Sáng 16/9, Tổ chức xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản cùng với các đơn vị của TP Hà Nội lấy mẫu đánh giá quá trình xử lý ô nhiễm môi trường bằng công nghệ Nano - Bioreactor tại đoạn sông Tô Lịch, góc Hồ Tây sau 2 tháng thử nghiệm.
Bên cạnh đó, các chuyên gia Nhật Bản thả cá Koi (cá chép Nhật Bản), cá chép Việt Nam tại 2 khu vực xử lý ô nhiễm môi trường bằng công nghệ Nano - Bioreactor tại đoạn sông Tô Lịch, góc Hồ Tây.
Việc thử nghiệm được thực hiệm sớm trước 1 ngày so với dự kiến vì vào ngày 17/9 khả năng sẽ có mưa, làm ảnh hưởng đến việc lấy mẫu.
Ông Kubo Jun - chuyên gia Nhật Bản (người từng bơi lội, tắm ở trong bể chứa làm sạch bằng công nghệ Nhật Bản-PV) cho biết, bên cạnh việc con người tắm ở sông Tô Lịch thì đơn vị muốn chứng minh cá Koi cũng có thể sống được trong khu xử lý.
Ông Nguyễn Tuấn Anh - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Cải thiện môi trường Việt Nhật (JVE) chia sẻ: "Cá Koi là loài cá ưa môi trường nước phải đảm bảo sạch, không bị ô nhiễm, không có vi khuẫn nhiễm bệnh. Vì vậy, chúng tôi thả 100 con cá Koi xuống hai nơi là trong bể xử lý nước thải bằng công nghệ và khu thí điểm làm sạch một góc Hồ Tây".
Cùng với đó, các chuyên gia cũng thực hiện thả cá chép và cá rô đồng tại khu vực thí điểm làm sạch sông Tô Lịch.
Một số hình ảnh tại khu vực thí điểm làm sạch sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây sáng 16/9:
Bình luận