Dùng nước muối sinh lý
Một trong những biện pháp khắc phục tốt nhất là sử dụng nước muối sinh lý. Tính chất kháng khuẩn của nước muối có thể tiêu diệt vi khuẩn gây ho và cảm lạnh cho trẻ.
Đối với cách làm này, các mẹ cần nhỏ 2 - 3 giọt dung dịch muối vào mũi trẻ và chờ trong khoảng một phút. Sau đó, nhấc bé ngồi dậy để dịch nhầy cùng với nước muối chảy ra ngoài. Cuối cùng, lau sạch các chất nhờn dư thừa trên bằng khăn sạch.
Sữa mẹ
Sữa mẹ không chỉ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, mà còn giúp trẻ không bị ho và cảm lạnh.
Theo các chuyên gia, khi trẻ bị nghẹt mũi, các bà mẹ nên cho bé bú thường xuyên hơn để giữ cho em bé được khỏe mạnh, đẩy lùi triệu chứng nghẹt mũi.
Nước trái cây ấm
Nếu trẻ trên 6 tháng tuổi, hãy cho trẻ uống một ít nước trái cây ấm không đường. Hơi ấm của nước ép trái cây giúp làm tan hoặc làm loãng dịch nhầy ở phía sau cổ họng.
Hơn nữa, nước trái cây ấm cũng sẽ giúp giữ nước cơ thể cho trẻ trong trường hợp không thể cho bú đúng cách.
Nước ấm, chanh và mật ong
Việc giữ nước và giữ ấm cơ thể trẻ rất quan trọng vào mọi lúc, đặc biệt là khi trẻ bị cảm lạnh.
Nếu trẻ bị nghẹt mũi, các mẹ hãy đun sôi một cốc nước và để yên cho đến khi nguội. Đổ nước ép nửa quả chanh với một thìa mật ong và cho trẻ uống dung dịch này từng chút một trong khoảng thời gian nửa giờ đồng hồ.
Vỗ nhẹ lưng cho trẻ
Nhẹ nhàng vỗ nhẹ vào lưng của trẻ cũng có thể giúp xoa dịu ngực và giảm triệu chứng nghẹt mũi.
Các chuyên gia khuyên rằng, khi trẻ bị nghẹt mũi, các bà mẹ nên bế trẻ vào lòng, đặt tay lên và nhẹ nhàng vỗ lưng.
Cho trẻ nằm gối cao hơn một chút
Thường thường, khi bị nghẹt mũi, được bế ở tư thế thẳng đứng, trẻ sẽ thoải mái hơn. Nếu đặt trẻ nằm xuống, chất nhầy sẽ lấp đầy khoang mũi, khiến trẻ khó thở.
Đó là lý do tại sao, các mẹ nên sử dụng một cái gối cao hơn bình thường một chút để nâng đỡ đầu khi đặt trẻ xuống giường. Việc làm này có thể giúp giảm bớt sự khó chịu cho trẻ và cũng giúp đẩy chất nhờn dư thừa ra khỏi khoang mũi.
Video: Mưa rét kéo dài, trẻ nhỏ ùn ùn nhập viện vì cúm
Bình luận