(VTC News) - Ông Phạm Văn Đức, Phó Tổng Giám đốc, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia nói gì về quầng sáng lạ lùng mới xuất hiện ở Đà Lạt?
Quầng sáng rộng dần với tâm là mặt trời. Quan sát kĩ, chúng tôi thấy có đến 4-5 vệt cầu sáng giao nhau xung quanh quầng sáng quanh mặt trời. Hiện tượng trên kéo dài đến tận lúc 12h30 cùng ngày.
Liên quan tới vấn đề này, PV VTC News đã có cuộc phỏng vấn ông Phạm Văn Đức, Phó Tổng Giám đốc, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia.
- Sáng 13/5, người dân ở thiền viện Trúc Lâm (Đà Lạt) đã vô cùng ngỡ ngàng khi chứng kiến nhiều quầng sáng lạ xuất hiện trên bầu trời. Xin hỏi đây là hiện tượng gì và nó có bất thường không?
Hiện tượng quang học trong khí quyển thường xảy ra như thế.
Muốn biết chính xác đó là hiện tượng gì phải quan trắc thực tế. Có khi nó là quầng sáng được tạo thành do hiện tượng khúc xạ của mây.
- Ông có thể lý giải rõ hơn hiện tượng lạ lùng này?
Theo tôi khi có quầng sáng bao quanh mặt trời, chắc chắn đó là hiện tượng quang học trong khí quyển, liên quan tới mây, hơi nước và một đám bụi trong khí quyển. Khi chúng phản xạ, khúc xạ, hoặc tán xạ ánh sáng mặt trời sẽ tạo thành quầng sáng như thế.
Cầu vồng cũng là một hiện tượng quang học trong khí quyển.
- Như vậy đây là hậu quả của việc biến đổi khí hậu hay có yếu tố tâm linh gì đó như một số ý kiến không, thưa ông?
Đúng là những hiện tượng như vậy thuộc loại hiếm khi xảy ra, nhưng đó là hiện tượng vật lý chứ không phải là tâm linh. Cũng chẳng phải do biến đổi khí hậu.
- Trước đây tại Hà Nội cũng từng xuất hiện những quầng sáng lạ. Những quầng sáng như vậy thường xuất hiện trong điều kiện nào và ở những đâu?
Chẳng có điều kiện đặc biệt nào đâu. Bất cứ chỗ nào trên bầu trời khí quyển, những quầng sáng đều có thể xuất hiện. Chỉ cần gặp điều kiện thuận lợi như các đám mây, thậm chí chỉ là các đám bụi khí quyển và mặt trời ở vào một vị trí tương đối nào đó là sẽ tạo ra quầng sáng.
Quầng sáng được tạo ra do các hiện tượng phản xạ, khúc xạ, tán xạ của ánh sáng mặt trời thôi.
- Hiện tượng này có gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe, đời sống của con người hay không, nhất là khi chúng ta quan sát chúng bằng mắt thường?
Chúng không gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe, đời sống của con người cả. Nói chung là không có gì phải lo lắng. Đó chỉ là phản xạ ánh sáng. Hiện tượng quang học này có liên quan tới thời tiết, như ông cha ta đã tổng kết thành ca dao, dân ca: mống đông, vồng tây không mưa dây cũng gió giật.
Hiện tượng trên giống như một cầu vồng cụt ở đằng Tây khi chúng xuất hiện, ở đâu đó có thể xảy ra mưa giông mạnh. Nhưng đó chỉ là tổng kết của ông cha ta chứ chưa chính xác 100% xét về mặt khoa học.
- Hiện tại Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia đã nhận được báo cáo về hiện tượng này từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Lâm Đồng chưa?
Trạm chỉ làm các báo cáo cho tỉnh thôi, không báo cáo lên Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vì đây không phải là hiện tượng thời tiếtnguy hiểm.
Đó chỉ là một hiện tượng quang học, qua đi là hết chứ không gây nguy hiểm gì nên chúng tôi cũng không đưa ra bất kì chỉ đạo nào liên quan tới vấn đề này.
Xin cảm ơn ông!
Có mặt tại Thiền viện Trúc Lâm (Đà Lạt) sáng 13/5, PV VTC News cùng nhiều người dân địa phương đã được chứng kiến cảnh tượng có một không hai trên bầu trời Việt Nam. Tại địa điểm quan sát lúc 9h10 phút, xuất hiện cầu vồng 7 màu, sau đó, vầng sáng bao quanh mặt trời xuất hiện.
Quầng sáng rộng dần với tâm là mặt trời. Quan sát kĩ, chúng tôi thấy có đến 4-5 vệt cầu sáng giao nhau xung quanh quầng sáng quanh mặt trời. Hiện tượng trên kéo dài đến tận lúc 12h30 cùng ngày.
Liên quan tới vấn đề này, PV VTC News đã có cuộc phỏng vấn ông Phạm Văn Đức, Phó Tổng Giám đốc, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia.
Ông Phạm Văn Đức, Phó Tổng Giám đốc, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia (Ảnh: Internet) |
Hiện tượng quang học trong khí quyển thường xảy ra như thế.
Muốn biết chính xác đó là hiện tượng gì phải quan trắc thực tế. Có khi nó là quầng sáng được tạo thành do hiện tượng khúc xạ của mây.
- Ông có thể lý giải rõ hơn hiện tượng lạ lùng này?
Theo tôi khi có quầng sáng bao quanh mặt trời, chắc chắn đó là hiện tượng quang học trong khí quyển, liên quan tới mây, hơi nước và một đám bụi trong khí quyển. Khi chúng phản xạ, khúc xạ, hoặc tán xạ ánh sáng mặt trời sẽ tạo thành quầng sáng như thế.
Cầu vồng cũng là một hiện tượng quang học trong khí quyển.
- Như vậy đây là hậu quả của việc biến đổi khí hậu hay có yếu tố tâm linh gì đó như một số ý kiến không, thưa ông?
Đúng là những hiện tượng như vậy thuộc loại hiếm khi xảy ra, nhưng đó là hiện tượng vật lý chứ không phải là tâm linh. Cũng chẳng phải do biến đổi khí hậu.
- Trước đây tại Hà Nội cũng từng xuất hiện những quầng sáng lạ. Những quầng sáng như vậy thường xuất hiện trong điều kiện nào và ở những đâu?
Chẳng có điều kiện đặc biệt nào đâu. Bất cứ chỗ nào trên bầu trời khí quyển, những quầng sáng đều có thể xuất hiện. Chỉ cần gặp điều kiện thuận lợi như các đám mây, thậm chí chỉ là các đám bụi khí quyển và mặt trời ở vào một vị trí tương đối nào đó là sẽ tạo ra quầng sáng.
Quầng sáng được tạo ra do các hiện tượng phản xạ, khúc xạ, tán xạ của ánh sáng mặt trời thôi.
Đây chỉ là hiện tượng khúc xạ ánh sáng? |
- Hiện tượng này có gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe, đời sống của con người hay không, nhất là khi chúng ta quan sát chúng bằng mắt thường?
Chúng không gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe, đời sống của con người cả. Nói chung là không có gì phải lo lắng. Đó chỉ là phản xạ ánh sáng. Hiện tượng quang học này có liên quan tới thời tiết, như ông cha ta đã tổng kết thành ca dao, dân ca: mống đông, vồng tây không mưa dây cũng gió giật.
Hiện tượng trên giống như một cầu vồng cụt ở đằng Tây khi chúng xuất hiện, ở đâu đó có thể xảy ra mưa giông mạnh. Nhưng đó chỉ là tổng kết của ông cha ta chứ chưa chính xác 100% xét về mặt khoa học.
- Hiện tại Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia đã nhận được báo cáo về hiện tượng này từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Lâm Đồng chưa?
Trạm chỉ làm các báo cáo cho tỉnh thôi, không báo cáo lên Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vì đây không phải là hiện tượng thời tiếtnguy hiểm.
Đó chỉ là một hiện tượng quang học, qua đi là hết chứ không gây nguy hiểm gì nên chúng tôi cũng không đưa ra bất kì chỉ đạo nào liên quan tới vấn đề này.
Xin cảm ơn ông!
Minh Quân
Bình luận