Chuyên gia Biển Đông cho rằng, trước mắt Việt Nam cần cảnh giác với “chiến thuật bắp cải” - hàng loạt tàu đóng vòng trong và vòng ngoài để gây sức ép với các tàu kiểm ngư của Việt Nam, như đã làm với Philippines.
Trước những diễn tiến trên thực địa cũng như trên lĩnh vực ngoại giao xoay quanh việc Trung Quốc đưa “tàu giàn khoan” HD-981 xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với TS Lê Vĩnh Trương (Quỹ Nghiên cứu biển Đông) để hiểu rõ hơn những chiêu trò của Trung Quốc trong sự vụ này.
- Trung Quốc rất biết “chơi trò” khi sử dụng giàn khoan di động để đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Với những gì đã và đang xảy ra, ông đánh giá thế nào về hành vi xâm phạm này?
Hành động của Trung Quốc (hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 một cách trái phép vào vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, ra cảnh báo cấm các phương tiện hàng hải lưu thông vào khu vực này, sử dụng hàng loạt tàu để ngăn cản, tấn công vào tàu chấp pháp của Việt Nam đang thực thi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền - pv) không khác với một hành động xâm lược.
Tất cả hành động ấy là phi pháp, vô giá trị, vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982, Tuyên bố ứng xử của các bên ở biển Đông mà Trung Quốc và ASEAN đã ký kết (DOC) và pháp luật Việt Nam…
- Với những gì đang gây phương hại đến chủ quyền của Việt Nam, chúng ta có quyền hành xử như thế nào trong vùng đặc quyền kinh tế của mình?
Theo UNCLOS Điều 58,59 và 60, Việt Nam có thể dựa vào pháp luật quốc tế, công luận thế giới để chống lại sự vi phạm nghiêm trọng này của Trung Quốc và cần phải sử dụng sức mạnh của cảnh sát biển và cả của hải quân để ngăn chặn, bao vây, đuổi bên phạm pháp.
Mặt khác cần kiện họ ra tòa án quốc tế đối với việc xâm phạm EEZ (vùng đặc quyền kinh tế) này. Nếu Trung Quốc nhận thấy cái giá phải trả, đọc được phản ứng của Việt Nam là rất cao với họ, Trung Quốc sẽ phải chùn bước. Còn nếu sự trả giá là thấp,hoặc không đáng kể, họ sẽ lấn tới.
- Hiện nay các tàu chấp pháp của Việt Nam đã trực tiếp ra vùng biển này để ngăn cản sự hoạt động bất hợp pháp của giàn khoan 981 nhưng gặp sự tấn công rất mạnh từ các tàu bảo vệ giàn khoan của Trung Quốc. Sự tấn công này nói lên điều gì?
Các tàu Việt Nam đang làm công việc chính đáng của một đất nước có chủ quyền. Sự tấn công của Trung Quốc là hành động đứng trên pháp luật thế giới, coi thường những văn bản đã ký kết với quốc tế, với Việt Nam và các nước liên quan.
Trước các cuộc tiến công này, chúng tôi cho rằng Việt Nam cần cảnh giác các ứng xử tiếp theo của Trung Quốc.
Trước mắt cần cảnh giác với “chiến thuật bắp cải” - hàng loạt tàu đóng vòng trong và vòng ngoài để gây sức ép với các tàu kiểm ngư của Việt Nam, như đã làm với Philippines.
- Ngang nhiên vi phạm chủ quyền của Việt Nam nhưng Trung Quốc trên các diễn đàn lại điêu ngoa cho rằng họ đang “hoạt động bình thường” trong “lãnh thổ” của mình, và tố ngược lại phía Việt Nam đang cản trở họ. Rồi còn nực cười kêu gọi tàu Việt Nam rút, thì sẽ tiến hành đàm phán để giải quyết. Họ đang làm cái trò gì thế?
Trung Quốc vừa đánh vừa đàm, vừa lấn tới với Việt Nam ngay trên vùng biển của Việt Nam, vừa tổ chức tấn công ngoại giao để tranh thủ cộng đồng quốc tế và đánh đồng phản ứng đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam với hành động xâm lấn của họ.
Dư luận thế giới có thể sẽ bị lái đi theo ý hướng của Trung Quốc (nói Việt Nam đang quấy nhiễu). Trong khi thực chất là Việt Nam đang tự bảo vệ trước một Trung Quốc xâm lấn. Từ tất cả hành động của họ, việc Trung Quốc đề nghị đàm phán, thực ra là một âm mưu để bôi đen hình ảnh tự vệ của Việt Nam. Hành động này nằm trong gói ý đồ của họ. Việt Nam sẽ phải cảnh giác hơn nữa.
- Việc Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa từ Việt Nam đã là hoàn toàn đi ngược lại luật pháp quốc tế. Vậy Trung Quốc được quyền thụ hưởng các quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với vùng biển này hay không, theo quy định của luật pháp quốc tế?
Việc sử dụng vũ lực tại Hoàng Sa và việc tự ý cho rằng mình (Trung quốc) được hưởng quyền đi kèm đương nhiên cũng là vi phạm luật pháp quốc tế và vi phạm nhiều cam kết khác với Việt Nam và các nước trong khu vực.
- Xin cảm ơn ông.
Trước những diễn tiến trên thực địa cũng như trên lĩnh vực ngoại giao xoay quanh việc Trung Quốc đưa “tàu giàn khoan” HD-981 xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với TS Lê Vĩnh Trương (Quỹ Nghiên cứu biển Đông) để hiểu rõ hơn những chiêu trò của Trung Quốc trong sự vụ này.
- Trung Quốc rất biết “chơi trò” khi sử dụng giàn khoan di động để đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Với những gì đã và đang xảy ra, ông đánh giá thế nào về hành vi xâm phạm này?
Hành động của Trung Quốc (hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 một cách trái phép vào vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, ra cảnh báo cấm các phương tiện hàng hải lưu thông vào khu vực này, sử dụng hàng loạt tàu để ngăn cản, tấn công vào tàu chấp pháp của Việt Nam đang thực thi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền - pv) không khác với một hành động xâm lược.
Tất cả hành động ấy là phi pháp, vô giá trị, vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982, Tuyên bố ứng xử của các bên ở biển Đông mà Trung Quốc và ASEAN đã ký kết (DOC) và pháp luật Việt Nam…
Các tàu chấp pháp Việt Nam đang hoạt động một cách chính đáng trên vùng biển chủ quyền của mình. Trong ảnh: Tàu chấp pháp Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm vào mạn. Ảnh tư liệu |
Theo UNCLOS Điều 58,59 và 60, Việt Nam có thể dựa vào pháp luật quốc tế, công luận thế giới để chống lại sự vi phạm nghiêm trọng này của Trung Quốc và cần phải sử dụng sức mạnh của cảnh sát biển và cả của hải quân để ngăn chặn, bao vây, đuổi bên phạm pháp.
Mặt khác cần kiện họ ra tòa án quốc tế đối với việc xâm phạm EEZ (vùng đặc quyền kinh tế) này. Nếu Trung Quốc nhận thấy cái giá phải trả, đọc được phản ứng của Việt Nam là rất cao với họ, Trung Quốc sẽ phải chùn bước. Còn nếu sự trả giá là thấp,hoặc không đáng kể, họ sẽ lấn tới.
- Hiện nay các tàu chấp pháp của Việt Nam đã trực tiếp ra vùng biển này để ngăn cản sự hoạt động bất hợp pháp của giàn khoan 981 nhưng gặp sự tấn công rất mạnh từ các tàu bảo vệ giàn khoan của Trung Quốc. Sự tấn công này nói lên điều gì?
Các tàu Việt Nam đang làm công việc chính đáng của một đất nước có chủ quyền. Sự tấn công của Trung Quốc là hành động đứng trên pháp luật thế giới, coi thường những văn bản đã ký kết với quốc tế, với Việt Nam và các nước liên quan.
Trước các cuộc tiến công này, chúng tôi cho rằng Việt Nam cần cảnh giác các ứng xử tiếp theo của Trung Quốc.
Trước mắt cần cảnh giác với “chiến thuật bắp cải” - hàng loạt tàu đóng vòng trong và vòng ngoài để gây sức ép với các tàu kiểm ngư của Việt Nam, như đã làm với Philippines.
- Ngang nhiên vi phạm chủ quyền của Việt Nam nhưng Trung Quốc trên các diễn đàn lại điêu ngoa cho rằng họ đang “hoạt động bình thường” trong “lãnh thổ” của mình, và tố ngược lại phía Việt Nam đang cản trở họ. Rồi còn nực cười kêu gọi tàu Việt Nam rút, thì sẽ tiến hành đàm phán để giải quyết. Họ đang làm cái trò gì thế?
Trung Quốc vừa đánh vừa đàm, vừa lấn tới với Việt Nam ngay trên vùng biển của Việt Nam, vừa tổ chức tấn công ngoại giao để tranh thủ cộng đồng quốc tế và đánh đồng phản ứng đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam với hành động xâm lấn của họ.
Dư luận thế giới có thể sẽ bị lái đi theo ý hướng của Trung Quốc (nói Việt Nam đang quấy nhiễu). Trong khi thực chất là Việt Nam đang tự bảo vệ trước một Trung Quốc xâm lấn. Từ tất cả hành động của họ, việc Trung Quốc đề nghị đàm phán, thực ra là một âm mưu để bôi đen hình ảnh tự vệ của Việt Nam. Hành động này nằm trong gói ý đồ của họ. Việt Nam sẽ phải cảnh giác hơn nữa.
- Việc Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa từ Việt Nam đã là hoàn toàn đi ngược lại luật pháp quốc tế. Vậy Trung Quốc được quyền thụ hưởng các quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với vùng biển này hay không, theo quy định của luật pháp quốc tế?
Việc sử dụng vũ lực tại Hoàng Sa và việc tự ý cho rằng mình (Trung quốc) được hưởng quyền đi kèm đương nhiên cũng là vi phạm luật pháp quốc tế và vi phạm nhiều cam kết khác với Việt Nam và các nước trong khu vực.
- Xin cảm ơn ông.
» Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son: Chính nghĩa luôn ở phía VN
» Hội Khoa học Lịch sử Đà Nẵng: Trung Quốc bất chấp đạo lý
» Đặt giàn khoan trái phép, giới trẻ Trung Quốc nghĩ gì?
Theo PLTPHCM
» Hội Khoa học Lịch sử Đà Nẵng: Trung Quốc bất chấp đạo lý
» Đặt giàn khoan trái phép, giới trẻ Trung Quốc nghĩ gì?
Theo PLTPHCM
Bình luận