Theo chuyên gia người Nga, không thể bỏ qua yếu tố Trung Quốc khi xét tới vụ khu trục hạm Mỹ đâm tàu chở hàng nếu tính đến cuộc đối đầu đối đầu Mỹ-Trung Quốc trong khu vực.
"Hiện tại Hải quân Mỹ đang hoạt động tích cực trong khu vực Vịnh Singapore, một phần tư kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc và một phần ba sản lượng dầu mỏ của thế giới được vận chuyển qua đó. Điều này khiến Bắc Kinh cảm thấy lo ngại. Trung Quốc cũng từng cảnh báo Mỹ rút tàu chiến ra khỏi khu vực có lợi ích chiến lược của nước này", ông Mikhailov khẳng định.
"Rạn nứt" về địa-chiến lược giữa tham vọng toàn cầu của Washington và Bắc Kinh đang ngày càng trở nên đáng chú ý. Tình hình càng trở nên căng thẳng vì thực tế Washington đã thực hiện một số nỗ lực thành công để giành quyền kiểm soát vô tuyến định vị khoảng không gian trên các tỉnh Sơn Đông, Giang Tô, An Huy và Hà Nam của Trung Quốc. Vấn đề được đề cập ở đây việc triển khai đơn vị hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) ở Hàn Quốc.
Video: Tàu Mỹ bị đâm, 7 thủy thủ mất tích
Trung Quốc phản ứng bằng cách tăng cường sức mạnh quân sự chính ở khu vực này. Mỹ trong khi đó lại đang cố gắng củng cố vị thế ở bất cứ nơi nào có thể.
"Hình ảnh của Hải quân Mỹ trong bối cảnh những sự kiện gần đây, tất nhiên, bị xói mòn nghiêm trọng", ông Aleksandr Mikhailov nhận xét.
"Thực tế đóng vai trò quan trọng là hơn 1/3 lực lượng Hải quân Mỹ thường xuyên đóng trên các căn cứ hải quân của NATO bên ngoài lãnh thổ Mỹ. Tham vọng làm chủ nhiều vùng biển của Mỹ có vẻ đang đẩy họ vào một số tình huống xung đột trên biển. Bởi với mức độ hoạt động hải quân ở nước ngoài như vậy, việc giám sát hạm đội và cơ chế kiểm soát nó chắc chắn bị suy yếu".
Bình luận