Với thành tích tiêu diệt 64 chiến cơ đối phương, Ivan Kozhedub được đánh giá là phi công hàng đầu của không quân Liên Xô và là một trong những phi công hàng đầu của phe Đồng Minh trong thế chiến 2.
Nhiều người nói rằng Kozhedub chiến đấu như thể mỗi trận đánh đều là trận cuối cùng.
Trong một trận đánh, sau khi quần thảo với tiêm kích của Messerschmitt Bf-109, tiêm kích La-5 của ông bị phòng không Liên Xô tưởng là máy bay Đức và nhả đạn. Chiếc La-5 gần như bị phá hủy hoàn toàn, nhưng Kozhedub vẫn tìm cách hạ cánh an toàn.
Trong thời Chiến tranh Vệ quốc, chiến cơ của ông nhiều lần trúng đạn nhưng ông chưa lần nào bỏ chiếc chiến cơ của mình, điều này làm nên thương hiệu riêng của của viên phi công hàng đầu Liên Xô.
Ivan Kozhedub tham gia 120 trận không chiến nhưng hiếm khi ông gây ra những nguy hiểm không cần thiết cho bản thân. Ông Kozhedub thích thực hiện những phát bắn chính xác và thường ngắm bắn máy bay địch ở khoảng cách từ 200 đến 300 m.
Các chiến cơ mà viên phi công này hạ gục bao gồm máy bay ném bom bổ nhào Ju-87, máy bay ném bom He-111, tiêm kích Fw-190 và Bf-109 và thậm chí cả tiêm kích phản lực đầu tiên của thế giới Me-262.
Ngoài chiến cơ Đức, Ivan Kozhedub còn bắn hạ cả chiến cơ Mỹ khi ông buộc phải tự vệ. Sau khi đẩy lùi một loạt tiêm kích Messerschmitt của không quân phát xít Đức trong Trận Công phá Berlin, ông bắt gặp phi đội máy bay ném bom B-25 của Mỹ. Các phi công Mỹ điều khiển tiêm kích hộ tống nhầm ông là kẻ địch.
“Mấy anh bắn ai đấy?! Tôi à?!!”, ông Kozhedub hồi tưởng lại. Trong tình huống buộc phải tự vệ, Ivan Kozhedub bắn hạ 2 tiêm kích P-51 Mustang.
Một lần khác khi đang bay tuần tiễu, ông bắn hạ vài chiếc máy bay ném bom B-17 Flying Fortress của Mỹ vì không chịu phản ứng sau khi các phi công điều khiển những chiếc máy bay ném bom nói trên được cảnh báo họ đang vi phạm không phận khu vực Liên Xô quản lý tại Đức sau Thế chiến II.
Sự nghiệp của phi công hàng đầu không chỉ dừng lại ở đất nước Đức. Dưới sự chỉ huy của ông, Sư đoàn Không quân Tiêm kích số 324 giành được 239 trận thắng trong Chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953). Ông được phong danh hiệu Anh hùng Liên Xô 3 lần, về hưu năm 1985 với cấp bậc Nguyên soái Không quân Liên Xô và mất năm 1991.
Bình luận