(VTC News) – Ít ai ngờ, "Hòa Thân" Vương Cương từng bị đuổi học vì những trò nghịch dại và phải cầu cứu Chủ tịch Mao Trạch Đông.
Nhắc đến Vương Cương, khán giả Việt Nam lại nhớ ngay tên Hòa Thân - một tham quan của triều Mãn Thanh - vai diễn gây ấn tượng nhất của nam diễn viên trong hai bộ phim Tể tướng Lưu gù và Bản lĩnh Kỷ Hiểu Lam.
Ngoài đời, "Hòa Trung Đường" lại là một người sống khá lặng lẽ, giản dị, một cuộc sống được cho là chịu ảnh hưởng từ tuổi thơ dữ dội của ông. Cùng nghe Vương Cương kể lại những ngày tháng đáng nhớ trong cuộc đời.
Ngoài đời, "Hòa Trung Đường" lại là một người sống khá lặng lẽ, giản dị, một cuộc sống được cho là chịu ảnh hưởng từ tuổi thơ dữ dội của ông. Cùng nghe Vương Cương kể lại những ngày tháng đáng nhớ trong cuộc đời.
Tên nghịch tử và cậu học trò bất trị
Vương Cương sinh năm 1948 trong một gia đình công nhân bình thường tại Trường Xuân, Cát Lâm. Là con trai duy nhất trong nhà nên Vương Cương chịu sự dạy bảo nghiêm khắc của cha.
Ông kể rằng, ngày còn nhỏ, ông thường than trời rằng tại sao mình lại có một người cha khó tính đến vậy. Tuy nhiên, đó vẫn chưa đủ để uốn nắn một nghịch tử như Vương Cương.
Ông kể rằng, ngày còn nhỏ, ông thường than trời rằng tại sao mình lại có một người cha khó tính đến vậy. Tuy nhiên, đó vẫn chưa đủ để uốn nắn một nghịch tử như Vương Cương.
Từ nhỏ, Vương Cương đã tỏ ra là một cậu bé thông minh lanh lợi, ông kể mình không gặp quá nhiều khó khăn trong việc học. “Vào kì nghỉ đông, tôi chỉ cần dùng hai, ba ngày là có thể làm xong bài tập của kì sau”.
Không chỉ thông minh, Vương Cương còn là một cậu bé hiếu học. “Khi học kì mới bắt đầu, sau khi được phát sách, tôi thường đến tiệm sách mua thêm những cuốn sách tham khảo của môn đó để đọc. Mẹ tôi thường nói, thầy giáo ghét tôi cũng là vì “dám khôn hơn thầy”. Thay vì mang sách giáo khoa đi học, tôi lại mang loại sách tham khảo mà thầy hay dùng đi, bắt bẻ, hỏi vặn thầy ngay trong giờ giảng”.
Tuy vậy, Vương Cương không phải là một cậu học sinh suốt ngày chỉ cắm mặt vào sách vở, trái lại, bày trò chọc phá bạn bè là sở trường của cậu.
Nam diễn viên hóm hỉnh kể lại: “Lúc thầy giáo đang giảng bài, tôi ngồi dưới lấy giấy làm một lá cờ hình tam giác, rồi viết lên đó chữ “Lệnh”. Đợi thầy giáo quay lưng lại, tôi liền đứng lên, lấy lá cờ đó ra phất lấy phất để, làm các bạn trong lớp không thể nhịn cười. Thầy giáo quay lại, tôi làm bộ hiền lành, chăm chú ghi chép, ông ấy quay đi, tôi lại phất cờ. Cả lớp cười dữ dội. Sau vài lần như thế, tôi bị phát hiện và bị phạt".
Không chỉ có thế, năm 10 tuổi, Vương Cương đã có “thành tích” đáng sợ là suýt đốt cháy trường học.
“Đó là một ngày diễn ra kì thi giữa kì, tôi làm bài xong nên nộp bài ra trước, ra khỏi phòng thi, thấy các bạn vẫn cặm cụi làm bài, không ai chơi với mình, tôi thấy chán và nghĩ ra trò gì để nghịch".
“Đó là một ngày diễn ra kì thi giữa kì, tôi làm bài xong nên nộp bài ra trước, ra khỏi phòng thi, thấy các bạn vẫn cặm cụi làm bài, không ai chơi với mình, tôi thấy chán và nghĩ ra trò gì để nghịch".
Lúc đó, hệ thống lò sưởi ở khu Đông Bắc được chôn dưới đất, ở trường Vương Cương cũng không phải ngoại lệ. Vương Cương tìm đến một nắp miệng hầm và quyết định sẽ chui xuống đó nghịch. Ông đẩy hai cô bạn đang đứng trên nắp hầm và leo xuống đường hầm sâu hơn một mét. Do đây là một hệ thống cũ, ở dưới chứa rất nhiều giấy tờ do học sinh vứt xuống bao nhiêu năm trời.
Vương Cương nghĩ đến việc men theo đường hầm đến các lớp học, chui lên từng phòng để dọa mọi người. Do hầm quá tối, ông phải thắp cây nến đem theo để dò đường, đang mòm mẫm, không may Vương Cương bị vấp ngã, cây nến rơi xuống đúng chỗ đống giấy, lửa bốc lên và lan nhanh chóng.
“Tôi hoảng hốt và đập liên hồi xuống sàn, tôi nghe thấy phía trên có tiếng ồn ào, thầy giáo hỏi có chuyện gì xảy ra, một bạn nữ sợ phát khóc và nói: ‘Vương Cương, Vương Cương đang ở dưới đó!’.
Khói đen thoát ra từ những vết hở trên sàn nhà, học sinh và giáo viên hoảng hốt chạy ra khỏi phòng thi, tạo nên một khung cảnh náo loạn, mọi người thay nhau đi lấy nước để dập lửa. Lúc Vương Cương được kéo ra khỏi đường hầm thì ông đã ướt như chuột lột.
Khói đen thoát ra từ những vết hở trên sàn nhà, học sinh và giáo viên hoảng hốt chạy ra khỏi phòng thi, tạo nên một khung cảnh náo loạn, mọi người thay nhau đi lấy nước để dập lửa. Lúc Vương Cương được kéo ra khỏi đường hầm thì ông đã ướt như chuột lột.
“Tôi đùa một người bạn, đẩy cậu ta xuống nước, không ngờ cậu ta bị chuột rút và suýt chết đuối, may sao chúng tôi đã kéo được cậu ấy lên”. Sau lần chết hụt, cậu bạn ấy không dám đến trường suốt nửa tháng trời.
Phụ huynh của bạn đến báo với trường và đòi gặp bằng được cha mẹ của Vương Cương.
Phụ huynh của bạn đến báo với trường và đòi gặp bằng được cha mẹ của Vương Cương.
“Lúc đó, cha mẹ gần như không muốn quan tâm đến tôi nữa, mẹ tôi chẳng dám đến trường để họp phụ huynh, vì bà cứ có mặt là cha mẹ những bạn khác bắt đầu quay ra trách móc, rằng bà không biết dạy con, khiến bà cảm thấy mất mặt”.
Về sau, mỗi lần nhớ lại khoảng thời gian bị thầy cô và các bạn hắt hủi, Vương Cương nói: “Cảm giác bị xa lánh thực sự rất khó chịu. Thà họ cứ phê bình hay thậm chí là đánh tôi cũng không sao, nhưng cô lập tôi, coi như tôi không tồn tại, thì đối với một đứa trẻ mới 10 tuổi, đó là một việc làm hết sức độc ác”.
“Tôi vốn là một tiền vệ trong đội bóng của trường, nhưng họ cũng không cho tôi đá nữa. Trong lớp học, mỗi lần tôi giơ tay phát biểu, giáo viên cũng không thèm để ý đến. Tóm lại, mọi thứ đảo lộn một cách đột ngột, đến cha cũng không buồn đánh tôi nữa, đối với mọi người, cứ như thể là tôi đã biến mất”.
Không thể chịu nổi sự đối xử đó, Vương Cương đòi bỏ học, và ông bỏ học thật. Những ngày không đến trường, Vương Cương thường dạo dạo ở các khu chợ cũ, sở thích sưu tầm của ông của bắt đầu từ đó.
Bức thư gửi Mao chủ tịch và sự "lột xác"
Sau khi Vương Cương bỏ học được gần một tháng, khi năm học mới bắt đầu (lúc đó Vương Cương học lớp 5), thầy giáo gọi ông lên trường.
Vương Cương cứ ngỡ rằng mình được đi học trở lại, nhưng không ngờ, thầy lại đề nghị ông chuyển trường. Vương Cương gọi đó là “biến tướng” của việc đuổi học.
Vương Cương cứ ngỡ rằng mình được đi học trở lại, nhưng không ngờ, thầy lại đề nghị ông chuyển trường. Vương Cương gọi đó là “biến tướng” của việc đuổi học.
“Tối hôm đó, tôi khó chịu vô cùng, muốn tìm một ai đó để giãi bày, không hiểu sao tôi lại nghĩ đến một nhân vật – chủ tịch Mao”.
Rồi Vương Cương đã mất một đêm để viết bức thư gửi chủ tịch Mao. “Trong thư, tôi bày tỏ lòng trung thành của một đứa trẻ với Chủ tịch, tôi còn vẽ hai bức tranh, một bức là hình con thỏ ăn củ cải, một bức là các chiến sĩ giải phóng quân bảo vệ tổ quốc.
Tôi còn bỏ vào phong thư bức hình tôi và em gái Vương Tĩnh chụp chung. Ngày hôm sau, tôi đem gửi bức thư đó, ghi trên phong bì là “Mao Chủ tịch ở Bắc Kinh nhận”.
Rồi Vương Cương đã mất một đêm để viết bức thư gửi chủ tịch Mao. “Trong thư, tôi bày tỏ lòng trung thành của một đứa trẻ với Chủ tịch, tôi còn vẽ hai bức tranh, một bức là hình con thỏ ăn củ cải, một bức là các chiến sĩ giải phóng quân bảo vệ tổ quốc.
Tôi còn bỏ vào phong thư bức hình tôi và em gái Vương Tĩnh chụp chung. Ngày hôm sau, tôi đem gửi bức thư đó, ghi trên phong bì là “Mao Chủ tịch ở Bắc Kinh nhận”.
“Một ngày, thầy giáo đột nhiên gọi tôi đến thường, thầy nhìn tôi và cười làm tôi chột dạ, đây là lần đầu tiên thầy ấy cười với tôi. Tôi nghĩ bụng chắc ông ấy chuẩn bị tuyên bố chính thức đuổi cổ mình ra khỏi trường.
Đột nhiên ông ấy dẫn tôi đến phòng hiệu trưởng, rồi thầy hiệu trưởng đưa cho tôi một phong thư bằng da bò, tôi nhìn và ngạc nhiên khi thấy dòng chữ “Anh bạn nhỏ Vương Cương lớp 4, tại một trường tiểu học nào đó ở Trường Xuân, Cát Lâm nhận”. Nơi gửi có ghi: “Văn phòng Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc".
Đột nhiên ông ấy dẫn tôi đến phòng hiệu trưởng, rồi thầy hiệu trưởng đưa cho tôi một phong thư bằng da bò, tôi nhìn và ngạc nhiên khi thấy dòng chữ “Anh bạn nhỏ Vương Cương lớp 4, tại một trường tiểu học nào đó ở Trường Xuân, Cát Lâm nhận”. Nơi gửi có ghi: “Văn phòng Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc".
Vương Cương và cậu cháu trai kháu khỉnh. |
Cảm ơn cháu, gửi tặng cháu tấm ảnh của Chủ tịch Mao làm kỉ niệm. Mong cháu luôn cố gắng học tập, rèn luyện sức khỏe, chuẩn bị cho nghĩa vụ bảo vệ Tổ Quốc. Ngày 3/7/1959”.
Đến hôm nay, đã hàng chục năm trôi qua, Vương Cương vẫn còn nhớ như in nội dung bức thư. “Lúc đó, cả thầy chủ nhiệm và hiệu trưởng đều kích động, họ dẫn tôi đến phòng phát thanh của trường để đọc bức thư này lên cho mọi người nghe, thầy hiệu trưởng nói đây không chỉ là vinh dự của tôi, mà còn là của toàn trường".
Bức thư của Mao chủ tịch coi như là một động lực rất lớn đối với cậu học trò hư khi ấy, Vương Cương gần như thay đổi hoàn toàn, ông trở thành một học sinh ngoan và thường xuyên đứng trong top của trường.
(Còn nữa)
Hoàng Nhi
Bình luận