• Zalo

Chuyên gia thiên văn lý giải cơn mưa sao băng bùng nổ vào đêm nay

Thời sựThứ Sáu, 12/08/2016 18:42:00 +07:00Google News

Rạng sáng 13/8 mưa sao băng Perseids sẽ bùng nổ với số lượng lên đến 200 sao băng mỗi giờ, đây là một hiện tượng mà người yêu thiên văn không thể bỏ qua.

Hàng năm, mưa sao băng là hiện tượng thiên văn học được rất nhiều người trông đợi. Năm nay, theo dự đoán từ các nhà khoa học thì đêm 12 và rạng sáng 13/8 sẽ là thời điểm bùng nổ sao băng.

Tại sao lại có sự bùng nổ này, điều kiện quan sát mưa sao băng như thế nào là lý tưởng nhất? Để giải đáp những thắc mắc trên, PV VTC News đã phỏng vấn ông Đặng Vũ Tuấn Sơn - Chủ tịch Hội thiên văn học trẻ Việt Nam.

PerseidMeteorite11

 Hiện tượng mưa sao băng. Ảnh minh họa

- Theo ông, trận mưa sao băng Perseids có phải là lớn nhất năm 2016 không?

Trận mưa sao băng này có thể nói là lớn nhất năm 2016. Năm khá là đặc biệt, các nhà khoa học thế giới gọi là sự bùng nổ sao băng bởi vì mật độ sao băng ở thời điểm cực điểm có thể tăng gấp đôi so với những năm khác.

- Thế nhưng, có nhiều thông tin cho rằng trận mưa sao băng Geminids tháng 12 sẽ lớn hơn?

Thông thường mọi năm, trận mưa sao băng tháng 8 này và trận Geminids tháng 12 tương đương nhau. Nhưng riêng năm nay, cơn mưa sao băng Perseids này có sự bùng nổ đặc biệt nên lớn hơn trận tháng 12.

- Ông có thể giải thích rõ hơn về điều đặc biệt này?

Mật độ sao băng tăng cao, và có thể lên tới gấp đôi so với mọi năm. Bản chất mưa sao băng xảy ra là do những đám thiên thạch nhỏ ở trên quỹ đạo, khi trái đất đi qua gần các vùng quỹ đạo có những đám thiên thạch đó thì chúng sẽ lao vào khí quyển và bốc cháy tạo thành hiện tượng sao băng.

Năm nay, dòng thiên thạch đấy do tương tác lực hấp dẫn của các hành tinh khác, chủ yếu là của sao Mộc nên nó hướng dòng thiên thạch này về phía quỹ đạo của trái đất. Lượng thiên thạch cực điểm rơi vào khí quyển trái đất sẽ cao hơn mọi năm. Đấy là lý do gây ra hiện tượng bùng nổ mưa sao băng. 

Thời điểm lý tưởng nhất nó rơi vào khoảng 150 đến 200 sao băng/1 giờ.

Đặng Vũ Tuấn Sơn

Theo dự đoán của các nhà khoa học, thời điểm lý tưởng nhất nó rơi vào khoảng 150 đến 200 sao băng/1 giờ. Nhưng đấy là với điều kiện khí quyển trong và không có mây. Nếu như mây mù sẽ không quan sát được. Trường hợp không có mây mù nhưng ở các đô thị ô nhiễm do khói bụi, do ánh sáng thì muốn xem mưa sao băng khó hơn rất nhiều.

vnp_2

Ông Đặng Vũ Tuấn Sơn (áo ghi) và các thành viên của Hội thiên văn học trẻ Việt  Nam 

- Theo các nhà khoa học, trận mưa sao băng này bắt nguồn từ đâu?

Trận mưa sao băng này bắt nguồn từ một chòm sao chổi có tên Swift-Tuttle (hay 109P/Swift-Tuttle) - quay quanh mặt trời với chu kỳ 135 năm, được quan sát vào năm 1862. Trận mưa sao băng này là hậu quả của sao chổi Swift-Tuttle khi nó đi gần về phía mặt trời. Do quá trình chuyển động bị lực hấp dẫn của mặt trời và các hành tinh làm cho một phần của sao chổi bị vỡ vụn thành các mảnh nhỏ thiên thạch trên đường đi của nó.

- Theo ông, để chiêm ngưỡng mưa sao băng chúng ta cần những điều kiện lý tưởng nào?

Thời điểm lý tưởng nhất để xem mưa sao băng này rơi vào rạng sáng 12 và sáng 13. Rạng sáng 12 sẽ quan sát được nhiều hơn và một số báo đưa là 13 thì không chính xác. Tuy nhiên, rạng sáng 13 là thời điểm theo dõi mưa sao băng đẹp tuyệt vời. Để quan sát được ta không cần đến các dụng cụ như ống nhòm hay kính thiên văn. Bằng mắt thường chúng ta cũng có thể nhìn thấy mưa sao băng.

mua-sao-bang-giai-thich-hien-tuong

Hiện tượng tự nhiên được nhiều người chờ đợi nhất trong năm. Ảnh minh họa 

Nếu một người biết cách xác định chòm sao thì nhìn về phía chòm Perseus, tuy nhiên cái ngày hơi khó. Nếu một người không xác định được vị trí của chòm sao Perseus thì nhìn về hướng đông. Thời điểm lý tưởng nhất là sau khoảng 1 giờ đêm và chúng ta sẽ phải quan sát kiên trì một chút. Ngoài ra, quan trọng nhất là phải chọn được nơi góc nhìn rộng, không bị ô nhiễm. Nếu như mà có mây mù hay có mưa thì không thể quan sát được.

- Theo Trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương, thời tiết khu vực miền Bắc vào đêm 12, rạng sáng 13 nhiều nơi có mưa to thậm chí là lốc xoáy, gió mạnh. Ở khu vực Nam và Trung bộ thì mây nhiều. Với thời tiết này, ông dự đoán người yêu thiên văn có thể quan sát thấy mưa sao băng hay không?

Thật ra, rạng sáng nay cũng có rất nhiều bạn trẻ thức để ngắm mưa sao băng nhưng hầu hết là không xem được vì đêm qua có mưa. Hôm nay, nếu như trời tan mây thì may ra mới có cơ hội nhìn thấy. Bản thân tôi cũng rất thích quan sát mưa sao băng, sáng nay tôi cũng hẹn báo thức lúc 1 giờ để tỉnh dậy

 
Theo kinh nghiệm của tôi, dù là mưa nhỏ thì cũng không thể quan sát mưa sao băng.

Đặng Vũ Tuấn Sơn

xem, nhưng do Hà Nội mưa nên không quan sát được. Theo kinh nghiệm của tôi, dù là mưa nhỏ thì cũng không thể quan sát mưa sao băng.

- Ông có thể chia sẻ thêm thông tin về trận mưa sao băng Geminids tháng 12?

Trận Geminids tháng 12 cũng rất lớn và năm nào cũng đáng để chờ đợi. Năm nay còn xa, chúng ta không thể dự đoán được trước thời tiết như thế nào. Tuy nhiên, thông thường thời điểm đấy đối với miền Bắc như ở Hà Nội chẳng hạn khả năng quan sát có thể cao hơn trận Perseids này một chút.

Nếu bạn trẻ nào rạng sáng mai không xem được thì cũng đừng buồn vì còn có cơ hội ngắm trận mưa sao băng lớn khác vào tháng 12.

- Xin cảm ơn ông!

Video: Đêm nay có thể ngắm mưa sao băng đẹp nhất năm

Kim Thược
Bình luận
vtcnews.vn