(VTC News) – Sau khi vòi rồng hút nước biển lên trời, người dân phát hiện một con cá heo khổng lồ chết trên bãi biển.
Ngày 23/10, một số người dân đang tắm biển tại TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thì bầu trời bỗng tối sầm, mây đen ùn ùn kéo đến. Phía ngoài biển mưa lất phất, sau đó một vòi rồng bất ngờ xuất hiện ở khá gần bờ.
Vòi rồng ngày càng lớn, gió và sóng biển cũng mạnh dần khiến người dân hốt hoảng bỏ chạy tán loạn lên trên bờ.
“Vòi rồng liên tục quần thảo dữ dội trên biển trong khoảng 30 phút mới tan. Nó hút nước biển lên cao hàng trăm mét tạo thành cơn mưa rào,” một nhân chứng kể lại.
Theo người dân, ngay sau khi vòi rồng ở Vũng tàu tan biến, mọi người phát hiện một con cá heo bị chết trôi dạt vào bờ biển. Nhiều người cho rằng, đây là hiện tượng bất thường, điềm báo xấu.
Liên quan đến hiện tượng thời tiết nói trên, phóng viên VTC News đã phỏng vấn ông Phạm Văn Đức, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia.
Ông Phạm Văn Đức cho biết, vòi rồng là hiện tượng nguy hiểm. Nó xuất hiện từ những đám mây giông mạnh từ trên cao. Không giống với nhiều hiện tượng giông lốc khác, vòi rồng có vận tốc theo chiều thẳng đứng rất lớn. Chính vì thế, nó có thể cuốn được các vật trong phạm vi ảnh hưởng lên theo chiều thẳng đứng.
Đáng chú ý, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, vòi rồng ở Vũng Tàu nói trên có thể chưa phải là mạnh nhất ở nước ta.
“Vòi rồng xuất hiện trên biển thì nó có thể cuốn nước biển lên trên không. Nếu tàu thuyền đi vào khu vực này cũng có thể bị nó cuốn lên. Đây là hiện tượng nguy hiểm, nhưng nó vẫn thường xảy ra khi có đám mây giông rất mạnh ở trên cao.
Trước đây, vào khoảng năm 1978 – 1979, tại Cà Mau từng xảy ra vòi rồng rất mạnh. Vòi rồng này đã hất một chiếc ghe từ dưới nước lên bờ rồi lật vào nhà dân.
Đây là loại ghe lớn, có thể chở được trọng tải lên đến 100 tấn. Rất may, khi bị vòi rồng hất lên bờ, chiếc ghe này đã lật úp vào ngôi nhà nên những người sống trong nhà không sao,” ông Đức cho biết.
Liên quan đến thông tin xuất hiện cá heo chết trên bãi biển, ông Phạm Văn Đức cho rằng, có 2 khả năng xảy ra.
Thứ nhất, nếu con cá heo này bơi vào vùng xoáy và bị vòi rồng hất lên bờ thì cá heo có thể chết. Thứ 2, cá heo đã chết từ trước, khi sóng biển mạnh thì cá bị cuốn dạt vào bờ.
“Trường hợp này, vòi rồng xuất hiện và tan trên biển. Vì vậy, có thể cá heo đã chết từ trước khi vòi rồng xuất hiện. Xác cá bị sóng biển cuốn dạt vào bờ. Đây chỉ là điều ngẫu nhiên, không có gì bất thường cả,” ông Đức nói.
Hữu Lê
Ngày 23/10, một số người dân đang tắm biển tại TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thì bầu trời bỗng tối sầm, mây đen ùn ùn kéo đến. Phía ngoài biển mưa lất phất, sau đó một vòi rồng bất ngờ xuất hiện ở khá gần bờ.
Vòi rồng ngày càng lớn, gió và sóng biển cũng mạnh dần khiến người dân hốt hoảng bỏ chạy tán loạn lên trên bờ.
Vòi rồng trên biển Vũng Tàu. |
“Vòi rồng liên tục quần thảo dữ dội trên biển trong khoảng 30 phút mới tan. Nó hút nước biển lên cao hàng trăm mét tạo thành cơn mưa rào,” một nhân chứng kể lại.
Theo người dân, ngay sau khi vòi rồng ở Vũng tàu tan biến, mọi người phát hiện một con cá heo bị chết trôi dạt vào bờ biển. Nhiều người cho rằng, đây là hiện tượng bất thường, điềm báo xấu.
Liên quan đến hiện tượng thời tiết nói trên, phóng viên VTC News đã phỏng vấn ông Phạm Văn Đức, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia.
Ông Phạm Văn Đức cho biết, vòi rồng là hiện tượng nguy hiểm. Nó xuất hiện từ những đám mây giông mạnh từ trên cao. Không giống với nhiều hiện tượng giông lốc khác, vòi rồng có vận tốc theo chiều thẳng đứng rất lớn. Chính vì thế, nó có thể cuốn được các vật trong phạm vi ảnh hưởng lên theo chiều thẳng đứng.
Video: Vòi rồng ở Vũng Tàu
Đáng chú ý, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, vòi rồng ở Vũng Tàu nói trên có thể chưa phải là mạnh nhất ở nước ta.
“Vòi rồng xuất hiện trên biển thì nó có thể cuốn nước biển lên trên không. Nếu tàu thuyền đi vào khu vực này cũng có thể bị nó cuốn lên. Đây là hiện tượng nguy hiểm, nhưng nó vẫn thường xảy ra khi có đám mây giông rất mạnh ở trên cao.
Trước đây, vào khoảng năm 1978 – 1979, tại Cà Mau từng xảy ra vòi rồng rất mạnh. Vòi rồng này đã hất một chiếc ghe từ dưới nước lên bờ rồi lật vào nhà dân.
Sau khi vòi rồng xuất hiện, một con cá heo trôi dạt vào bờ trong tình trạng đã chết. Ảnh: NLĐO |
Đây là loại ghe lớn, có thể chở được trọng tải lên đến 100 tấn. Rất may, khi bị vòi rồng hất lên bờ, chiếc ghe này đã lật úp vào ngôi nhà nên những người sống trong nhà không sao,” ông Đức cho biết.
Liên quan đến thông tin xuất hiện cá heo chết trên bãi biển, ông Phạm Văn Đức cho rằng, có 2 khả năng xảy ra.
Thứ nhất, nếu con cá heo này bơi vào vùng xoáy và bị vòi rồng hất lên bờ thì cá heo có thể chết. Thứ 2, cá heo đã chết từ trước, khi sóng biển mạnh thì cá bị cuốn dạt vào bờ.
“Trường hợp này, vòi rồng xuất hiện và tan trên biển. Vì vậy, có thể cá heo đã chết từ trước khi vòi rồng xuất hiện. Xác cá bị sóng biển cuốn dạt vào bờ. Đây chỉ là điều ngẫu nhiên, không có gì bất thường cả,” ông Đức nói.
Hữu Lê
Bình luận