(VTC News) – Các chiến sĩ cảnh vệ đều có dáng vẻ hiền lành, dễ gần, nhưng họ sở hữu những kỹ năng khiến ngay cả mật vũ Mỹ và châu Âu phải ngả mũ thán phục.
Lực lượng cảnh vệ có nhiều bộ phận. Bộ phận chiến đấu gồm các sĩ quan làm nhiệm vụ tuần tra, canh gác, bảo vệ các mục tiêu quan trọng; tiền trạm tại các địa phương, bảo vệ chính khách trên đường di chuyển; bảo vệ khách quốc tế và các hội nghị, mít tinh...
Bộ phận kỹ thuật chia làm nhiều khâu như: kiểm nghiệm, rà mìn, kiểm tra chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ... bằng các thiết bị hiện đại như: sử dụng cửa từ, máy soi, chó nghiệp vụ, sử dụng hệ thống thông tin liên lạc, máy phá sóng...
Thần kinh thép
Khi được sĩ quan của Bộ tư lệnh cảnh vệ đưa đi gặp đại tá Nguyễn Văn Cường – Trưởng phòng bảo vệ tiếp cận, tôi vẫn nghĩ rằng ắt hẳn đó là một người cao to, mặt lạnh và cơ bắp cuồn cuộn, ánh mắt lạnh băng như những mật vụ trong phim hành động.
Thế nhưng, đại tá Cường – một trong những người có nhiều chuyến công tác nhất cùng các nguyên thủ Việt Nam lại có khuôn mặt hiền lành, đậm nét giản dị.
Từng trèo đèo trong những chuyến đi ở vùng cao, trực tiếp phối hợp cùng mật vụ Mỹ, châu Âu trong những chuyến công tác của các nguyên thủ, ấn tượng về đại tá Cường là người dễ gần, vui nhộn nhưng cũng rất kỷ luật nhà binh.
Phải rất nhiều lần hẹn, tôi mới có thể gặp người được cho là một trong những thiện xạ bậc nhất của lực lượng cảnh vệ với khả năng bắn nhiều loại súng bằng cả hai tay và có thể khống chế đối phương chỉ bằng một động tác.
Nhiều người trong lực lượng cảnh vệ vẫn kể về câu chuyện bảo vệ Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tại Mỹ hồi năm 2006, mật vụ Mỹ đi cùng Tổng thống Bush từng thốt lên với đại tá Cường và đồng đội: “Dường như các anh có thần kinh thép thì phải”.
Hơn 30 năm gắn bó trong ngành, đại tá Cường từng tháp tùng nhiều lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ trong các chuyến công tác trong và ngoài nước.
Chuyến đi nào cũng đòi hỏi người lính cảnh vệ phải có sẵn kịch bản ứng phó các tình huống xảy ra và cả khả năng ứng biến linh hoạt khi cần.
Năm 2006, đại tá Cường và đồng đội được cử đi bảo vệ nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sang thăm Mỹ. Chủ tịch nước và nhiều lãnh đạo khác của Việt Nam đều có thói quen thích trò chuyện, gần gũi với dân mỗi khi dừng chân ở các điểm công tác.
"Cái khó của người chiến sĩ cảnh vệ là phải đảm bảo tuyệt đối an toàn, nhưng cũng không được phép tạo ‘rào cản’ giữa lãnh đạo và dân”, đại tá Cường nói về một trong những nguyên tắc của ngành cảnh vệ.
Sáng hôm đó, nguyên Chủ tịch Triết bất ngờ nói với đại tá Cường về việc muốn đi bộ dọc con đường cạnh Lầu Năm Góc, nơi xảy ra vụ tự thiêu phản đối sự can dự của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam của Norman Morrison.
Ban đầu, an ninh Mỹ phản đối khi đại tá Cường đề nghị phối hợp bởi họ không đủ tự tin bảo vệ tuyệt đối an toàn cho Chủ tịch. Tuy nhiên, yêu cầu của lãnh đạo luôn phải được tuân thủ nghiêm ngặt.
Đại tá Cường vận dụng mọi khả năng ‘thuyết khách’ có thể để an ninh Mỹ phối hợp cùng lực lượng cảnh vệ Việt Nam bảo vệ an toàn cho chuyến đi bộ.
Một lần tới thăm quận Cam, nơi có nhiều người Việt đang sinh sống. Nguyên Chủ tịch Triết đề nghị có một cuộc nói chuyện ngoài trời với cộng đồng người Việt. Tuy nhiên, an ninh Mỹ từ chối, họ cử người đến nói rằng nếu nói chuyện ngoài trời, họ gần như không thể biết trước chuyện gì xảy ra.
Cuối cùng, an ninh Mỹ cũng nhượng bộ bằng cách đồng ý sắp xếp một bữa cơm tối thân mật giữa nguyên Chủ tịch và cộng đồng người Việt.
Với tác phong giản dị, gần gũi của mình, nguyên Chủ tịch Triết vui vẻ bắt tay và trò chuyện với bất cứ người Việt nào tới chào hỏi.
Mật vụ Mỹ gọi riêng đại tá Cường ra một góc phòng hỏi: “Các anh có biết hết số khách mời này không”. “Không, chúng tôi làm sao biết hết được, nhưng chúng tôi sẽ cùng các anh phối hợp đảm bảo an toàn tuyệt đối”, đại tá Cường đáp.
Mật vụ Mỹ toát mồ hôi trán khi thấy rất nhiều người tranh nhau tới hỏi chuyện, bắt tay Chủ tịch.
Trong lúc đó, lực lượng cảnh vệ Việt Nam bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ vẫn bình tĩnh thực hiện nhiệm vụ.
Bữa cơm diễn ra trong không khí vui vẻ, ấm cúng. Bài phát biểu của Chủ tịch Triết khi đó phải dừng lại tới 40 lần do nhiều lần cộng đồng người Việt ở Mỹ đứng dậy vỗ tay hoan hô.
“Hôm nay, được gặp Chủ tịch nước mới biết nhiều thế lực thù địch cố ý tung tin đồn sai sự thực. Chúng tôi chưa từng biết rằng Chủ tịch nước lại là người gần gũi với dân như vậy. Cảm ơn Chủ tịch đã cho chúng tôi biết sự thực, biết rằng Việt Nam đang ngày càng lớn mạnh”, nhiều người Việt trong số khách mời xúc động nói.
Khi bữa cơm kết thúc, chỉ huy lực lượng mật vụ Mỹ tại hiện trường đến tận nơi bắt tay đại tá Cường: “Các anh đúng là có thần kinh thép khi bình tĩnh bảo vệ nguyên thủ giữa đám đông như vậy!”.
Viên chỉ huy nói, mỗi lần Tổng thống Mỹ đi gặp dân phải có tới cả trung đoàn mật vụ đi theo bảo vệ và luôn giữ khoảng cách, không để bất cứ ai khả nghi lại gần Tổng thống.
Chính vì thế, ông ta nói mình vô cùng thán phục khi mật vụ Mỹ như “ngồi trên đống lửa” trong khi cảnh vệ Việt Nam dường như không tỏ ra bất cứ vẻ căng thẳng nào.
Thiện xạ
Theo báo chí Nga, trong lực lượng mật vụ bảo vệ Tổng thống nước này, luôn có ít nhất một người có thể bắn súng bằng tay trái để đối phó với mọi loại nguy hiểm.
Đem điều này hỏi đại tá Cường, ông cười đáp: “Rất nhiều chiến sĩ trong lực lượng cảnh vệ Việt Nam có thể bắn tốt cả hai tay, với nhiều loại súng khác nhau”.
Một trong những thiện xạ nổi tiếng trong ngành là đại tá Hoàng Văn Giảng. Năm 2009, trong chuyến tháp tùng nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sang thăm Nga và cộng hòa Kalmykia – quốc gia thuộc Cộng hòa Liên bang Nga, đại tá Giảng từng khiến các mật vụ nơi này một phen sững sờ với kỹ năng dùng súng.
Tổng thống Kalmykia đưa Chủ tịch nước đi thăm khu rừng, nơi đội đặc nhiệm bảo vệ Tổng thống luyện tập.
Bất ngờ, Tổng thống Kalmykia đề nghị Chủ tịch Triết cho sĩ quan bảo vệ của hai bên bắn thi với súng phóng lựu, súng tiểu liên, súng ngắn.
Những khẩu súng được mang ra, đó đều là súng mới, tối tân do Cộng hòa Kalmykia mới đặt mua.
Cái khó với đại tá Giảng là súng phóng lựu, loại súng ông chưa từng sử dụng bao giờ, hơn nữa lại là súng chuyên dụng, tối tân đặt riêng theo các đơn đặt hàng quốc phòng.
Kết quả là đặc nhiệm bắn giỏi nhất của Cộng hòa Kalmykia bắn đổ 90/100 mục tiêu. Thế nhưng, trước sự chứng kiến của lãnh đạo hai nước và đặc nhiệm nước bạn, đại tá Giảng bắn đổ 98/100 mục tiêu!
“Anh ta không có gì tỏ ra căng thẳng tâm lý hay bỡ ngỡ, thậm chí bắn giỏi hơn cả đặc nhiệm số 1 của chúng tôi. Sĩ quan công an Việt Nam đúng là thiện xạ của các thiện xạ”, Tổng thống Kalmykia nói.
Theo đại tá Cường, muốn được làm cảnh vệ thì chiến sĩ phải có thể lực dồi dào, nhanh nhẹn, bắn súng, võ thuật, bơi lội đều phải giỏi, quan hệ ứng xử tốt...
Trước kia, lực lượng cảnh vệ được tuyển chọn từ những học viên tốt nghiệp Đại học An ninh nhân dân, cao từ 1m72 trở lên, không có khiếm khuyết ngoại hình và phải biết ngoại ngữ, hoặc những chiến sĩ ưu tú trong ngành công an.
Khi về đơn vị, họ phải trải qua lớp huấn luyện ngặt nghèo về võ thuật, nghiệp vụ, kỹ năng lái xe, ứng phó khẩn cấp, sử dụng vi tính, ngoại ngữ v.v. để trở thành sĩ quan bảo vệ tiếp cận. Đó là những chiến sĩ theo sát từng bước chân các chính khách, bảo vệ tuyệt đối an toàn.
Nay do yêu cầu công việc, điều kiện tốt nghiệp Đại học An ninh nhân dân không còn là bắt buộc. Tuy nhiên, kỹ năng võ thuật và bắn súng là điều không thể thiếu với lực lượng cảnh vệ.
Văn Việt
Lực lượng cảnh vệ có nhiều bộ phận. Bộ phận chiến đấu gồm các sĩ quan làm nhiệm vụ tuần tra, canh gác, bảo vệ các mục tiêu quan trọng; tiền trạm tại các địa phương, bảo vệ chính khách trên đường di chuyển; bảo vệ khách quốc tế và các hội nghị, mít tinh...
Đại tá Nguyễn Văn Cường – Trưởng phòng bảo vệ tiếp cận - Ảnh: Thanh Phong |
Bộ phận kỹ thuật chia làm nhiều khâu như: kiểm nghiệm, rà mìn, kiểm tra chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ... bằng các thiết bị hiện đại như: sử dụng cửa từ, máy soi, chó nghiệp vụ, sử dụng hệ thống thông tin liên lạc, máy phá sóng...
Thần kinh thép
Khi được sĩ quan của Bộ tư lệnh cảnh vệ đưa đi gặp đại tá Nguyễn Văn Cường – Trưởng phòng bảo vệ tiếp cận, tôi vẫn nghĩ rằng ắt hẳn đó là một người cao to, mặt lạnh và cơ bắp cuồn cuộn, ánh mắt lạnh băng như những mật vụ trong phim hành động.
Thế nhưng, đại tá Cường – một trong những người có nhiều chuyến công tác nhất cùng các nguyên thủ Việt Nam lại có khuôn mặt hiền lành, đậm nét giản dị.
Từng trèo đèo trong những chuyến đi ở vùng cao, trực tiếp phối hợp cùng mật vụ Mỹ, châu Âu trong những chuyến công tác của các nguyên thủ, ấn tượng về đại tá Cường là người dễ gần, vui nhộn nhưng cũng rất kỷ luật nhà binh.
Phải rất nhiều lần hẹn, tôi mới có thể gặp người được cho là một trong những thiện xạ bậc nhất của lực lượng cảnh vệ với khả năng bắn nhiều loại súng bằng cả hai tay và có thể khống chế đối phương chỉ bằng một động tác.
Mật vụ Mỹ từng thốt lên rằng: "Cảnh vệ Việt Nam có thần kinh thép" - Ảnh: Thanh Phong |
Nhiều người trong lực lượng cảnh vệ vẫn kể về câu chuyện bảo vệ Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tại Mỹ hồi năm 2006, mật vụ Mỹ đi cùng Tổng thống Bush từng thốt lên với đại tá Cường và đồng đội: “Dường như các anh có thần kinh thép thì phải”.
Hơn 30 năm gắn bó trong ngành, đại tá Cường từng tháp tùng nhiều lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ trong các chuyến công tác trong và ngoài nước.
Chuyến đi nào cũng đòi hỏi người lính cảnh vệ phải có sẵn kịch bản ứng phó các tình huống xảy ra và cả khả năng ứng biến linh hoạt khi cần.
Năm 2006, đại tá Cường và đồng đội được cử đi bảo vệ nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sang thăm Mỹ. Chủ tịch nước và nhiều lãnh đạo khác của Việt Nam đều có thói quen thích trò chuyện, gần gũi với dân mỗi khi dừng chân ở các điểm công tác.
"Cái khó của người chiến sĩ cảnh vệ là phải đảm bảo tuyệt đối an toàn, nhưng cũng không được phép tạo ‘rào cản’ giữa lãnh đạo và dân”, đại tá Cường nói về một trong những nguyên tắc của ngành cảnh vệ.
Sáng hôm đó, nguyên Chủ tịch Triết bất ngờ nói với đại tá Cường về việc muốn đi bộ dọc con đường cạnh Lầu Năm Góc, nơi xảy ra vụ tự thiêu phản đối sự can dự của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam của Norman Morrison.
Ban đầu, an ninh Mỹ phản đối khi đại tá Cường đề nghị phối hợp bởi họ không đủ tự tin bảo vệ tuyệt đối an toàn cho Chủ tịch. Tuy nhiên, yêu cầu của lãnh đạo luôn phải được tuân thủ nghiêm ngặt.
Đại tá Cường vận dụng mọi khả năng ‘thuyết khách’ có thể để an ninh Mỹ phối hợp cùng lực lượng cảnh vệ Việt Nam bảo vệ an toàn cho chuyến đi bộ.
Một lần tới thăm quận Cam, nơi có nhiều người Việt đang sinh sống. Nguyên Chủ tịch Triết đề nghị có một cuộc nói chuyện ngoài trời với cộng đồng người Việt. Tuy nhiên, an ninh Mỹ từ chối, họ cử người đến nói rằng nếu nói chuyện ngoài trời, họ gần như không thể biết trước chuyện gì xảy ra.
Cuối cùng, an ninh Mỹ cũng nhượng bộ bằng cách đồng ý sắp xếp một bữa cơm tối thân mật giữa nguyên Chủ tịch và cộng đồng người Việt.
|
Mật vụ Mỹ gọi riêng đại tá Cường ra một góc phòng hỏi: “Các anh có biết hết số khách mời này không”. “Không, chúng tôi làm sao biết hết được, nhưng chúng tôi sẽ cùng các anh phối hợp đảm bảo an toàn tuyệt đối”, đại tá Cường đáp.
Mật vụ Mỹ toát mồ hôi trán khi thấy rất nhiều người tranh nhau tới hỏi chuyện, bắt tay Chủ tịch.
Trong lúc đó, lực lượng cảnh vệ Việt Nam bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ vẫn bình tĩnh thực hiện nhiệm vụ.
Bữa cơm diễn ra trong không khí vui vẻ, ấm cúng. Bài phát biểu của Chủ tịch Triết khi đó phải dừng lại tới 40 lần do nhiều lần cộng đồng người Việt ở Mỹ đứng dậy vỗ tay hoan hô.
“Hôm nay, được gặp Chủ tịch nước mới biết nhiều thế lực thù địch cố ý tung tin đồn sai sự thực. Chúng tôi chưa từng biết rằng Chủ tịch nước lại là người gần gũi với dân như vậy. Cảm ơn Chủ tịch đã cho chúng tôi biết sự thực, biết rằng Việt Nam đang ngày càng lớn mạnh”, nhiều người Việt trong số khách mời xúc động nói.
Khi bữa cơm kết thúc, chỉ huy lực lượng mật vụ Mỹ tại hiện trường đến tận nơi bắt tay đại tá Cường: “Các anh đúng là có thần kinh thép khi bình tĩnh bảo vệ nguyên thủ giữa đám đông như vậy!”.
Viên chỉ huy nói, mỗi lần Tổng thống Mỹ đi gặp dân phải có tới cả trung đoàn mật vụ đi theo bảo vệ và luôn giữ khoảng cách, không để bất cứ ai khả nghi lại gần Tổng thống.
Chính vì thế, ông ta nói mình vô cùng thán phục khi mật vụ Mỹ như “ngồi trên đống lửa” trong khi cảnh vệ Việt Nam dường như không tỏ ra bất cứ vẻ căng thẳng nào.
Thiện xạ
Theo báo chí Nga, trong lực lượng mật vụ bảo vệ Tổng thống nước này, luôn có ít nhất một người có thể bắn súng bằng tay trái để đối phó với mọi loại nguy hiểm.
Đem điều này hỏi đại tá Cường, ông cười đáp: “Rất nhiều chiến sĩ trong lực lượng cảnh vệ Việt Nam có thể bắn tốt cả hai tay, với nhiều loại súng khác nhau”.
Đại tá Cường và một số dụng cụ chuyên dụng của lực lượng cảnh vệ - Ảnh: Thanh Phong |
Một trong những thiện xạ nổi tiếng trong ngành là đại tá Hoàng Văn Giảng. Năm 2009, trong chuyến tháp tùng nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sang thăm Nga và cộng hòa Kalmykia – quốc gia thuộc Cộng hòa Liên bang Nga, đại tá Giảng từng khiến các mật vụ nơi này một phen sững sờ với kỹ năng dùng súng.
|
Bất ngờ, Tổng thống Kalmykia đề nghị Chủ tịch Triết cho sĩ quan bảo vệ của hai bên bắn thi với súng phóng lựu, súng tiểu liên, súng ngắn.
Những khẩu súng được mang ra, đó đều là súng mới, tối tân do Cộng hòa Kalmykia mới đặt mua.
Cái khó với đại tá Giảng là súng phóng lựu, loại súng ông chưa từng sử dụng bao giờ, hơn nữa lại là súng chuyên dụng, tối tân đặt riêng theo các đơn đặt hàng quốc phòng.
Kết quả là đặc nhiệm bắn giỏi nhất của Cộng hòa Kalmykia bắn đổ 90/100 mục tiêu. Thế nhưng, trước sự chứng kiến của lãnh đạo hai nước và đặc nhiệm nước bạn, đại tá Giảng bắn đổ 98/100 mục tiêu!
“Anh ta không có gì tỏ ra căng thẳng tâm lý hay bỡ ngỡ, thậm chí bắn giỏi hơn cả đặc nhiệm số 1 của chúng tôi. Sĩ quan công an Việt Nam đúng là thiện xạ của các thiện xạ”, Tổng thống Kalmykia nói.
Theo đại tá Cường, muốn được làm cảnh vệ thì chiến sĩ phải có thể lực dồi dào, nhanh nhẹn, bắn súng, võ thuật, bơi lội đều phải giỏi, quan hệ ứng xử tốt...
Trước kia, lực lượng cảnh vệ được tuyển chọn từ những học viên tốt nghiệp Đại học An ninh nhân dân, cao từ 1m72 trở lên, không có khiếm khuyết ngoại hình và phải biết ngoại ngữ, hoặc những chiến sĩ ưu tú trong ngành công an.
Khi về đơn vị, họ phải trải qua lớp huấn luyện ngặt nghèo về võ thuật, nghiệp vụ, kỹ năng lái xe, ứng phó khẩn cấp, sử dụng vi tính, ngoại ngữ v.v. để trở thành sĩ quan bảo vệ tiếp cận. Đó là những chiến sĩ theo sát từng bước chân các chính khách, bảo vệ tuyệt đối an toàn.
Nay do yêu cầu công việc, điều kiện tốt nghiệp Đại học An ninh nhân dân không còn là bắt buộc. Tuy nhiên, kỹ năng võ thuật và bắn súng là điều không thể thiếu với lực lượng cảnh vệ.
Văn Việt
Bình luận