• Zalo

Chuyện chưa kể kiếp vượt biên sang Trung Quốc làm thuê

Thời sựThứ Hai, 24/06/2013 08:48:00 +07:00 Google News

Dù biết vượt biên trái phép, nguy hiểm rình rập, song do được trả ngày công lao động cao, hàng vạn lao động đã, đang nhắm mắt đưa chân qua bên kia biên giới.

Dù biết vượt biên trái phép, nguy hiểm rình rập, song do được trả ngày công lao động khá cao, hàng vạn lao động đã, đang nhắm mắt đưa chân qua bên kia biên giới…

Chúng tôi gặp Vừ Mí Phừ, thôn Xóm mới, thị trấn Phó Bảng, đang làm thợ hồ cho một công trình xây dựng của xã. Đưa tay quệt giọt mồ hồi trên mà, Phừ cho biết: "Làm ở nhà, lương thấp nhưng được gần vợ, gần con, ăn uống đầy đủ nên tinh thần, sức khỏe rất ổn. Còn làm phu bên kia thì khổ cực trăm bề".

"Trước khi đi, họ hứa hẹn mỗi ngày trả công 60 tệ (180.000 đồng tiền Việt), công việc nhàn lắm. Nhưng sang đến bên đó, tình cảnh hoàn toàn ngược lại. Bọn mình đi phát cỏ trồng cây. Thời gian không tính theo giờ cố định, chỉ làm từ tinh mơ đến tối mịt mới về. Buổi trưa chỉ được nghỉ 30 phút, đủ thời gian đi bộ về nhà ăn trưa. Sau đó lại làm tiếp đến tối mịt. Ăn uống chỉ đủ để tồn tại, với chỉ 2 món - cơm và… muối. Đói, khổ lắm. Mình đi một tháng sút mất 5kg…", Phừ tâm sự.


vượt biên, làm thuê
Đi làm "chui" ở Trung Quốc, Vừ Mí Phừ đã bị đánh đến độ mang đầy thương tích. Ảnh: Thái Hà/Tiền Phong.

Công việc vất vả, đến giấc ngủ cũng không được yên thân. Bà Vi Thị Tiện, trú thôn Khuôn Gioong, xã Trùng Quán, huyện Văn Lãng nhớ lại: "Mỗi ngày chúng tôi phải làm từ 12-14 tiếng đồng hồ, bắt đầu từ mờ sáng. Nếu nghỉ sẽ bị trừ lương, ai không nghe thì bị chửi bới, thậm chí bị đánh đập. Đi làm thuê chẳng khác tù nhân giam lỏng; phải trốn chui, chốn lủi trong rừng".

Những lao động Việt Nam làm thuê ở thành phố cũng không hơn gì. Hoàng Văn Chúng, 26 tuổi, nhà ở xóm Đoàn Kết, thị trấn Đồng, từng làm công nhân "lậu" ở một khu công nghiệp thuộc TP.Nam Ninh, cho biết:

Chúng tôi thường bị chủ lao động chửi bới, xúc phạm thậm tệ, đôi khi còn bị coi như con vật. Trước thái độ hung hãn, mình đành lờ đi cho yên phận. Không chỉ có vậy, đến kỳ lĩnh lương chủ lao động dùng thủ đoạn kẹp tiền giả và tiền thật. Ra chợ mua sắm mới biết là tiền giả nhưng không biết kêu ai với ai".


Theo ông Nguyễn Thanh Long - Phó Giám đốc Sở LĐTBXH Hà Giang, lao động Việt sang Trung Quốc làm việc chủ yếu trong lĩnh vực nông lâm nghiệp là như: Chăm sóc vườn cây, trồng rừng, phát rẫy… Phần còn lại là làm trong lĩnh vực xây dựng và khai khoáng…Thời gian làm chủ yếu dưới 10 ngày, cá biệt có lao động đi từ 6 tháng đến 1 năm. Mức thu nhập làm việc tại Trung Quốc bình quân mỗi ngày từ 250.000-300.000 đồng.

Ông Long thừa nhận, tình trạng lao động tự do sang Trung Quốc tìm việc làm đang diễn biến với chiều hướng ngày càng phức tạp. "Qua khảo sát tại các huyện vùng cao, Sở ghi nhận tình trạng người Việt Nam bị bóc lột sức lao động.

Cũng có hộ gia đình đi làm thuê có thu nhập tương đối ổn định, mua sắm được thêm đồ dùng trong nhà. Nhưng cũng không ít trường hợp bị chủ sử dụng lao động dùng thủ đoạn quỵt tiền công" - ông Long nói.





Theo Dân Việt
Bình luận
vtcnews.vn