(VTC News) – TS. Lê Đăng Doanh cho rằng, nếu không có đề án tái cấu trúc bất động sản mà chỉ đưa ra các gói cứu trợ sẽ không giải quyết được hiện tượng bong bóng trên thị trường này.
Trong phiên thảo luận sáng 28/9 tại Diễn đàn Kinh tế Mùa thu, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh đã thẳng thắng chỉ rõ những điểm “khuyết” của đề án tái cơ cấu nền kinh tế hiện nay.
Theo TS. Lê Đăng Doanh, để thành công trong tái cơ cấu nền kinh tế, nếu chỉ chọn 3 lĩnh vực then chốt hiện tại là đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thì khó đạt mục tiêu đề ra.
“Tôi kiến nghị cần tái cơ cấu thêm 2 lĩnh vực then chốt khác là ngân sách nhà nước và lĩnh vực bất động sản, để bổ trợ tốt cho 3 lĩnh vực tái cơ cấu hiện tại”, ông Doanh nói.
Thực tế, quá trình triển khai tái cơ cấu 3 lĩnh vực hiện tại cho thấy “đụng” rất nhiều đến các lĩnh vực ngân sách nhà nước và bất động sản. Bởi vậy, theo ông Doanh nếu không bổ sung tái cơ cấu hai lĩnh vực trên, thì việc tái cơ cấu 3 lĩnh vực hiện tại sẽ còn đối mặt với nhiều khó khăn, thậm chí bế tắc.
“Lĩnh vực bất động sản hiện nay chưa có đề án tái cơ cấu mà chỉ có gói cứu trợ 30.000 tỷ, mà gói cứu trợ này cũng triển khai rất chậm. Nếu không tái cơ cấu bất động sản thì sẽ có hiện tượng đầu tư, nâng giá, thậm chí lừa đảo. Như vậy thì chúng ta giải quyết cái bong bóng bất động sản này thì lại nảy sinh một cái bong bóng khác’, ông Doanh cảnh báo.
Đánh giá những bất cập trong đề án xử lý nợ xấu, tái cơ cấu hệ thống tài chính ngân hàng, chuyên gia này cho rằng, đề án đang được triển khai trên nhiều mảng cắt khúc, riêng lẻ, thiếu tính đồng bộ và cho đến nay chưa giải quyết những cản trở chính.
“Không có tiền tươi thóc thật, chưa có quy chế bán lại nợ xấu, "cục máu đông" nợ xấu chắc chắn vẫn cản trở quá trình lưu thông của tín dụng trong nền kinh tế”.
Ngoài ra, các vấn đề phức tạp về sở hữu chéo, chất lượng tín dụng, nhà đầu tư góp vốn vào ngân hàng để huy động số vốn cao hơn nhiều lần từ ngân hàng đó vi phạm các quy định pháp luật về tổ chức tín dụng vẫn chưa có lời giải… cũng được ông Doanh chỉ rõ.
Lấy ví dụ thực tế từng có một doanh nghiệp chỉ có một kho cà phê nhưng đem thế chấp tại 7 ngân hàng, mỗi ngân hàng vay được 100 tỷ. Đến khi ngân hàng mở “kho cà phê” đó ra thì lại chỉ toàn cổ khô, lá mục, ông Doanh khiến cả Diễn đàn ngỡ ngàng khi đặt câu hỏi:
“Vậy trong số tài sản 74.000 tỷ mà Công ty mua bán nợ Quốc gia (VAMC) đã mua thì có bao nhiêu kho cà phê thứ nhất, bao nhiêu kho cà phê lá khô như thế? Tại sao lại có sự sơ suất đến như vậy? Chắc chắn ở đây là yếu kém trong khâu giám sát..”
Thực tế mà chuyên gia kinh tế này chỉ ra đã phần nào cho thấy vì sao “cục máu đông” nợ xấu vẫn đang ngày càng lớn hơn dẫu cả hệ thống chính trị đã phải vào cuộc với quyết tâm xử lý điểm nghẽn này.
Liên quan đến tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, ông Doanh cũng cho rằng sẽ khó đạt mục tiêu, đồng thời tác động tiêu cực đến tái cơ cấu lĩnh vực tài chính, ngân hàng, nếu không minh bạch cục nợ của DNNN hiện nay là bao nhiêu.
“Theo Tổng cục Thống kê, nợ chéo của doanh nghiệp nhà nước là 3,1 triệu tỷ đồng. Còn số liệu của Bộ Tài chính cho thấy, các tập đoàn, tổng công ty nợ khoảng 1,6 triệu tỷ đồng. Các số liệu này đã phản ánh xác thực nợ của các doanh nghiệp nhà nước hiện nay chưa?”, ông Doanh đặt vấn đề.
Lan Uyên
Trong phiên thảo luận sáng 28/9 tại Diễn đàn Kinh tế Mùa thu, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh đã thẳng thắng chỉ rõ những điểm “khuyết” của đề án tái cơ cấu nền kinh tế hiện nay.
Theo TS. Lê Đăng Doanh, để thành công trong tái cơ cấu nền kinh tế, nếu chỉ chọn 3 lĩnh vực then chốt hiện tại là đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thì khó đạt mục tiêu đề ra.
“Tôi kiến nghị cần tái cơ cấu thêm 2 lĩnh vực then chốt khác là ngân sách nhà nước và lĩnh vực bất động sản, để bổ trợ tốt cho 3 lĩnh vực tái cơ cấu hiện tại”, ông Doanh nói.
Nếu không tái cơ cấu, thị trường BĐS khó thoát khỏi tình trạng 'bong bóng' |
Thực tế, quá trình triển khai tái cơ cấu 3 lĩnh vực hiện tại cho thấy “đụng” rất nhiều đến các lĩnh vực ngân sách nhà nước và bất động sản. Bởi vậy, theo ông Doanh nếu không bổ sung tái cơ cấu hai lĩnh vực trên, thì việc tái cơ cấu 3 lĩnh vực hiện tại sẽ còn đối mặt với nhiều khó khăn, thậm chí bế tắc.
“Lĩnh vực bất động sản hiện nay chưa có đề án tái cơ cấu mà chỉ có gói cứu trợ 30.000 tỷ, mà gói cứu trợ này cũng triển khai rất chậm. Nếu không tái cơ cấu bất động sản thì sẽ có hiện tượng đầu tư, nâng giá, thậm chí lừa đảo. Như vậy thì chúng ta giải quyết cái bong bóng bất động sản này thì lại nảy sinh một cái bong bóng khác’, ông Doanh cảnh báo.
Đánh giá những bất cập trong đề án xử lý nợ xấu, tái cơ cấu hệ thống tài chính ngân hàng, chuyên gia này cho rằng, đề án đang được triển khai trên nhiều mảng cắt khúc, riêng lẻ, thiếu tính đồng bộ và cho đến nay chưa giải quyết những cản trở chính.
“Không có tiền tươi thóc thật, chưa có quy chế bán lại nợ xấu, "cục máu đông" nợ xấu chắc chắn vẫn cản trở quá trình lưu thông của tín dụng trong nền kinh tế”.
Ngoài ra, các vấn đề phức tạp về sở hữu chéo, chất lượng tín dụng, nhà đầu tư góp vốn vào ngân hàng để huy động số vốn cao hơn nhiều lần từ ngân hàng đó vi phạm các quy định pháp luật về tổ chức tín dụng vẫn chưa có lời giải… cũng được ông Doanh chỉ rõ.
Lấy ví dụ thực tế từng có một doanh nghiệp chỉ có một kho cà phê nhưng đem thế chấp tại 7 ngân hàng, mỗi ngân hàng vay được 100 tỷ. Đến khi ngân hàng mở “kho cà phê” đó ra thì lại chỉ toàn cổ khô, lá mục, ông Doanh khiến cả Diễn đàn ngỡ ngàng khi đặt câu hỏi:
“Vậy trong số tài sản 74.000 tỷ mà Công ty mua bán nợ Quốc gia (VAMC) đã mua thì có bao nhiêu kho cà phê thứ nhất, bao nhiêu kho cà phê lá khô như thế? Tại sao lại có sự sơ suất đến như vậy? Chắc chắn ở đây là yếu kém trong khâu giám sát..”
Thực tế mà chuyên gia kinh tế này chỉ ra đã phần nào cho thấy vì sao “cục máu đông” nợ xấu vẫn đang ngày càng lớn hơn dẫu cả hệ thống chính trị đã phải vào cuộc với quyết tâm xử lý điểm nghẽn này.
Liên quan đến tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, ông Doanh cũng cho rằng sẽ khó đạt mục tiêu, đồng thời tác động tiêu cực đến tái cơ cấu lĩnh vực tài chính, ngân hàng, nếu không minh bạch cục nợ của DNNN hiện nay là bao nhiêu.
“Theo Tổng cục Thống kê, nợ chéo của doanh nghiệp nhà nước là 3,1 triệu tỷ đồng. Còn số liệu của Bộ Tài chính cho thấy, các tập đoàn, tổng công ty nợ khoảng 1,6 triệu tỷ đồng. Các số liệu này đã phản ánh xác thực nợ của các doanh nghiệp nhà nước hiện nay chưa?”, ông Doanh đặt vấn đề.
Lan Uyên
Bình luận