Trong bối cảnh mối quan hệ với phương Tây ngày càng xấu đi, Nga và Trung Quốc đang có sự tăng cường mối quan hệ kinh tế, chính trị và quân sự, - tờ CNBC viết. Tuy nhiên, như các chuyên gia lưu ý, những mối quan hệ này về bản chất không giống như cái nhìn ban đầu.
Nội dung hợp tác quan trọng trong quan hệ Nga-Trung là kinh tế. Theo đó, trong tuần trước, truyền thông Nga và Trung Quốc đồng loạt đưa tin rằng hai quốc gia đang lên kế hoạch nâng gấp đôi thương mại trong 5 năm tới – từ 107 tỷ USD vào năm 2018 lên 200 tỷ USD vào năm 2024 – thông qua việc triển khai các dự án chung trong lĩnh vực năng lượng và nông nghiệp.
Tuy nhiên, đây là một “cuộc hôn nhân không bình đẳng”, - các chuyên gia nói. Theo ước tính của IMF, nền kinh tế Nga sẽ tăng trưởng 1,2% trong năm 2019, trong khi Trung Quốc nhiều khả năng sẽ đạt được mức tăng trưởng 6,3%. Không có gì đáng ngạc nhiên khi Nga đang đặt cược vào thị trường đang phát triển của Trung Quốc, khi mà mối quan hệ với phương Tây vẫn khá căng thẳng.
Bên cạnh đó, Nga cũng là mối quan tâm của Trung Quốc. Theo đó, Matxcơva hiện là một trong ba nhà sản xuất dầu và khí tự nhiên lớn nhất thế giới, trong khi Bắc Kinh lại là nhà nhập khẩu dầu thô lớn thứ hai trên thế giới.
Một nội dung hợp tác khác giữa hai nước là quốc phòng, và các chuyên gia đều nhất trí cho rằng Nga có nhiều kinh nghiệm quân sự thực tế hơn Trung Quốc.
Cũng trong tuần trước, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã hiện diện trong thành phần lực lượng vũ trang của bảy quốc gia tham gia cuộc tập trận quân sự “Trung tâm-2019” do Nga tổ chức.
Theo ông Richard Weitz, giám đốc Trung tâm Phân tích Chính trị-Quân sự thuộc Viện Hudson, quân đội Nga và Trung Quốc đang “chia sẻ những mục tiêu chung có thể đạt được thông qua hợp tác hơn nữa trong các vấn đề như an ninh biên giới, phát triển kỹ thuật quân sự và chống khủng bố”.
Đồng thời, các chuyên gia tin rằng Mỹ đang ngày càng quan ngại về việc tăng cường quan hệ giữa hai quốc gia này. Tuy nhiên, xét cho cùng, Matxcơva cũng chỉ là nằm trong phạm vi ảnh hưởng của Bắc Kinh, bởi thị trường Trung Quốc vượt trội hơn hẳn so với Nga. Và do đó, sự mất cân bằng này đang hạn chế các mối quan hệ hợp tác kinh tế và quân sự.
Ông Raffaello Pantucci, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu An ninh Quốc tế thuộc Viện Royal United Services Instituye (RUSI), khẳng định không cần phải đánh giá quá cao mối quan hệ “liên minh” chỉ có bản chất “vị lợi” này.
Mặc dù thế, Washington, có lẽ, vẫn sẽ cần phải theo dõi sát sao sự phát triển mối quan hệ giữa Matxcơva và Bắc Kinh, đặc biệt là nội dung hợp tác quốc phòng, nhất là trong bối cảnh Hiệp ước về loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF) đã chấm dứt.
Bình luận