Xuất phát từ thủ đô Maputo của Mozambique, phải mất 4 giờ mới có thể đến được thị trấn nhỏ và tồi tàn Chokwe – nơi đây là một trong những bãi mìn lớn nhất ở Mozambique. Loài chuột pouch đang tiến hành dò tìm bom mìn ở Mozambique.
Mozambique đã trải qua cuộc chiến tranh đẫm máu kéo dài hơn 15 năm, dẫn đến cái chết của hàng nghìn người và ước tính khoảng 3 triệu quả mìn còn đang nằm rải rác trên khắp đất nước này.
Những thành viên của Apopo - một tổ chức xã hội đặc biệt, tập hợp những chuyên gia rà phá bom mìn – đang thực hiện sứ mạng trả lại những vùng đất sạch không còn bom mìn cho một số quốc gia tại châu Phi và trợ giúp đắc lực cho họ là một phương pháp dò mìn độc đáo, có một không hai trên thế giới, đó là sử dụng những chú chuột.
Với hầu hết mọi người, chuột là loài vật gặm nhấm đáng ghét, xấu xa, nhưng ở tổ chức Apopo, người ta đã phát hiện ra khả năng khứu giác đặc biệt của chuột và họ đã tìm ra cách để huấn luyện chúng thành những “chuyên gia” rà phá bom mìn. Những chú chuột này đã được đào tạo ở
Bart Weetjens - một chuyên gia của tổ chức Apopo cho rằng, người dân ở châu Phi đã quá phụ thuộc vào sự giúp đỡ của các chuyên gia nước ngoài trong việc rà phá bom mìn ở đất nước mình. Và sau rất nhiều nỗ lực, Bart Weetjens đã tìm ra một loài vật bản địa đặc biệt có thể thay những chuyên gia người nước ngoài thực hiện sứ mệnh khó khăn, nguy hiểm này – đó là loài chuột pouch ở châu Phi (một loài chuột nhỏ có túi), chúng có một khứu giác vô cùng đặc biệt.
Ở
Ông Hall - một chuyên gia dò tìm bom mìn của Tổ chức Apopo.
Bart Weetjens khẳng định: Chuột dò mìn nhanh hơn con người vì chúng rất nhạy cảm trong việc phối hợp cùng các thiết bị dò và không bị xao nhãng vì những chất ô nhiễm và độc hại.
Apopo hy vọng sẽ trở thành một trung tâm lớn trong việc đào tạo loài động vật gặm nhấm này thành những người thợ dò mìn tài ba. Bart Weetjens đã có một ý tưởng tuyệt vời và tổ chức Apopo cũng đã đóng góp lớn lao cho công cuộc bảo vệ cuộc sống của những người dân châu Phi nghèo khó. Tuy nhiên, quy trình đào tạo, huấn luyện những chú chuột thành “nhà dò mìn tài ba” phải trải qua một thời gian dài và mất nhiều chi phí. Vì thế, theo một vài chuyên gia thì Apopo nên kêu gọi sự tài trợ cho chiến dịch “chuột anh hùng” từ các tổ chức từ thiện và các nhà hảo tâm qua trang web của họ.
Đức Anh (Theo BBC)
Bình luận