• Zalo

Chuyển giao thành công hệ thống máy quấn bó “made in Vietnam” cho doanh nghiệp Nhật Bản

Khoa học - Công nghệThứ Hai, 09/10/2017 11:17:00 +07:00Google News

Vừa qua, khoa Cơ điện – Điện tử (Đại học Lạc Hồng) đã ký kết chuyển giao thành công hệ thống ứng dụng trong máy quấn bó tại Công ty LIXIL. Sản phẩm máy quấn bó đã được đưa vào hoạt động thực tế, giúp doanh nghiệp tăng năng suất gấp 1,5 lần so với sản xuất thủ công.

anh3-mayquanbo

Máy quấn bó được nghiên cứu và hoàn thiện bởi nhóm tác giả đến từ trường Đại học Lạc Hồng. 

Ths. Phạm Văn Toản – Phó trưởng Khoa Khoa Cơ điện – Điện tử, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, trong quy trình sản xuất nhôm bán thành phẩm tại công ty LIXIL Việt Nam, cụ thể là công đoạn đóng gói đang được thực hiện thủ công. Cách làm thủ công hiện có tồn tại rất nhiều nhược điểm cần giải quyết, khiến việc tự động hoá công đoạn này đang là vấn đề mà công ty quan tâm hàng đầu. Từ đó, công ty đã tìm tới Trường đại học Lạc Hồng và ký kết hợp đồng nghiên cứu và chuyển giao máy quấn bó thanh nhôm giúp tự động hóa công đoạn này.

Sau khi nghiên cứu nhiều phương án thiết kế, nhóm nghiên cứu đã thống nhất chọn giải pháp chế tạo máy với tổ hợp các cụm cơ cấu gồm: cụm cơ cấu quấn, cụm kẹp nhôm, cụm cắt stretch film và khung máy.

Ths Phạm Văn Toản cũng cho hay, sau 3 tháng nghiên cứu và chế tạo thành công máy quấn bó, nhóm đã hoàn thành hệ thống và đưa vào thực nghiệm thực tế tại công ty và đánh giá độ ổn định khi hoạt động trên nhiều loại thanh nhôm có kích thước chiều dài khác nhau để đánh giá đột chặt, phần stretch film dư ra, độ đồng đều giữa các lần hoạt động, độ mịn của thanh nhôm sau khi quấn...

Video: Gặp chàng trai Đắk Lắk quyết tâm chế tạo thiết bị cảnh báo ô nhiễm sau sự cố Formosa

Kết quả cho thấy, sản phẩm quấn bằng máy có phần dư stretch film và phần dư sau khi cắt luôn luôn đều nhau. Bởi vì khi quấn bằng máy tốc độ luôn ổn định, dùng dao để cắt stretch film nên phần dư sau khí cắt là bằng nhau. Hơn nữa sản phẩm sau khi quấn không phụ thuộc vào kỹ năng, tâm trạng, sức khoẻ và thể chất của người thao tác.

Qua quá trình vận hành chạy thử nghiệm sản phẩm đã đạt được các thông số yêu cầu của công ty đề ra. Sản phẩm đã được chuyển giao cho công ty LIXILL Việt Nam (100% vốn Nhật Bản).

Hiện nay, máy quấn bó đã được đưa vào dây chuyền sản xuất, giúp giảm thời gian thực hiện quấn bó và giảm bớt nhân lực cho giai đoạn này.

Việc chế tạo và chuyển giao thành công máy quấn bó cho doanh nghiệp Nhật Bản một lần nữa khẳng định vị thế của Trường Đại học Lạc Hồng trong phong trào nghiên cứu khoa học ứng dụng vào thực tiễn sản xuất, góp phần nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ của tỉnh nhà.

Lệ Chi
Bình luận
vtcnews.vn