Tối 1/10, tại khu vực hồ Tây (Hà Nội) đã xảy ra hiện tượng các chết hàng loạt dạt vào bờ. Các lực lượng chức năng đã tiến hành vớt số cá chết để hạn chế ô nhiễm, đồng thời lấy mẫu xét nghiệm để làm rõ nguyên nhân cá chết hàng loạt.
Theo ghi nhận của PV VTC News đến sáng 2/10, lượng cá chết vẫn tiếp tục gia tăng, trôi dạt vào bờ, trắng cả đoạn hồ ven đường (đoạn Trích Sài, quận Tây Hồ, Hà Nội). Loại cá chết nhiều nhất là cá rô phi có trọng lượng từ 0,2 đến 0,3 kg. Ngoài ra còn nhiều loại cá khác như cá chép, cá trôi, cá mè...
Phóng viên VTC News đã phỏng vấn Tiến sĩ Nguyễn Quang Tề (Chuyên gia đầu ngành về bệnh thủy sản), nguyên Trưởng phòng Sinh học Thực nghiệm, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I xung quanh hiện tượng cá chết bất thường ở Hồ Tây.
- Những ngày qua, tại hồ Tây, cá chết hàng loạt và nổi dày đặc mặt nước, bốc mùi hôi thối khiến cho người dân sống ven hồ cảm thấy khó chịu. Ông có nhận định gì về hiện tượng này?
Hiện tại, mỗi ngày Hồ Tây phải tiếp nhận 4.000 m3 nước thải của các nhà hàng, quán ăn uống và người dân sinh sống ven hồ thải xuống. Hiện tượng xả thẳng nước thải, thức ăn thừa, rác thải… xuống hồ vẫn thường xuyên diễn ra.
Cũng có thể xét đến hiện tượng tảo nở hoa nhưng tôi cho rằng, thiếu oxi để phân hủy các chất hữu cơ đấy vẫn là nguyên nhân là chính.
TS.Bùi Quang Tề
Chỉ đến khi sinh vật và các loài cá chết hàng loạt mới kiểm tra và phát hiện nguyên nhân thì xử lý cũng muộn rồi. Đẩy nhiều nước thải sinh hoạt ra quá nhiều khiến hàm lượng Ammoniac (NH3) sẽ tăng cao.
Tôi có rằng, việc thiếu oxi chính là nguyên nhân khiến cá chết. Thông thường, nếu đủ oxi Ammoniac sẽ được oxi hóa tiếp sang Nitrit (NO2), nếu đủ oxi nữa thì từ Nitrit oxi hóa tiếp thành Nitrat (NO3) thì nước lại không độc.
Nếu chỉ dừng lại ở Ammoniac thì chất độc cao. Cũng có thể xét đến hiện tượng tảo nở hoa nhưng tôi cho rằng, thiếu oxi để phân hủy các chất hữu cơ là nguyên nhân là chính.
Video: Cá chết trắng Hồ Tây, người dân không dám mang về cho mèo ăn
- Đại diện Ban quản lý hồ Tây cho biết, phân tích mẫu nước cho thấy hàm lượng Ammoniac trong nước ở mức 1,5 mg/lít, gấp 3 lần tiêu chuẩn cho phép?
Ammoniac tức là nước thải sinh hoạt đổ ra, không phải nước thải hóa chất công nghiệp. Diện tích nước ở Hồ Tây lớn như thế thì không bao giờ chỉ số Ammoniac đến 0,5 mà nó chỉ ở mức 0,1 đến 0,2 mg/lít.
Nước sông tốt có chỉ số Ammoniac chuẩn là 0,01mg/lít, nếu bây giờ nước hồ Tây là 1,5 mg/lít tức là gấp 150 lần nước tốt.
TS. Bùi Quang Tề
Nước sông tốt thường chỉ số Ammoniac chuẩn là 0,01mg/lít. Nếu bây giờ nước Hồ Tây là 1,5 mg/lít tức là gấp 150 lần nước tốt. Nước bắt đầu phú dưỡng (nước giàu hóa chất hữu cơ) là từ 0,1 đến 0,5 mg/lít.
Nếu hàm lượng Ammoiac là 1,5mg/lít thì tôi khẳng định nước Hồ Tây nhiễm hàm lượng Ammoniac rất nặng.
Nếu phân tích nước Hồ Tây rất có thể còn chỉ số Nitrit khá cao. Ammoniac mà đã lên đến 1,5mg/lít thì tôi đảm bảo nếu phân tích tiếp Nitrit phải trên 1 mg/lít. Những cái đó gọi là ô nhiễm hữu cơ do chất thải sinh hoạt đẩy ra.
- Nhiều người dân tranh thủ vớt cá chết tại hồ Tây mang về làm thức ăn cho gia súc, gia cầm và chôn làm phân bón cây. Cách làm này liệu có an toàn không, thưa ông?
Nếu là ô nhiễm hữu cơ bình thường thì không vấn đề gì. Ammoniac cũng chính là Ure, người ta vẫn dùng phân Ure để tưới cho rau và không có vấn đề gì.
Ta phải hiểu Ammoniac là chất thải hữu cơ chứ không phải chất độc. Nhưng khi có quá nhiều thì dẫn tới hiện tượng cá chết.
Kể cả khi tưới một lượng Ure hay nước có Ammoniac nhiều quá thì rau cũng chết chứ chưa nói gì đến cá.
Việc cho gia súc, gia cầm ăn cá này cũng không sao cả. Vì đây là ô nhiễm hữu cơ bình thường, Ammoniac nhiều quá thì là nguy hiểm cho người.
- Có phương pháp nào để xử lý nhanh chóng hiện tượng cá chết hàng hoạt tại Hồ Tây không, thưa ông?
Yêu cầu số một là phải bịt tất cả cống nước thải ra hồ. Tôi khẳng định đây là nước thải sinh hoạt đẩy vào. Số lượng cá đã chết (khoảng từ 10 đến 15 tấn) thì vớt sạch không cho phân hủy ra môi trường.
Thứ 2, dùng một số các chế phẩm hấp thụ các chất độc lại. Các loại hóa chất hấp thu chất độc dùng cho thú y thủy sản rất nhiều.
Thứ 3 là bơm oxi xuống đó (tức là bơm quạt khí trời thật mạnh nước) thì sẽ từ Ammoniac chuyển sang Nitrit, từ Nitrit lại chuyển sang Nitrat thì không còn độc nữa. Tuy nhiên, cách này cũng duy ý chí bởi Hồ Tây quá rộng lớn.
Theo tôi, cách hiệu quả nhất là bịt tất cả các ống nước thải lại, sau đó chỗ nào cần thì tăng cường cho khí oxi. Cách làm này sẽ giảm thiểu Ammoniac đi. Đây cũng là trách nhiệm của UBND Thành phố Hà Nội. Vì vậy tôi đề nghị UBND TP Hà Nội phải vào cuộc làm ngay.
Xin cảm ơn ông!
Rất có thể đây là hiện tượng tảo chết hay còn gọi là “tảo nở hoa”
Ông Phạm Văn Đông, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Đầu tư khai thác Hồ Tây cho biết, khoảng 4 ngày trước, công nhân vệ sinh mặt hồ đã báo cáo về hiện tượng nước Hồ Tây đổi màu cục bộ từng vùng, đặc biệt là đoạn từ Phủ Tây Hồ về Đầm Bẩy, nước đục như màu nước sông có phù sa. Sau trận mưa sáng 30/9, nước đục lan rộng hơn và xuất hiện cá chết bất thường vào trưa 1/10. “Rất có thể đây là hiện tượng tảo chết hay còn gọi là “tảo nở hoa” khiến một số vùng nước bị nhiễm độc, thiếu ô xy khiến cá chết hàng loạt”, ông Phạm Văn Đông nói.
Video: Hơn 500 tấn cá chết trên sông Queule Cove
Bình luận