(VTC News) - Nhân 70 năm chiến thắng Vệ quốc vĩ đại, chúng tôi xin đăng câu chuyện về người thầy đặc biệt của sinh viên Việt- thân phụ Thủ tướng Nga Medvedev.
Nhân 70 năm chiến thắng Vệ quốc vĩ đại, chúng tôi xin đăng câu chuyện về người thầy đặc biệt của sinh viên Việt- thân phụ Thủ tướng Nga Medvedev như lời tri ân đến những người Nga Xô Viết nhân hậu đã dành tình cảm sâu đậm cho Việt Nam.
Trước chuyến thăm chính thức Việt Nam hồi cuối tháng 10/2010, Tổng thống Nga lúc đó là Dmitri Medvedev- hiện là Thủ tướng LB Nga đề nghị được gặp những người học trò Việt cũ của cha mình, GS-TS Anatoly Afanasievich Medvedev thuộc Viện Công nghệ Leningrad.
Tối 31/10/2010, hàng nghìn người Việt từng học tập, công tác ở Liên Xô và nước Nga ngày nay đã đến Cung Văn hoá hữu nghị Hà Nội để tham dự cuộc giao lưu với Tổng thống Nga Medvedev.
Đặc biệt, trong cuộc gặp mặt ấy có sự hiện diện của những cựu sinh viên thuộc Viện Công nghệ Leningrad (Liên Xô trước đây), được GS Anatoly Afanasievich Medvedev - người cha quá cố của Tổng thống Nga Medvedev, hướng dẫn khi họ làm nghiên cứu sinh tại trường.
Họ đến cùng con cháu để được chào, được gặp và chúc mừng con trai thầy giáo cũ nay đang đảm nhiệm cương vị nhà lãnh đạo cao nhất nước Nga.
Trong buổi gặp đó, ông Phan Tam Đồng là một trong những nghiên cứu sinh của Việt Nam từng học tại khoa Hóa học (Viện Công nghệ Leningrad) – nơi GS Anatoly Afanasievich Medvedev từng dạy.
Ông Đồng cho biết có 2 người làm việc trực tiếp dưới sự hướng dẫn của thầy Anatoly Afanasievich Medvedev. Đó là TS Phùng Văn Phương, bảo vệ luận án năm 1969 và PGS-TS Nguyễn Trọng Khuông, bảo vệ năm 1971.
Hiện nay, TS Phùng Văn Phương đã nghỉ hưu. Do tuổi cao, trí nhớ không còn minh mẫn, ông Phương hầu như không còn ký ức gì về thời sinh viên ở Liên Xô. Trong khi đó, ông Khuông đã mất cách đây 20 năm khi còn là giảng viên Đại học Bách khoa Hà Nội.
Ông Đồng năm nay 74 tuổi, là bạn thân của PGS-TS Nguyễn Trọng Khuông từ thời còn làm nghiên cứu sinh ở Liên Xô.
Tuy không phải là nghiên cứu sinh được trực tiếp GS Anatoly Afanasievich Medvedev hướng dẫn nhưng những kỷ niệm về đất nước Nga, những người thầy ở Nga luôn khiến ông Đồng không khỏi bồi hồi xúc động khi nhớ lại.
Ông Phan Tam Đồng cũng chính là người đã nhớ ra bức ảnh của PGS Nguyễn Trọng Khuông chụp cùng GS Anatoly Afanasievich Medvedev - người cha quá cố của Thủ tướng Nga Medvedev.
Ngay sau khi có thông tin ông Medvedev, khi đó là Tổng thống Nga sang thăm Việt Nam và muốn tìm lại những người học trò của thân phụ, Bộ Ngoại giao sau nhiều tháng tìm kiếm đã liên lạc được với ông Đồng.
Khi ấy, ông Đồng dường như là người duy nhất có thể kết nối câu chuyện về thời GS Anatoly Afanasievich Medvedev còn giảng dạy.
Năm 2010, khi được Hội Hữu nghị Việt - Nga gợi ý để các nghiên cứu sinh thời kỳ GS Anatoly Medvedev còn giảng dạy tặng Tổng thống một vài món quà kỷ niệm, TS Phan Tam Đồng chợt nhớ đến bức ảnh mà người bạn thân Nguyễn Trọng Khuông chụp cùng thân phụ của Tổng thống Nga Mevedev.
“Khi được gợi ý, tôi nhớ ngay đến bức ảnh anh Khuông chụp chung với thầy Anatoly Afanasievich Medvedev. Nhiều lần được gặp thầy hướng dẫn cho anh Khuông nên tôi nhận ra ngay" - ông Đồng nhớ lại.
Ông Đồng cũng kể lại những kỷ niệm thú vị xung quanh bức ảnh khá nổi tiếng chụp ông Nguyễn Trọng Khuông và GS Anatoly Afanasievich Medvedev.
Do là bạn thân, hai bộ môn nghiên cứu lại gần nhau nên nhiều lần ông Đồng có dịp sang thăm ông Khuông ở khu vực phòng thí nghiệm.
“Những lần tôi sang thăm anh Khuông thì đều thấy hai thầy trò đang làm việc trong phòng thí nghiệm. Khung cảnh đúng như trong bức ảnh mô tả. Tôi thấy thầy Anatoly Afanasievich Medvedev hướng dẫn cho anh Khuông rất cụ thể, tỉ mỉ. Hai thầy trò trao đổi rất sôi nổi về công việc”, ông Đồng kể.
Bên cạnh đó, ông Đồng cũng chỉ cho phóng viên về từng chi tiết trong bức ảnh. Ông kể lại căn phòng nơi ông Khuông và thầy Anatoly Afanasievich Medvedev làm việc có rất nhiều đồ thí nghiệm hiện đại. Thiết bị trong ảnh là mô hình do chính ông Khuông chế tạo để mô tả lại quá trình chiết suất các chất hóa học.
Cựu nghiên cứu sinh tại Liên Xô nhớ lại: “Tôi nhớ, khi đó thầy Anatoly Afanasievich Medvedev cũng còn rất trẻ. Hai thầy trò cũng không cách nhau quá nhiều tuổi. Ngày đó, thầy mới là Phó giáo sư nhưng đã có trình độ học vấn rất uyên thâm”.
Khi còn học tại Liên Xô, ông Khuông cũng từng nhiều lần tâm sự với bạn thân bày tỏ sự kính phục đối với thầy Anatoly Afanasievich Medvedev.
Ông Đồng cũng được biết, trong bộ môn, các thầy giáo cũng đặc biệt yêu mến ông Khuông bởi sự chăm chỉ, thông minh, khéo léo. Trong đó, thầy Anatoly Afanasievich Medvedev là người có nhiều ảnh hưởng đến ông Nguyễn Trọng Khuông trong cả nghiên cứu và cuộc sống.
Khi được hỏi về những người thầy Nga, TS Đồng nghẹn ngào. Ngừng một lúc, ông Đồng thốt lên: “Đó là những người thầy tuyệt vời của cuộc đời chúng tôi. Các thầy không chỉ có trình độ uyên thâm mà còn hướng dẫn chúng tôi rất nhiệt tình. Thầy và trò có thể trao đổi rất thẳng thắn”.
Ông Đồng tiếp tục kể: “Tổng thống Medvedev rất giống cha. Khi được gợi ý, tôi nhớ ra ngay bức ảnh anh Khuông chụp cùng thầy Anatoly Afanasievich Medvedev trong phòng thí nghiệm”.
Sau quá trình đi kiểm nghiệm, phía Nga đã xác nhận người chụp ảnh cùng TS Nguyễn Trọng Khuông là GS Anatoly Afanasievich Medvedev – thân phụ Tổng thống Nga Mevedev lúc bấy giờ.
Trong buổi gặp gỡ với Tổng thống Nga tối 31/10/2010, ông Phan Tam Đồng thay mặt cho các nghiên cứu sinh thời kỳ cha của Tổng thống còn giảng dạy, tặng mẹ và phu nhân Tổng thống 2 chiếc khăn lụa Hà Đông, tặng Tổng thống bức tranh thêu Khuê Văn Các.
TS Nguyễn Việt Sơn - con trai cố PGS-TS Nguyễn Trọng Khuông thay mặt bố tặng Tổng thống bức ảnh chụp phóng to của ông Khuông và GS Anatoly Medvedev.
Ông Đồng nhớ lại: “Hôm đó, khi nhận các món quà của những nghiên cứu sinh, tôi thấy Tổng thống Nga rung rung nước mắt xúc động. Ông đã đưa cả hai tay ra để nắm chặt tay tôi. Cử chỉ đó rất thân tình, xúc động”.
Trước đó, khi biết tin Tổng thống Nga sang thăm Việt Nam và có ý định gặp các nghiên cứu sinh, ông Đồng đã vô cùng xúc động. Đối với ông, vị Tổng thống Nga sang thăm như “người nhà lâu ngày gặp lại”.
Nặng lòng với nước Nga
Sau thời gian nghiên cứu sinh (1969-1973), ông Phan Tam Đồng trở về nước công tác ở Cục muối (Bộ Công nghiệp nhẹ). Qua nhiều vị trí kỹ thuật, sau nhiều thời gian, ông Đồng được bổ nhiệm vào vị trí Cục trưởng Cục muối (Bộ Công nghiệp nhẹ) rồi trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Công ty Muối Việt Nam.
Dù đã 74 tuổi nhưng ông Đồng vẫn nhớ như in những ngày tháng sống và học tập trên đất nước Nga (Liên Xô cũ).
“Thời kỳ ở Nga là quãng thời gian sôi nổi nhất trong cuộc đời của tôi”, ông Đồng nói trong nghẹn ngào.
Đối với ông Đồng, nước Nga là một ký ức đẹp khiến ông và các nghiên cứu sinh không thể quên. Đất nước Nga là sự thân thương, tin cậy như được ở chính quê hương của mình. Ít có dân tộc nào có thể để lại tình cảm sâu sắc đến thế trong trái tim của những nghiên cứu sinh Việt Nam.
“Đối với tôi, nước Nga chính là quê hương thứ hai của mình. Tôi không thể không nhớ, không thể không yêu. Tình cảm đó trong tôi rất tự nhiên, không hề gượng ép”, cựu nghiên cứu sinh tâm sự.
Ông Đồng cũng cho rằng, tình cảm đó không chỉ của riêng ông mà với tất cả những ai đã từng học tập, làm việc tại Nga.
Vị cựu nghiên cứu sinh khoa Hóa xúc động khi kể lại những kỷ niệm thân thương đối với đất nước Nga xinh đẹp. Người Nga rất đôn hậu, thật thà, hiếu khách và rất coi trọng tình cảm.
Ngày mới sang, chàng trai trẻ Phan Tam Đồng khi đó chỉ 27 tuổi còn vô cùng bỡ ngỡ với cuộc sống ở một đất nước xa lạ. Một bà giáo người Nga đã mời cậu học trò về thăm nhà.
Đang ngồi chơi, ông Đồng thấy một ông cụ chừng hơn 80 tuổi (cha của bà giáo) tiến tới gần và hỏi “Anh là người Việt Nam à?”.
“Sau khi tôi trả lời, ông cụ tiến lại gần đưa cả hai tay ôm lấy bàn tay nhỏ bé của tôi. Ông cụ đứng lặng một lúc và rưng rưng nước mắt”, ông Đồng kể lại.
Ông cụ biết thời điểm này, Việt Nam đang trong thời kỳ chiến tranh, đất nước còn nhiều khó khăn. “ Tình cảm yêu mến, quý trọng tôi cũng chính là tình cảm trân trọng đối với dân tộc Việt Nam”, ông Đồng nói.
Năm 2010, khi Tổng thống Nga thăm Việt Nam, ông Đồng đã kể lại câu chuyện ấn tượng này.
Dù có nói bao nhiêu về đức tính tốt của con người Nga nhưng ông Đồng vẫn thấy chưa đủ. Ông đặc biệt thích thú khi nhận ra người Nga đặc biệt coi trọng lao động và không phân biệt lao động chân tay hay trí óc.
“ Ngày đó, tại bếp ăn của trường, tôi đã rất bất ngờ khi được biết một nữ Phó giáo sư rất giỏi sau khi nghỉ hưu đã xin làm phục vụ, dọn dẹp trong nhà ăn. Bà rất quý mến những nghiên cứu sinh như chúng tôi và tôi thấy mọi người cũng rất quý mến bà. Dù là lao động chân tay hay lao động trí óc thì vẫn được coi trọng như nhau”, ông Đồng bồi hồi kể lại.
Trân trọng những tình cảm tốt đẹp những người Nga dành cho mình, ông Đồng đã cố gắng không ngừng nghỉ. Ông thường đến phòng thí nghiệm từ 8 giờ sáng và kết thúc một ngày làm việc lúc 12 giờ đêm.
Ngày về nước, ông Đồng không mang được gì nhiều ngoài mấy hòm sách chuyên ngành. Những quyển sách quý được đem từ nước Nga Xô Viết xa xôi vẫn được ông trân trọng và bảo quản cho đến ngày hôm nay.
“Ngày đó, khi chuẩn bị về nước tôi đã rất bất ngờ khi công đoàn bộ môn tặng một chiếc xe đạp. Ngày ấy, đối với tôi, việc có một chiếc xe đạp là tài sản rất quý giá. Sau khi mang về nước, tôi đã tặng chiếc xe đạp cho gia đình anh trai đang khó khăn”, ông Đồng bồi hồi nhớ lại.
Sau này, khi về nước, ông Đồng luôn khát khao được một lần trở lại mái trường cũ để thăm những người thầy năm xưa nhưng chưa có điều kiện thực hiện.
Cũng giống như ông Phan Tam Đồng, trước khi mất, PGS Nguyễn Trọng Khuông vẫn giữ những kỷ vật về đất nước Nga Xô viết . Đó là chiếc quạt tai voi, những chiếc chậu nhôm, chiếc máy quay đĩa với những đĩa nhạc Nga rất lớn.
Những bức ảnh, cuốn sách về đất nước và con người Nga đều được gia đình PGS Nguyễn Trọng Khuông trân trọng, gìn giữ.
Điều gợi nhắc nhiều nhất về những năm tháng PGS-TS Nguyễn Trọng Khuông sinh sống, học tập ở Nga là cái tên Việt Nga của cô con gái đầu lòng.
Việt Nga giờ đang sinh sống ở nước ngoài, còn Nguyễn Việt Sơn tiếp nối con đường của bố. Anh có bằng Tiến sĩ ở Pháp và đang là giảng viên khoa Điện, bộ môn Kỹ thuật đo và tin học công nghiệp thuộc Đại học Bách khoa Hà Nội.
Phạm Thịnh
Nhân 70 năm chiến thắng Vệ quốc vĩ đại, chúng tôi xin đăng câu chuyện về người thầy đặc biệt của sinh viên Việt- thân phụ Thủ tướng Nga Medvedev như lời tri ân đến những người Nga Xô Viết nhân hậu đã dành tình cảm sâu đậm cho Việt Nam.
Trước chuyến thăm chính thức Việt Nam hồi cuối tháng 10/2010, Tổng thống Nga lúc đó là Dmitri Medvedev- hiện là Thủ tướng LB Nga đề nghị được gặp những người học trò Việt cũ của cha mình, GS-TS Anatoly Afanasievich Medvedev thuộc Viện Công nghệ Leningrad.
Giáo sư Anatoly Afanasievich Medvedev (phải) và nghiên cứu sinh Nguyễn Trọng Khuông trong phòng thí nghiệm. Ảnh gia đình nhân vật cung cấp |
Đặc biệt, trong cuộc gặp mặt ấy có sự hiện diện của những cựu sinh viên thuộc Viện Công nghệ Leningrad (Liên Xô trước đây), được GS Anatoly Afanasievich Medvedev - người cha quá cố của Tổng thống Nga Medvedev, hướng dẫn khi họ làm nghiên cứu sinh tại trường.
Họ đến cùng con cháu để được chào, được gặp và chúc mừng con trai thầy giáo cũ nay đang đảm nhiệm cương vị nhà lãnh đạo cao nhất nước Nga.
Trong buổi gặp đó, ông Phan Tam Đồng là một trong những nghiên cứu sinh của Việt Nam từng học tại khoa Hóa học (Viện Công nghệ Leningrad) – nơi GS Anatoly Afanasievich Medvedev từng dạy.
Ông Đồng cho biết có 2 người làm việc trực tiếp dưới sự hướng dẫn của thầy Anatoly Afanasievich Medvedev. Đó là TS Phùng Văn Phương, bảo vệ luận án năm 1969 và PGS-TS Nguyễn Trọng Khuông, bảo vệ năm 1971.
Hiện nay, TS Phùng Văn Phương đã nghỉ hưu. Do tuổi cao, trí nhớ không còn minh mẫn, ông Phương hầu như không còn ký ức gì về thời sinh viên ở Liên Xô. Trong khi đó, ông Khuông đã mất cách đây 20 năm khi còn là giảng viên Đại học Bách khoa Hà Nội.
Ông Đồng năm nay 74 tuổi, là bạn thân của PGS-TS Nguyễn Trọng Khuông từ thời còn làm nghiên cứu sinh ở Liên Xô.
Tuy không phải là nghiên cứu sinh được trực tiếp GS Anatoly Afanasievich Medvedev hướng dẫn nhưng những kỷ niệm về đất nước Nga, những người thầy ở Nga luôn khiến ông Đồng không khỏi bồi hồi xúc động khi nhớ lại.
Ông Phan Tam Đồng cũng chính là người đã nhớ ra bức ảnh của PGS Nguyễn Trọng Khuông chụp cùng GS Anatoly Afanasievich Medvedev - người cha quá cố của Thủ tướng Nga Medvedev.
Ngay sau khi có thông tin ông Medvedev, khi đó là Tổng thống Nga sang thăm Việt Nam và muốn tìm lại những người học trò của thân phụ, Bộ Ngoại giao sau nhiều tháng tìm kiếm đã liên lạc được với ông Đồng.
Khi ấy, ông Đồng dường như là người duy nhất có thể kết nối câu chuyện về thời GS Anatoly Afanasievich Medvedev còn giảng dạy.
Tổng thống Nga Dmitry Medvedev ôm hôn những cựu sinh viên của trường Lensoviet, nơi cha của ông, GS Anatoly Afanasievich Medvedev, từng giảng dạy tại cuộc giao lưu tối 1/11/2010 ở Hà Nội. Ông Phan Tam Đồng đứng ngoài cùng, bên phải. Ảnh: Maxurikov |
“Khi được gợi ý, tôi nhớ ngay đến bức ảnh anh Khuông chụp chung với thầy Anatoly Afanasievich Medvedev. Nhiều lần được gặp thầy hướng dẫn cho anh Khuông nên tôi nhận ra ngay" - ông Đồng nhớ lại.
Video: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội kiến Thủ tướng Nga
Nguồn: VTV
Ông Đồng cũng kể lại những kỷ niệm thú vị xung quanh bức ảnh khá nổi tiếng chụp ông Nguyễn Trọng Khuông và GS Anatoly Afanasievich Medvedev.
Do là bạn thân, hai bộ môn nghiên cứu lại gần nhau nên nhiều lần ông Đồng có dịp sang thăm ông Khuông ở khu vực phòng thí nghiệm.
“Những lần tôi sang thăm anh Khuông thì đều thấy hai thầy trò đang làm việc trong phòng thí nghiệm. Khung cảnh đúng như trong bức ảnh mô tả. Tôi thấy thầy Anatoly Afanasievich Medvedev hướng dẫn cho anh Khuông rất cụ thể, tỉ mỉ. Hai thầy trò trao đổi rất sôi nổi về công việc”, ông Đồng kể.
Bên cạnh đó, ông Đồng cũng chỉ cho phóng viên về từng chi tiết trong bức ảnh. Ông kể lại căn phòng nơi ông Khuông và thầy Anatoly Afanasievich Medvedev làm việc có rất nhiều đồ thí nghiệm hiện đại. Thiết bị trong ảnh là mô hình do chính ông Khuông chế tạo để mô tả lại quá trình chiết suất các chất hóa học.
Cựu nghiên cứu sinh tại Liên Xô nhớ lại: “Tôi nhớ, khi đó thầy Anatoly Afanasievich Medvedev cũng còn rất trẻ. Hai thầy trò cũng không cách nhau quá nhiều tuổi. Ngày đó, thầy mới là Phó giáo sư nhưng đã có trình độ học vấn rất uyên thâm”.
Khi còn học tại Liên Xô, ông Khuông cũng từng nhiều lần tâm sự với bạn thân bày tỏ sự kính phục đối với thầy Anatoly Afanasievich Medvedev.
|
Khi được hỏi về những người thầy Nga, TS Đồng nghẹn ngào. Ngừng một lúc, ông Đồng thốt lên: “Đó là những người thầy tuyệt vời của cuộc đời chúng tôi. Các thầy không chỉ có trình độ uyên thâm mà còn hướng dẫn chúng tôi rất nhiệt tình. Thầy và trò có thể trao đổi rất thẳng thắn”.
Ông Đồng tiếp tục kể: “Tổng thống Medvedev rất giống cha. Khi được gợi ý, tôi nhớ ra ngay bức ảnh anh Khuông chụp cùng thầy Anatoly Afanasievich Medvedev trong phòng thí nghiệm”.
Sau quá trình đi kiểm nghiệm, phía Nga đã xác nhận người chụp ảnh cùng TS Nguyễn Trọng Khuông là GS Anatoly Afanasievich Medvedev – thân phụ Tổng thống Nga Mevedev lúc bấy giờ.
Trong buổi gặp gỡ với Tổng thống Nga tối 31/10/2010, ông Phan Tam Đồng thay mặt cho các nghiên cứu sinh thời kỳ cha của Tổng thống còn giảng dạy, tặng mẹ và phu nhân Tổng thống 2 chiếc khăn lụa Hà Đông, tặng Tổng thống bức tranh thêu Khuê Văn Các.
TS Nguyễn Việt Sơn - con trai cố PGS-TS Nguyễn Trọng Khuông thay mặt bố tặng Tổng thống bức ảnh chụp phóng to của ông Khuông và GS Anatoly Medvedev.
Ông Đồng nhớ lại: “Hôm đó, khi nhận các món quà của những nghiên cứu sinh, tôi thấy Tổng thống Nga rung rung nước mắt xúc động. Ông đã đưa cả hai tay ra để nắm chặt tay tôi. Cử chỉ đó rất thân tình, xúc động”.
Trước đó, khi biết tin Tổng thống Nga sang thăm Việt Nam và có ý định gặp các nghiên cứu sinh, ông Đồng đã vô cùng xúc động. Đối với ông, vị Tổng thống Nga sang thăm như “người nhà lâu ngày gặp lại”.
Nặng lòng với nước Nga
Sau thời gian nghiên cứu sinh (1969-1973), ông Phan Tam Đồng trở về nước công tác ở Cục muối (Bộ Công nghiệp nhẹ). Qua nhiều vị trí kỹ thuật, sau nhiều thời gian, ông Đồng được bổ nhiệm vào vị trí Cục trưởng Cục muối (Bộ Công nghiệp nhẹ) rồi trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Công ty Muối Việt Nam.
Dù đã 74 tuổi nhưng ông Đồng vẫn nhớ như in những ngày tháng sống và học tập trên đất nước Nga (Liên Xô cũ).
PGS-TS Phan Tam Đồng rưng rưng xúc động khi kể về những năm tháng học tập tại Liên Xô cũ (Ảnh: Phạm Thịnh) |
Đối với ông Đồng, nước Nga là một ký ức đẹp khiến ông và các nghiên cứu sinh không thể quên. Đất nước Nga là sự thân thương, tin cậy như được ở chính quê hương của mình. Ít có dân tộc nào có thể để lại tình cảm sâu sắc đến thế trong trái tim của những nghiên cứu sinh Việt Nam.
“Đối với tôi, nước Nga chính là quê hương thứ hai của mình. Tôi không thể không nhớ, không thể không yêu. Tình cảm đó trong tôi rất tự nhiên, không hề gượng ép”, cựu nghiên cứu sinh tâm sự.
Ông Đồng cũng cho rằng, tình cảm đó không chỉ của riêng ông mà với tất cả những ai đã từng học tập, làm việc tại Nga.
Video: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến Thủ tướng Nga
quocte/2014/11/13/Video-th-tng-hi-kin-th-tng-nga-1415844673.mp4&width=500&height=350&autostart=false&volume=80&repeat=true&bufferlength=10" src="https://vtcnews.vn/static/swf/player.swf" type="application/x-shockwave-flash" title="Adobe Flash Player" height="350" width="500">
VTV
Vị cựu nghiên cứu sinh khoa Hóa xúc động khi kể lại những kỷ niệm thân thương đối với đất nước Nga xinh đẹp. Người Nga rất đôn hậu, thật thà, hiếu khách và rất coi trọng tình cảm.
Ngày mới sang, chàng trai trẻ Phan Tam Đồng khi đó chỉ 27 tuổi còn vô cùng bỡ ngỡ với cuộc sống ở một đất nước xa lạ. Một bà giáo người Nga đã mời cậu học trò về thăm nhà.
Đang ngồi chơi, ông Đồng thấy một ông cụ chừng hơn 80 tuổi (cha của bà giáo) tiến tới gần và hỏi “Anh là người Việt Nam à?”.
“Sau khi tôi trả lời, ông cụ tiến lại gần đưa cả hai tay ôm lấy bàn tay nhỏ bé của tôi. Ông cụ đứng lặng một lúc và rưng rưng nước mắt”, ông Đồng kể lại.
Ông cụ biết thời điểm này, Việt Nam đang trong thời kỳ chiến tranh, đất nước còn nhiều khó khăn. “ Tình cảm yêu mến, quý trọng tôi cũng chính là tình cảm trân trọng đối với dân tộc Việt Nam”, ông Đồng nói.
Năm 2010, khi Tổng thống Nga thăm Việt Nam, ông Đồng đã kể lại câu chuyện ấn tượng này.
Dù có nói bao nhiêu về đức tính tốt của con người Nga nhưng ông Đồng vẫn thấy chưa đủ. Ông đặc biệt thích thú khi nhận ra người Nga đặc biệt coi trọng lao động và không phân biệt lao động chân tay hay trí óc.
“ Ngày đó, tại bếp ăn của trường, tôi đã rất bất ngờ khi được biết một nữ Phó giáo sư rất giỏi sau khi nghỉ hưu đã xin làm phục vụ, dọn dẹp trong nhà ăn. Bà rất quý mến những nghiên cứu sinh như chúng tôi và tôi thấy mọi người cũng rất quý mến bà. Dù là lao động chân tay hay lao động trí óc thì vẫn được coi trọng như nhau”, ông Đồng bồi hồi kể lại.
Trân trọng những tình cảm tốt đẹp những người Nga dành cho mình, ông Đồng đã cố gắng không ngừng nghỉ. Ông thường đến phòng thí nghiệm từ 8 giờ sáng và kết thúc một ngày làm việc lúc 12 giờ đêm.
Ngày về nước, ông Đồng không mang được gì nhiều ngoài mấy hòm sách chuyên ngành. Những quyển sách quý được đem từ nước Nga Xô Viết xa xôi vẫn được ông trân trọng và bảo quản cho đến ngày hôm nay.
“Ngày đó, khi chuẩn bị về nước tôi đã rất bất ngờ khi công đoàn bộ môn tặng một chiếc xe đạp. Ngày ấy, đối với tôi, việc có một chiếc xe đạp là tài sản rất quý giá. Sau khi mang về nước, tôi đã tặng chiếc xe đạp cho gia đình anh trai đang khó khăn”, ông Đồng bồi hồi nhớ lại.
Sau này, khi về nước, ông Đồng luôn khát khao được một lần trở lại mái trường cũ để thăm những người thầy năm xưa nhưng chưa có điều kiện thực hiện.
Cũng giống như ông Phan Tam Đồng, trước khi mất, PGS Nguyễn Trọng Khuông vẫn giữ những kỷ vật về đất nước Nga Xô viết . Đó là chiếc quạt tai voi, những chiếc chậu nhôm, chiếc máy quay đĩa với những đĩa nhạc Nga rất lớn.
Những bức ảnh, cuốn sách về đất nước và con người Nga đều được gia đình PGS Nguyễn Trọng Khuông trân trọng, gìn giữ.
Điều gợi nhắc nhiều nhất về những năm tháng PGS-TS Nguyễn Trọng Khuông sinh sống, học tập ở Nga là cái tên Việt Nga của cô con gái đầu lòng.
Việt Nga giờ đang sinh sống ở nước ngoài, còn Nguyễn Việt Sơn tiếp nối con đường của bố. Anh có bằng Tiến sĩ ở Pháp và đang là giảng viên khoa Điện, bộ môn Kỹ thuật đo và tin học công nghiệp thuộc Đại học Bách khoa Hà Nội.
Phạm Thịnh
Bình luận