cá to thì nhặt cho mẹ đem đi bán đong gạo, con nhỏ thì để cả nhà ăn.
Mười tuổi, Tam đã bắt đầu cảm nhận được gia cảnh nhà mình khi nhìn các bạn cùng lớp quần áo lúc nào cũng sạch sẽ, thơm tho. Bài văn tự hào của cậu bé khác hẳn với thực tế mà em đang đối diện: nhà tạm ở giữa cánh đồng với quân số anh chị em nhằng nhẵng cùng cái đói lơ lửng trên đầu.
Thấy tôi ngẩn người cầm trang vở trên tay, anh Năm nghe chừng cũng hiểu. Anh bất thần giựt phắt lấy, vo vụn ném vào góc nhà, mặt tối sầm, nói như gào lên: “Chuyện của nhà tôi, chú đừng xen vào. Tôi đã khốn khổ lắm rồi. Chú về đi!”.
Tiếng anh Năm làm đứa trẻ mới 18 ngày tuổi giật mình khóc thét lên. Anh Năm ngồi thụp xuống, mặt chun lại, đưa hai tay bịt nghiến lấy tai. Anh vò đầu, vò mặt hồi lâu rồi lồm cồm bò đến vạch chăn bế con bé lên. Con trẻ vẫn khóc ngằn ngặt và anh Năm cũng tấm tức khóc. Giọt nước mắt từ khuôn mặt của người đàn ông ngót 50 tuổi đầu bế tắc giữa cánh đồng làng với cả đàn con nheo nhóc nghe sao mà đắng xót.
Gió vẫn thốc lên từng hồi, chiều càng thêm lạnh. Nhìn trên đê, người làng Cồ Bản đã bắt đầu đi sắm tết, thấp thoáng bóng hoa đào.
» Kỳ lạ cụ ông hơn 30 năm chỉ ăn mì tôm
» Tới chốn 'đu dây đẩy thuyền' vượt sông ở Thủ đô
Theo Petrotimes
Bình luận