• Zalo

Chuyên gia khẳng định đi vệ sinh phải đúng giờ, vậy giờ nào trong ngày là chuẩn nhất?

Đời sốngThứ Hai, 16/10/2017 13:00:00 +07:00Google News

Nếu bạn cũng có suy nghĩ cứ “mắc” giờ nào thì “đi” giờ đó thì cần đọc bài viết dưới đây ngay lập tức để xem, mình đã sai lầm như thế nào và rốt cuộc, đi vệ sinh giờ nào trong ngày là chuẩn nhất nhé.

Các quan niệm sai lầm khi đi vệ sinh ai cũng mắc ít nhất 1 lần

Bạn đừng nghĩ chuyện đi vệ sinh là chuyện nhỏ và không có gì đáng bận tâm vì thực tế, nó còn quan trọng hơn rất nhiều so với điều chúng ta vẫn tưởng. Hệ tiêu hóa của con người rất dễ gặp vấn đề nếu ăn không đúng cách và “xả” không đúng cách.

Nhiều người cho rằng, thời điểm tốt nhất để đi vệ sinh là “buồn” giờ nào đi giờ đó, khi cơ thể có nhu cầu thì mình mới xả. Thật sai lầm quá mức. Chả trách ngày càng có nhiều người mắc các bệnh hệ tiêu hóa và rối loạn trao đổi chất của cơ thể, nhất là táo bón. Ước tính trên 90% người thành thị hiện nay đang mắc bệnh táo bón.

Không tập thói quen đi vệ sinh mỗi ngày hoặc nhịn đi vệ sinh sẽ khiến cơ thể tích trữ độc tố, lâu ngày sinh bệnh tật. Nhịn tiểu còn có thể gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu nhất là bàng quang. Còn nhịn đại tiện gây táo bón, một trong những nguyên nhân gây bệnh trĩ.

Ngược lại, một số người lại nghĩ, đi vệ sinh vào buổi tối trước khi đi ngủ là lý tưởng nhất. Bởi ban ngày, hệ tiêu hóa của cơ thể làm việc để đào thải cặn bã từ thức ăn. Sau bữa tối 2-3 giờ là lúc cơ thể đã hoàn thành quy trình này nên đào thải phân và nước tiểu ra ngoài sẽ làm “sạch” cơ thể và sáng hôm sau cơ thể sẽ ít chất độc hơn.

Tuy nhiên, cả hai quan điểm trên đều là sai lầm mà nhiều người trong chúng ta còn chưa biết đấy.

Rốt cuộc đi vệ sinh giờ nào trong ngày là chuẩn nhất?

Theo Metro.co.uk và các nhà nghiên cứu, thời điểm tốt nhất để chúng ta đẩy chất thải ra khỏi cơ thể không phải là điều cuối cùng thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ, mà đó là 5-7 giờ sáng. Đây là thời điểm thải độc của ruột nên chúng ta cần phải đi vệ sinh trong thời gian này.

21 đến 23h đêm là thời gian hệ miễn dịch (bạch cầu lymph) đào thải chất độc, cần nằm yên tĩnh nghe nhạc thư giãn. Còn 23h đến 1h sáng là thời gian bài độc của gan, cần ngủ say chứ không phải đi vệ sinh.

Đại tràng nằm im lìm cả đêm cũng bừng tỉnh vào thời gian này và có nhu cầu đẩy chất thải ra khỏi cơ thể.  Vì vậy, nếu tập cho mình một thói quen đi vệ sinh ngay sau khi thức dậy không chỉ giúp chúng ta thải hết độc tố còn giúp bạn bắt đầu ngày mới sảng khoái hơn. Nếu bỏ lỡ “thời điểm vàng” này, cơ thể sẽ khó chịu, bụng căng tức và gây nên chứng táo bón.

Tom Wu, Tiến sĩ về y học tự nhiên và dinh dưỡng học tại Mỹ cũng cho biết: “Mỗi ngày, chúng ta nên duy trì đại tiện 3 lần, nếu chỉ "đi" một lần là bạn đã bị táo bón.  Nếu đi vệ sinh hơn 3 lần một ngày, bạn đang đối diện với tình trạng tiêu chảy.”

Lý do là bởi mỗi ngày chúng ta ăn 3 bữa nên cần duy trì đào thải chất cặn bã 3 lần/ngày. Điều đó không chỉ giúp cơ thể bài trừ chất cặn bã mà còn có thể giảm nhẹ gánh nặng cho gan, làm sạch đại tràng.

Ngoài ra, bạn cũng nên tránh những sai lầm nghiêm trọng dưới đây khi đi vệ sinh để không gây ra hậu qủa nghiêm trọng cho cơ thể nhé.

- Thường xuyên đọc báo, nghịch điện thoại khi đi vệ sinh: dễ gây ức chế ý thức bài tiết, làm rối loạn chỉ huy của não đối với việc dẫn truyền thần kinh bài tiết, kéo dài thời gian đại tiện.

- Ngồi bồn cầu quá lâu: khiến tuần hoàn máu tĩnh mạch khoang chậu bị cản trở, mạch máu giãn nở, dễ sinh bệnh trĩ

- Gồng sức khi đi đại tiện: dễ làm nứt hậu môn, nhất là người hay bị táo bón. Hành động này còn tăng nguy cơ đột tử.

- Không đứng dậy quá nhanh sau khi đi vệ sinh xong: dễ gây thiếu máu não tạm thời, làm chóng mặt, hoa mắt, ngã quỵ, đặc biệt là người lớn tuổi.

- Nhịn tiểu lâu: dễ khiến thần kinh phế vị hưng phấn quá độ, huyết áp giảm, nhịm tim chậm lại, dễ gây choáng váng.

Cô Tấm
Bình luận
vtcnews.vn