(VTC News) - Đinh Đoàn, chuyên gia tư vấn của VOV Cửa sổ tình yêu, người mới đây bị cư dân mạng "ném đá" vì một clip tư vấn gây sốc, chia sẻ những câu chuyện không thể quên trong 13 năm làm người gỡ rối tơ lòng..
Những ca tư vấn không thể quên
- Trong suốt 13 năm làm chuyên gia tư vấn tâm lý, có những kỉ niệm nào đặc biệt đáng nhớ trong anh?
Tư vấn tâm lý tình cảm là công việc thú vị và có trách nhiệm. Trong những năm qua, bên cạnh những thứ phiền phức nho nhỏ, tôi thấy mình hạnh phúc vì được các bạn thính giả, nhất là những bạn trẻ, tin yêu, tín nhiệm. Kỷ niệm đẹp thì có nhiều lắm.
Ví dụ như sáng hôm qua, do tôi không để ý nên đi vào đoạn ngược chiều ở bến xe Mỹ Đình, bị một chú công an đưa vào đồn. Khi kiểm tra hết giấy tờ thì chú bảo “A, bác Đinh Đoàn, thôi, phạt phiếc gì, bác cho em xin điếu thuốc”. Mặc dù biết rằng mắc lỗi là không nên và cũng không mong đợi ở việc “khoan hồng” hay miễn phạt của các chú công an, song tôi vẫn thấy vui.
Hay cách đây khoảng một tháng, mình đi vào Đắk Lắk công tác, cần đi taxi, vừa vào taxi nói là tôi muốn đến chỗ nọ, chỗ kia anh tài xế đã quay lại bảo “Ơ, anh Đinh Đoàn”, rồi anh ấy lôi ở trong ngăn kéo đựng rất nhiều đĩa CD, nói là em thu nhiều chương trình của bác lắm. Cậu tài xế nhất định đưa tôi đi lòng vòng giới thiệu về thành phố, mặc dù mình trễ việc nhưng lại thấy rất vui.
Đặc biệt, cách đây ít bữa mình có ngồi trên xe bus, đến giờ phát sóng các bạn nhắc bác tài là “Bác ơi đến giờ phát sóng Cửa sổ tình yêu rồi”, bác tài bảo “Chúng mày thanh niên chứ trên xe có cả cụ già”, các bạn bảo “không, cụ già cũng thích, ở nhà bố em cũng thích”.
Khi chương trình mở ra thì các bạn không biết là mình ngồi bên cạnh, nên bàn tán không biết lão này bao nhiêu tuổi, ăn cái gì mà nói ngọt thế này, có bạn bảo có khi lão xấu trai như ma, không có người yêu nên mới có nhiều thời gian ngồi nghiên cứu mấy trò này, tao biết rồi, nhiều người nói rất hay nhưng có khi chưa có người yêu đâu.
Thời buổi của các phương tiện nghe nhìn và internet mà còn có nhiều bạn ở thành phố và đặc biệt ở nông thôn yêu thích chương trình này, cũng là điều đáng mừng!
Tôi còn nhớ khi chương trình mới được 3 năm, tức là cách đây 10 năm rồi. Lứa bạn trẻ ngày đó cũng tình cảm hơn, khát khao kiến thức hơn vì ngày đó truyền thông không được phát triển như bây giờ, nên có một chương trình tư vấn có tính tương tác cao như “Cửa sổ tình yêu” quả là rất quý.
Có bạn đi cả trăm cây số lên, đứng ở cổng 39 Bà Triệu của Trung tâm Phát thanh để dúi cho chúng tôi túi khế, ít vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang, cuốn sổ tay, nhật kí rất chân thành... khiến chúng tôi hết sức cảm động.
Vui nhất là ở nhà, bà xã dậy đại học, sinh viên hay đến hỏi bài thi, nhưng chưa kịp nghe cô giảng xong đã bảo thôi cái này về để em tự làm, thế cô ơi anh Đinh Đoàn có nhà không? Bà xã biết ý, gọi anh Đinh Đoàn xuống chia sẻ… Nói chung là nhiều chuyện vui lắm.
- Trong hàng trăm nghìn ca tư vấn tình cảm, những câu chuyện nào để lại trong anh ấn tượng sâu sắc?
Người làm tư vấn không phải ra khỏi cửa là quên hết mọi câu chuyện, bởi đằng sau mỗi câu chuyện dù là ngắn gọn hay dài dòng của các bạn thính giả là một số phận, một cuộc đời, một hoàn cảnh.
Tôi còn nhớ có một bác ngoài 50 tuổi ở Bắc Giang gọi điện nói rằng em trai của bác không may qua đời, bác ấy phải thường xuyên qua lại chăm sóc các cháu, khi thì chẻ củi, khi thì sửa lại cái mái nhà. Rồi bác bảo, không biết “ma đưa lối, quỹ dẫn đường” thế nào, hai người lại nảy sinh tình cảm quý mến nhau “trên mức bình thường”.
Mặc dù chưa có gì đi quá giới hạn nhưng bác ấy lại vô cùng day dứt và ân hận. Tôi có nói với bác ấy rằng trước vấn đề tình cảm, đôi khi con người thật yếu đuối. Nhiều người không làm chủ bản thân, để xảy ra chuyện đáng tiếc. Dù sao bác ấy cũng đã ân hận về chuyện này, chứng tỏ bác ấy là người tử tế, chỉ cần bác ấy biết giữ khoảng cách, biết kiềm chế những xao xuyến nhất thời là ổn.
Nói vậy, song tôi cũng cứ lo, liệu những điều mình trao đổi, có khiến bác ấy cố gắng vượt qua được không.
Cách đây ba, bốn hôm có một người mẹ ở Hà Nội gọi cho tôi, nói rằng có 2 người con trai, một người 29 tuổi, một người 31 tuổi, đẹp trai, cao ráo, tốt nghiệp y khoa, làm bác sĩ, nhưng không ai có bạn gái hay người yêu.
Cứ mỗi lần nói đến bạn gái là hai anh con trai đỏ bừng mặt lên, mẹ thì xót xa, chủ động đi tìm bạn gái cho con mà con vẫn lảng tránh rồi nói “Con gái giờ nó tệ lắm, 10 đứa thì 9 đứa tham tiền, chẳng có đứa nào có tình cảm thật sự đâu, con tuy làm bác sĩ nhưng mới ra trường, lương thấp, có yêu cũng chẳng giữ được người ta đâu...”. Đó là một cái nhìn lệch lạc và hơi phiến diện về cuộc sống.
Bác ấy nhờ tôi có gặp bạn gái nào chân thật, hiền lành, có hiểu biết, mong muốn có đời sống gia đình bình thường thì cứ kể trường hợp của bác ấy ra, rồi cho bác ấy số điện thoại để bác ấy chủ động nói chuyện với bạn gái ấy, cứ gọi vui là “tán hộ” con, rồi kết nối cho con trai.
Bác ấy nói chuyện đó đến hai, ba lần. Câu chuyện làm tôi day dứt rất nhiều vì sự khao khát một tình yêu chân thành và bình dị trong xã hội hiện đại lẽ nào lại khó khăn đến thế.
Đặc biệt, tôi rất cảm động với tấm lòng người mẹ. Nhân đây cũng trao đổi luôn là nếu có bạn gái nào cảm thông hoàn cảnh này, hãy gọi điện thoại cho anh Đinh Đoàn, xin nguyện làm người “kết nối những niềm vui”.
- Vậy có tình huống nào khiến anh dở khóc dở cười vì từ chối không được trả lời không xong không?
Thực ra công việc của tôi bắt buộc phải trả lời, tôi không được phép từ chối. Không lẽ khi các bạn thính giả gọi điện lên Đài, tôi lại bảo: “Em ơi, câu này khó lắm, anh không thể trả lời được”?
Nhưng đúng là có những tình huống rất khó xử, như trường hợp anh chị em trong gia đình yêu nhau.
Cuộc sống hiện đại, đôi khi bố mẹ bao bọc con cái quá, không cho con tiếp xúc với cuộc sống bên ngoài. Có bạn gái 18, 19 tuổi từ ngưỡng mộ rồi yêu anh trai của mình, anh trai thì cao to đẹp trai, chiều chuộng em gái và không tạo khoảng cách.
Cô em mới đầu là yêu mến ngưỡng mộ, sau đó là thành tình yêu, lộ ra thì không được, mà để như vậy thì không chịu đựng được. Đó là tình huống mà 5, 3 phút trên đài khó có thể tâm sự hết được.
Có những mối tình nảy sinh chân thành, nhưng lại không phù hợp với quy định của pháp luật hay quy tắc đạo đức như em vợ thích anh rể, cháu trai quý mến mợ quá mức. Tuy Luật hôn nhân gia đình không ngăn cản, phân biệt người ở địa phương này kết hôn với người của địa phương khác, hay kết hôn với người của tôn giáo này, hay tôn giáo khác, người của một số ngành, nghề đặc biệt, song thực tế cuộc sống vẫn xảy ra.
Nếu nói một chiều theo Luật thì đơn giản, đúng, nhưng chưa thực sự “tâm phục khẩu phục”. Vì vậy, tôi phải hẹn khách hàng nói chuyện qua đường dây tư vấn riêng, không phát sóng lên Đài, bởi những lý do tế nhị của câu chuyện…
Giới trẻ đừng biến đời mình thành chuỗi xé nháp
- Sau sự cố "lỡ miệng" vừa rồi, anh có gặp rắc rối gì không?
Tôi không thấy rắc rối gì lắm, vì cùng một vấn đề có nhiều cách nhìn nhận khác nhau, cá nhân tôi thấy nó cũng không quá nghiêm trọng.
Giá như ca tư vấn nó sai về mặt nội dung hay phương pháp, để lại hậu quả nghiêm trọng thì khác, còn ở đây chỉ là vấn đề câu nói thanh hay chưa thanh lắm. Có người nói được, có người bảo cần rút kinh nghiệm, có người chê là chưa thanh, tôi trân trọng cách nhìn của mọi người.
- Cái phía sau câu chuyện “yêu cô chị muốn thịt cả cô em” của bạn trẻ kia mà nhiều người muốn nói đến là hình như một bộ phận giới trẻ đang suy nghĩ khá lệch lạc trong chuyện tình yêu và tình dục, anh thấy cách yêu và cách sống của giới trẻ bây giờ như thế nào?
Tôi thấy các bạn trẻ bây giờ cởi mở, dũng cảm nói lên suy nghĩ, chia sẻ cảm xúc, kể về việc làm của mình một cách công khai trên các phương tiện truyền thông.
Việc các bạn nói ra điều các bạn suy nghĩ là tốt, trước kia các bạn dấm dúi, không dám nói ra khiến cho nhiều người tưởng là tốt, còn bây giờ các bạn nghĩ vậy, muốn vậy thì chia sẻ vậy, không che giấu, nghĩa là những người làm cha làm mẹ, những người ở trên sẽ có những định hướng đúng đắn hơn cho những suy nghĩ đôi khi lệch lạc của một bộ phận không nhỏ giới trẻ.
Còn giới trẻ bây giờ yêu thì cái gì cũng nhanh. Từ lúc quen đến lúc tỏ tình quá nhanh, nhanh yêu, nhanh tiến tới quan hệ, nhanh cưới và thậm chí cả nhanh bỏ nhau.
Tất nhiên khi xã hội phát triển mọi vận động đều tăng tốc lên, người ta không thể ngồi yên nghiên cứu tìm hiểu nhau 5 năm, 7 năm nhưng phải nhắc các bạn rằng có nhiều thứ càng nhanh càng tốt, ví dụ suy nghĩ nhanh, học nhanh thì tốt. Nhưng chuyện tình yêu, hôn nhân là chuyện ảnh hưởng tới cả cuộc đời, nên không nhất thiết phải vội vã, nhanh chóng, chúng ta có đủ thời gian để làm những gì chúng ta muốn, nên đừng để phải rơi vào cảnh "sai lại sửa", như kiểu nháp vài lần rồi xé nháp.
Ai cũng có một cuộc đời, đừng biến cuộc đời mình thành một chuỗi "xé nháp"!
Vợ chồng tôi cũng có những 'cơn cảm nắng' nho nhỏ
- Có khi nào sự lặp lại của những tình huống tư vấn khiến anh thấy sự nhàm chán trong công việc?
Công việc này thoạt nghe thì cũng thấy nhàm chán, vì quanh đi quẩn lại cũng chỉ là yêu, là giận dỗi, chia tay nhưng có cái là hoàn cảnh chẳng ai giống ai, cùng một vấn đề nhưng cách giải quyết lại phải khác nhau, nên thành ra rất mới.
Nghe lại những chương trình cách đây 10 năm thì thấy chính chúng ta cũng thay đổi, xã hội thay đổi, cách nhìn nhận thay đổi. Ví dụ như những vấn đề về quan hệ đồng tính, vá màng trinh, quan hệ trước hôn nhân, cách nhìn nhận cách đây 10 năm và bây giờ đã có nhiều điều đổi khác.
Làm người tư vấn là phải học tập liên tục, học trong sách vở, nhưng đặc biệt học ở đời để khi trò chuyện, tâm sự với các bạn thính giả mình không bị coi là "Ôi, chỉ nói sách vở", hay "Lão này nói những điều cũ kỹ, nhàm chán".
- Có khi nào đi tư vấn tâm lý tình cảm cho người khác, mà chính chuyện tình cảm của mình lại gặp rắc rối theo kiểu "dao sắc không gọt được chuôi"?
Cũng có, nghề nghiệp nó là nghề nghiệp, cuộc đời nó là cuộc đời. Bác sĩ giỏi chữa bệnh tim cho người khác, nhưng khi bị bệnh thận cũng phải nhờ người bạn đồng nghiệp chuyên khoa chữa giúp chứ.
Thì tôi là con người, cũng có lúc thế này lúc thế khác, những cơn cảm nắng nho nhỏ thì có thể tự vượt qua, chứ những cơn to to thì cũng đau đầu đấy chứ.
- Thế đã có nhiều “cơn cảm nắng to to” như thế chưa?
Rất may là chưa có nhiều (cười).
- Vợ anh có thông cảm cho công việc "hay phải tâm sự với người lạ" của anh không?
Tất nhiên là có rồi, nhiều khi đang ăn, đang ngủ, đang đi chơi cũng có điện thoại, mà đã điện thoại là lại "buôn", lại tâm sự... nên nếu vợ không thông cảm thì khó có thể theo đuổi công việc này được.
- Đã khi nào bà xã ghen với công việc của anh chưa?
Tôi nghĩ là rồi cũng đến lúc như thế nên tôi chủ động kéo bà xã vào cùng làm việc với mình. Đặc biệt trong việc trả lời thư bạn đọc, cả vợ và cô con gái đều hỗ trợ tôi rất nhiều.
- Có một con gái trong gia đình, vậy là thạc sĩ Đinh Đoàn lại phải kiêm hai chức danh, bố và chuyên gia tư vấn tâm lý rồi?
Không là chuyên gia, nhưng là bạn. Thật ra mình cũng không phải lên gân lên cốt gì nhiều với con.
May mắn là tất cả các mối quan hệ của con mình đều được biết hết. Thế nên nhiều khi hai đứa giận nhau thì cả hai đứa đều nhắn tin hẹn mình café, cậu ấy nói về con gái mình mà như là nói về một ai đó ở đâu chứ không phải đang nói về con gái mình, quên mất ở đây là một ông bố, khiến cho cuộc nói chuyện lúc nào cũng hết sức thoải mái.
Xin cảm ơn anh về cuộc trò chuyện!
Những ca tư vấn không thể quên
- Trong suốt 13 năm làm chuyên gia tư vấn tâm lý, có những kỉ niệm nào đặc biệt đáng nhớ trong anh?
Tư vấn tâm lý tình cảm là công việc thú vị và có trách nhiệm. Trong những năm qua, bên cạnh những thứ phiền phức nho nhỏ, tôi thấy mình hạnh phúc vì được các bạn thính giả, nhất là những bạn trẻ, tin yêu, tín nhiệm. Kỷ niệm đẹp thì có nhiều lắm.
Ví dụ như sáng hôm qua, do tôi không để ý nên đi vào đoạn ngược chiều ở bến xe Mỹ Đình, bị một chú công an đưa vào đồn. Khi kiểm tra hết giấy tờ thì chú bảo “A, bác Đinh Đoàn, thôi, phạt phiếc gì, bác cho em xin điếu thuốc”. Mặc dù biết rằng mắc lỗi là không nên và cũng không mong đợi ở việc “khoan hồng” hay miễn phạt của các chú công an, song tôi vẫn thấy vui.
Chuyên gia tư vấn tâm lý Đinh Đoàn |
Hay cách đây khoảng một tháng, mình đi vào Đắk Lắk công tác, cần đi taxi, vừa vào taxi nói là tôi muốn đến chỗ nọ, chỗ kia anh tài xế đã quay lại bảo “Ơ, anh Đinh Đoàn”, rồi anh ấy lôi ở trong ngăn kéo đựng rất nhiều đĩa CD, nói là em thu nhiều chương trình của bác lắm. Cậu tài xế nhất định đưa tôi đi lòng vòng giới thiệu về thành phố, mặc dù mình trễ việc nhưng lại thấy rất vui.
Đặc biệt, cách đây ít bữa mình có ngồi trên xe bus, đến giờ phát sóng các bạn nhắc bác tài là “Bác ơi đến giờ phát sóng Cửa sổ tình yêu rồi”, bác tài bảo “Chúng mày thanh niên chứ trên xe có cả cụ già”, các bạn bảo “không, cụ già cũng thích, ở nhà bố em cũng thích”.
Khi chương trình mở ra thì các bạn không biết là mình ngồi bên cạnh, nên bàn tán không biết lão này bao nhiêu tuổi, ăn cái gì mà nói ngọt thế này, có bạn bảo có khi lão xấu trai như ma, không có người yêu nên mới có nhiều thời gian ngồi nghiên cứu mấy trò này, tao biết rồi, nhiều người nói rất hay nhưng có khi chưa có người yêu đâu.
Thời buổi của các phương tiện nghe nhìn và internet mà còn có nhiều bạn ở thành phố và đặc biệt ở nông thôn yêu thích chương trình này, cũng là điều đáng mừng!
Tôi còn nhớ khi chương trình mới được 3 năm, tức là cách đây 10 năm rồi. Lứa bạn trẻ ngày đó cũng tình cảm hơn, khát khao kiến thức hơn vì ngày đó truyền thông không được phát triển như bây giờ, nên có một chương trình tư vấn có tính tương tác cao như “Cửa sổ tình yêu” quả là rất quý.
Có bạn đi cả trăm cây số lên, đứng ở cổng 39 Bà Triệu của Trung tâm Phát thanh để dúi cho chúng tôi túi khế, ít vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang, cuốn sổ tay, nhật kí rất chân thành... khiến chúng tôi hết sức cảm động.
Vui nhất là ở nhà, bà xã dậy đại học, sinh viên hay đến hỏi bài thi, nhưng chưa kịp nghe cô giảng xong đã bảo thôi cái này về để em tự làm, thế cô ơi anh Đinh Đoàn có nhà không? Bà xã biết ý, gọi anh Đinh Đoàn xuống chia sẻ… Nói chung là nhiều chuyện vui lắm.
- Trong hàng trăm nghìn ca tư vấn tình cảm, những câu chuyện nào để lại trong anh ấn tượng sâu sắc?
Người làm tư vấn không phải ra khỏi cửa là quên hết mọi câu chuyện, bởi đằng sau mỗi câu chuyện dù là ngắn gọn hay dài dòng của các bạn thính giả là một số phận, một cuộc đời, một hoàn cảnh.
Tôi còn nhớ có một bác ngoài 50 tuổi ở Bắc Giang gọi điện nói rằng em trai của bác không may qua đời, bác ấy phải thường xuyên qua lại chăm sóc các cháu, khi thì chẻ củi, khi thì sửa lại cái mái nhà. Rồi bác bảo, không biết “ma đưa lối, quỹ dẫn đường” thế nào, hai người lại nảy sinh tình cảm quý mến nhau “trên mức bình thường”.
Mặc dù chưa có gì đi quá giới hạn nhưng bác ấy lại vô cùng day dứt và ân hận. Tôi có nói với bác ấy rằng trước vấn đề tình cảm, đôi khi con người thật yếu đuối. Nhiều người không làm chủ bản thân, để xảy ra chuyện đáng tiếc. Dù sao bác ấy cũng đã ân hận về chuyện này, chứng tỏ bác ấy là người tử tế, chỉ cần bác ấy biết giữ khoảng cách, biết kiềm chế những xao xuyến nhất thời là ổn.
Nói vậy, song tôi cũng cứ lo, liệu những điều mình trao đổi, có khiến bác ấy cố gắng vượt qua được không.
Cách đây ba, bốn hôm có một người mẹ ở Hà Nội gọi cho tôi, nói rằng có 2 người con trai, một người 29 tuổi, một người 31 tuổi, đẹp trai, cao ráo, tốt nghiệp y khoa, làm bác sĩ, nhưng không ai có bạn gái hay người yêu.
Cứ mỗi lần nói đến bạn gái là hai anh con trai đỏ bừng mặt lên, mẹ thì xót xa, chủ động đi tìm bạn gái cho con mà con vẫn lảng tránh rồi nói “Con gái giờ nó tệ lắm, 10 đứa thì 9 đứa tham tiền, chẳng có đứa nào có tình cảm thật sự đâu, con tuy làm bác sĩ nhưng mới ra trường, lương thấp, có yêu cũng chẳng giữ được người ta đâu...”. Đó là một cái nhìn lệch lạc và hơi phiến diện về cuộc sống.
Bác ấy nhờ tôi có gặp bạn gái nào chân thật, hiền lành, có hiểu biết, mong muốn có đời sống gia đình bình thường thì cứ kể trường hợp của bác ấy ra, rồi cho bác ấy số điện thoại để bác ấy chủ động nói chuyện với bạn gái ấy, cứ gọi vui là “tán hộ” con, rồi kết nối cho con trai.
Bác ấy nói chuyện đó đến hai, ba lần. Câu chuyện làm tôi day dứt rất nhiều vì sự khao khát một tình yêu chân thành và bình dị trong xã hội hiện đại lẽ nào lại khó khăn đến thế.
Đặc biệt, tôi rất cảm động với tấm lòng người mẹ. Nhân đây cũng trao đổi luôn là nếu có bạn gái nào cảm thông hoàn cảnh này, hãy gọi điện thoại cho anh Đinh Đoàn, xin nguyện làm người “kết nối những niềm vui”.
- Vậy có tình huống nào khiến anh dở khóc dở cười vì từ chối không được trả lời không xong không?
Thực ra công việc của tôi bắt buộc phải trả lời, tôi không được phép từ chối. Không lẽ khi các bạn thính giả gọi điện lên Đài, tôi lại bảo: “Em ơi, câu này khó lắm, anh không thể trả lời được”?
Nhưng đúng là có những tình huống rất khó xử, như trường hợp anh chị em trong gia đình yêu nhau.
Cuộc sống hiện đại, đôi khi bố mẹ bao bọc con cái quá, không cho con tiếp xúc với cuộc sống bên ngoài. Có bạn gái 18, 19 tuổi từ ngưỡng mộ rồi yêu anh trai của mình, anh trai thì cao to đẹp trai, chiều chuộng em gái và không tạo khoảng cách.
Cô em mới đầu là yêu mến ngưỡng mộ, sau đó là thành tình yêu, lộ ra thì không được, mà để như vậy thì không chịu đựng được. Đó là tình huống mà 5, 3 phút trên đài khó có thể tâm sự hết được.
Có những mối tình nảy sinh chân thành, nhưng lại không phù hợp với quy định của pháp luật hay quy tắc đạo đức như em vợ thích anh rể, cháu trai quý mến mợ quá mức. Tuy Luật hôn nhân gia đình không ngăn cản, phân biệt người ở địa phương này kết hôn với người của địa phương khác, hay kết hôn với người của tôn giáo này, hay tôn giáo khác, người của một số ngành, nghề đặc biệt, song thực tế cuộc sống vẫn xảy ra.
Nếu nói một chiều theo Luật thì đơn giản, đúng, nhưng chưa thực sự “tâm phục khẩu phục”. Vì vậy, tôi phải hẹn khách hàng nói chuyện qua đường dây tư vấn riêng, không phát sóng lên Đài, bởi những lý do tế nhị của câu chuyện…
Giới trẻ đừng biến đời mình thành chuỗi xé nháp
- Sau sự cố "lỡ miệng" vừa rồi, anh có gặp rắc rối gì không?
Tôi không thấy rắc rối gì lắm, vì cùng một vấn đề có nhiều cách nhìn nhận khác nhau, cá nhân tôi thấy nó cũng không quá nghiêm trọng.
Giá như ca tư vấn nó sai về mặt nội dung hay phương pháp, để lại hậu quả nghiêm trọng thì khác, còn ở đây chỉ là vấn đề câu nói thanh hay chưa thanh lắm. Có người nói được, có người bảo cần rút kinh nghiệm, có người chê là chưa thanh, tôi trân trọng cách nhìn của mọi người.
- Cái phía sau câu chuyện “yêu cô chị muốn thịt cả cô em” của bạn trẻ kia mà nhiều người muốn nói đến là hình như một bộ phận giới trẻ đang suy nghĩ khá lệch lạc trong chuyện tình yêu và tình dục, anh thấy cách yêu và cách sống của giới trẻ bây giờ như thế nào?
Tôi thấy các bạn trẻ bây giờ cởi mở, dũng cảm nói lên suy nghĩ, chia sẻ cảm xúc, kể về việc làm của mình một cách công khai trên các phương tiện truyền thông.
Việc các bạn nói ra điều các bạn suy nghĩ là tốt, trước kia các bạn dấm dúi, không dám nói ra khiến cho nhiều người tưởng là tốt, còn bây giờ các bạn nghĩ vậy, muốn vậy thì chia sẻ vậy, không che giấu, nghĩa là những người làm cha làm mẹ, những người ở trên sẽ có những định hướng đúng đắn hơn cho những suy nghĩ đôi khi lệch lạc của một bộ phận không nhỏ giới trẻ.
Đừng biến cuộc đời thành một chuỗi xé nháp |
Còn giới trẻ bây giờ yêu thì cái gì cũng nhanh. Từ lúc quen đến lúc tỏ tình quá nhanh, nhanh yêu, nhanh tiến tới quan hệ, nhanh cưới và thậm chí cả nhanh bỏ nhau.
Tất nhiên khi xã hội phát triển mọi vận động đều tăng tốc lên, người ta không thể ngồi yên nghiên cứu tìm hiểu nhau 5 năm, 7 năm nhưng phải nhắc các bạn rằng có nhiều thứ càng nhanh càng tốt, ví dụ suy nghĩ nhanh, học nhanh thì tốt. Nhưng chuyện tình yêu, hôn nhân là chuyện ảnh hưởng tới cả cuộc đời, nên không nhất thiết phải vội vã, nhanh chóng, chúng ta có đủ thời gian để làm những gì chúng ta muốn, nên đừng để phải rơi vào cảnh "sai lại sửa", như kiểu nháp vài lần rồi xé nháp.
Ai cũng có một cuộc đời, đừng biến cuộc đời mình thành một chuỗi "xé nháp"!
Vợ chồng tôi cũng có những 'cơn cảm nắng' nho nhỏ
- Có khi nào sự lặp lại của những tình huống tư vấn khiến anh thấy sự nhàm chán trong công việc?
Công việc này thoạt nghe thì cũng thấy nhàm chán, vì quanh đi quẩn lại cũng chỉ là yêu, là giận dỗi, chia tay nhưng có cái là hoàn cảnh chẳng ai giống ai, cùng một vấn đề nhưng cách giải quyết lại phải khác nhau, nên thành ra rất mới.
Nghe lại những chương trình cách đây 10 năm thì thấy chính chúng ta cũng thay đổi, xã hội thay đổi, cách nhìn nhận thay đổi. Ví dụ như những vấn đề về quan hệ đồng tính, vá màng trinh, quan hệ trước hôn nhân, cách nhìn nhận cách đây 10 năm và bây giờ đã có nhiều điều đổi khác.
Làm người tư vấn là phải học tập liên tục, học trong sách vở, nhưng đặc biệt học ở đời để khi trò chuyện, tâm sự với các bạn thính giả mình không bị coi là "Ôi, chỉ nói sách vở", hay "Lão này nói những điều cũ kỹ, nhàm chán".
- Có khi nào đi tư vấn tâm lý tình cảm cho người khác, mà chính chuyện tình cảm của mình lại gặp rắc rối theo kiểu "dao sắc không gọt được chuôi"?
Cũng có, nghề nghiệp nó là nghề nghiệp, cuộc đời nó là cuộc đời. Bác sĩ giỏi chữa bệnh tim cho người khác, nhưng khi bị bệnh thận cũng phải nhờ người bạn đồng nghiệp chuyên khoa chữa giúp chứ.
Thì tôi là con người, cũng có lúc thế này lúc thế khác, những cơn cảm nắng nho nhỏ thì có thể tự vượt qua, chứ những cơn to to thì cũng đau đầu đấy chứ.
- Thế đã có nhiều “cơn cảm nắng to to” như thế chưa?
Rất may là chưa có nhiều (cười).
- Vợ anh có thông cảm cho công việc "hay phải tâm sự với người lạ" của anh không?
Tất nhiên là có rồi, nhiều khi đang ăn, đang ngủ, đang đi chơi cũng có điện thoại, mà đã điện thoại là lại "buôn", lại tâm sự... nên nếu vợ không thông cảm thì khó có thể theo đuổi công việc này được.
- Đã khi nào bà xã ghen với công việc của anh chưa?
Tôi nghĩ là rồi cũng đến lúc như thế nên tôi chủ động kéo bà xã vào cùng làm việc với mình. Đặc biệt trong việc trả lời thư bạn đọc, cả vợ và cô con gái đều hỗ trợ tôi rất nhiều.
- Có một con gái trong gia đình, vậy là thạc sĩ Đinh Đoàn lại phải kiêm hai chức danh, bố và chuyên gia tư vấn tâm lý rồi?
Không là chuyên gia, nhưng là bạn. Thật ra mình cũng không phải lên gân lên cốt gì nhiều với con.
May mắn là tất cả các mối quan hệ của con mình đều được biết hết. Thế nên nhiều khi hai đứa giận nhau thì cả hai đứa đều nhắn tin hẹn mình café, cậu ấy nói về con gái mình mà như là nói về một ai đó ở đâu chứ không phải đang nói về con gái mình, quên mất ở đây là một ông bố, khiến cho cuộc nói chuyện lúc nào cũng hết sức thoải mái.
Xin cảm ơn anh về cuộc trò chuyện!
An Yên (thực hiện)
Bình luận