Một người mẫu có kinh nghiệm kể lại rằng các thí sinh khi đã bước vào phòng đo đạc không phải "trần như nhộng" như nhiều người đồn đoán.
Từng tham gia hai cuộc thi sắc đẹp trong nước, Ngọc - một người mẫu có kinh nghiệm kể lại rằng các thí sinh khi đã bước vào phòng đo đạc không phải "trần như nhộng" như nhiều người đồn đoán mà giám khảo nhân trắc chỉ yêu cầu cởi bỏ áo và quần dài.
Đầu tiên họ sẽ kiểm tra những điểm chạm của chân bằng cách yêu cầu cô phải đứng khép 2 chân lại. Sau đó giám khảo nhân trắc sẽ dùng thước dây để đo các vòng. "Để có số liệu về chiều cao và cân nặng cô sẽ phải đứng lên một cái cân" - Ngọc cho biết.
Cũng theo Ngọc, người bác sĩ đo sẽ đọc kết quả cho một bác sĩ khác ghi lại. Sau đó, cô được chuyển qua một bác sĩ khác khám da, đùi, hàm, tóc, răng, ngực, mông,... Khoảng thời gian dành cho việc đo đạc diễn ra chừng từ 4- 6 phút.
Theo tiết lộ của Hoa hậu Ngọc Hân, tất cả các thí sinh vào phòng kiểm tra chỉ số nhân trắc học đều phải để mặt mộc, không được làm tóc. Nếu ai cố tình bới tóc cao nhằm "ăn gian" chiều cao đều bị yêu cầu gỡ ra. Vậy nên hình ảnh thiếu nữ "đi vào lộng lẫy, đi ra bú rù" xuất hiện ở nhiều cuộc thi.
Đến giờ, Ngọc Hân vẫn còn ấn tượng với trường hợp của người đẹp Na Uy đến từ Huế trong cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2010. "Tôn Nữ Na Uy là con gái Huế rất kín đáo thuộc dòng dõi quý tộc nên chuyện cởi bỏ quần áo trước mặt người khác là điều tối kị.
Trước đó Na Uy không nghĩ có vòng đo đạc như vậy nên cô bước vào cuộc thi rất đắn đo. Thậm chí Na Uy còn định bỏ về. Nhưng sau đó thấy mất công vì đã ra Hà Nội nên cô đã gọi điện cho bố và gia đình cùng thống nhất mới tiếp tục cuộc thi" - Ngọc Hân tâm sự.
Ngọc Hân bảo với những người từng tham làm người mẫu, từng mặc nhiều trang phục trong đó có áo tắm... như Hân và nhiều bạn khác thì việc tham gia phần thi đo chỉ số hình thể như vậy không phải là một vấn đề lớn.
"Các giám khảo sẽ quan sát trực diện và có thể đánh giá từng người thông qua phong thái khi một cô gái bước vào vòng đo, thông qua cách một cô gái cởi bỏ trang phục... điều này nói lên một phần về chính con người cô gái đó" - Ngọc Hân nói.
Chỉ có nữ bác sĩ mới được vào phòng đo đạc
Là người trên 20 năm làm trưởng ban tổ chức và giám khảo các cuộc thi Hoa hậu Việt Nam, ông Dương Xuân Nam cho biết, có một đội ngũ bác sĩ thẩm mỹ và nhân trắc học (gồm từ 6 đến 8 người) để tham gia vào khâu đo đạc và kiểm tra chỉ số nhân trắc học cho thí sinh.
Những giáo sư có chuyên môn về lĩnh vực thẩm mỹ, nhân trắc học như Hoàng Tử Hùng, Nguyễn Quang Quyền (đã mất)... không trực tiếp khám vì là nam nhưng học trò của họ là những nữ bác sĩ, nhà nhân trắc học có chuyên môn cao và rất chuyên nghiệp.
"Nhìn là họ có thể biết ngay cô A có sửa mũi không, cô B có nâng ngực không, cô C có hút mỡ bụng không... Công việc cũng giống như một bác sĩ khám bệnh cho bệnh nhân. Họ rất có kinh nghiệm, là những người theo đuổi các cuộc thi hoa hậu từ nhiều năm nay" - ông Dương Xuân Nam thổ lộ.
Với những gương mặt quen thuộc ở nhiều cuộc thi nhan sắc gần đây như nhân trắc học Thẩm Hoàng Điệp hay bác sĩ thẩm mỹ Lê Diệp Linh,... thì hầu như không phải trực tiếp đo đạc, khám các thí sinh mà chỉ là người giám sát, "điều khiển" một đội ngũ bác sĩ. Khi thấy cần họ sẽ kiểm tra lại.
Theo ông Nam, mỗi bác sĩ sau phần đo đạc, kiểm tra đều ký giấy xác nhận chịu trách nhiệm về công việc của mình. Sau đó, một bác sĩ đại diện trong nhóm sẽ có kết luận chung cho từng thí sinh và chuyển thông số này tới cho ban tổ chức. Số đo 3 vòng được công bố của thí sinh là dựa vào kết quả này.
Trường hợp khi vòng sơ loại đã đo rồi nhưng khi vào chung kết, có đơn kiện cáo hoặc có ý kiến này ý kiến khác của thí sinh phản ánh như cô X làm chỗ này, cô Y sửa chỗ nọ, chiều cao của cô Z không phải như thế, ban tổ chức sẽ phải đo lại.
Từng tham gia làm giám khảo Hoa hậu Asean năm 2005, ông Dương Xuân Nam tiết lộ rằng đối với một cuộc thi nhan sắc quốc tế thì cách thức đo đạc để lấy số đo của các thí sinh cũng tương tự như ở Việt Nam.
Tuy nhiên, cách làm này cũng còn tuỳ thuộc vào từng cuộc thi. Đối với những cuộc thi cho phép phẫu thuật thẩm mỹ như Hoa hậu Hoàn vũ thì mức độ kiểm tra có chuẩn mực riêng. Bên cạnh đó, có cuộc thi lại không kiểm tra lại số đo thí sinh, hoàn toàn dựa chỉ số mà đơn vị đưa thí sinh đi thi của mỗi quốc gia cung cấp.
"Đi vào lộng lẫy, đi ra bú rù"
Từng tham gia hai cuộc thi sắc đẹp trong nước, Ngọc - một người mẫu có kinh nghiệm kể lại rằng các thí sinh khi đã bước vào phòng đo đạc không phải "trần như nhộng" như nhiều người đồn đoán mà giám khảo nhân trắc chỉ yêu cầu cởi bỏ áo và quần dài.
(Ảnh minh họa: Hai người đẹp Ngọc Hân và Na Uy) |
Cũng theo Ngọc, người bác sĩ đo sẽ đọc kết quả cho một bác sĩ khác ghi lại. Sau đó, cô được chuyển qua một bác sĩ khác khám da, đùi, hàm, tóc, răng, ngực, mông,... Khoảng thời gian dành cho việc đo đạc diễn ra chừng từ 4- 6 phút.
Theo tiết lộ của Hoa hậu Ngọc Hân, tất cả các thí sinh vào phòng kiểm tra chỉ số nhân trắc học đều phải để mặt mộc, không được làm tóc. Nếu ai cố tình bới tóc cao nhằm "ăn gian" chiều cao đều bị yêu cầu gỡ ra. Vậy nên hình ảnh thiếu nữ "đi vào lộng lẫy, đi ra bú rù" xuất hiện ở nhiều cuộc thi.
Đến giờ, Ngọc Hân vẫn còn ấn tượng với trường hợp của người đẹp Na Uy đến từ Huế trong cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2010. "Tôn Nữ Na Uy là con gái Huế rất kín đáo thuộc dòng dõi quý tộc nên chuyện cởi bỏ quần áo trước mặt người khác là điều tối kị.
Trước đó Na Uy không nghĩ có vòng đo đạc như vậy nên cô bước vào cuộc thi rất đắn đo. Thậm chí Na Uy còn định bỏ về. Nhưng sau đó thấy mất công vì đã ra Hà Nội nên cô đã gọi điện cho bố và gia đình cùng thống nhất mới tiếp tục cuộc thi" - Ngọc Hân tâm sự.
Ngọc Hân bảo với những người từng tham làm người mẫu, từng mặc nhiều trang phục trong đó có áo tắm... như Hân và nhiều bạn khác thì việc tham gia phần thi đo chỉ số hình thể như vậy không phải là một vấn đề lớn.
"Các giám khảo sẽ quan sát trực diện và có thể đánh giá từng người thông qua phong thái khi một cô gái bước vào vòng đo, thông qua cách một cô gái cởi bỏ trang phục... điều này nói lên một phần về chính con người cô gái đó" - Ngọc Hân nói.
Chỉ có nữ bác sĩ mới được vào phòng đo đạc
Là người trên 20 năm làm trưởng ban tổ chức và giám khảo các cuộc thi Hoa hậu Việt Nam, ông Dương Xuân Nam cho biết, có một đội ngũ bác sĩ thẩm mỹ và nhân trắc học (gồm từ 6 đến 8 người) để tham gia vào khâu đo đạc và kiểm tra chỉ số nhân trắc học cho thí sinh.
Những giáo sư có chuyên môn về lĩnh vực thẩm mỹ, nhân trắc học như Hoàng Tử Hùng, Nguyễn Quang Quyền (đã mất)... không trực tiếp khám vì là nam nhưng học trò của họ là những nữ bác sĩ, nhà nhân trắc học có chuyên môn cao và rất chuyên nghiệp.
"Nhìn là họ có thể biết ngay cô A có sửa mũi không, cô B có nâng ngực không, cô C có hút mỡ bụng không... Công việc cũng giống như một bác sĩ khám bệnh cho bệnh nhân. Họ rất có kinh nghiệm, là những người theo đuổi các cuộc thi hoa hậu từ nhiều năm nay" - ông Dương Xuân Nam thổ lộ.
Ông Dương Xuân Nam từng làm Trưởng ban tổ chức nhiều năm cho Hoa hậu Việt Nam. |
Theo ông Nam, mỗi bác sĩ sau phần đo đạc, kiểm tra đều ký giấy xác nhận chịu trách nhiệm về công việc của mình. Sau đó, một bác sĩ đại diện trong nhóm sẽ có kết luận chung cho từng thí sinh và chuyển thông số này tới cho ban tổ chức. Số đo 3 vòng được công bố của thí sinh là dựa vào kết quả này.
Trường hợp khi vòng sơ loại đã đo rồi nhưng khi vào chung kết, có đơn kiện cáo hoặc có ý kiến này ý kiến khác của thí sinh phản ánh như cô X làm chỗ này, cô Y sửa chỗ nọ, chiều cao của cô Z không phải như thế, ban tổ chức sẽ phải đo lại.
Từng tham gia làm giám khảo Hoa hậu Asean năm 2005, ông Dương Xuân Nam tiết lộ rằng đối với một cuộc thi nhan sắc quốc tế thì cách thức đo đạc để lấy số đo của các thí sinh cũng tương tự như ở Việt Nam.
Tuy nhiên, cách làm này cũng còn tuỳ thuộc vào từng cuộc thi. Đối với những cuộc thi cho phép phẫu thuật thẩm mỹ như Hoa hậu Hoàn vũ thì mức độ kiểm tra có chuẩn mực riêng. Bên cạnh đó, có cuộc thi lại không kiểm tra lại số đo thí sinh, hoàn toàn dựa chỉ số mà đơn vị đưa thí sinh đi thi của mỗi quốc gia cung cấp.
Theo Vietnamnet
Bình luận