(VTC News) – Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết sẽ đưa nội dung lịch sử, văn hóa địa phương vào chương trình, sách giáo khoa mới.
Sáng nay, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận đã đọc tờ trình về việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa với nhiều nội dung đổi mới quan trọng.
Sau khi nghe tờ trình của Chính phủ, ông Đào Trọng Thi - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội cho rằng trên thực tiễn chương trình giáo dục hiện hành nhìn chung vượt quá khả năng đáp ứng về đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà trường cũng như khả năng tiếp thu của học sinh.
Mặt khác việc thực hiện cứng nhắc một chương trình chung không phù hợp đối với học sinh các địa phương, cơ sở giáo dục với đặc thù và điều kiện kinh tế - xã hội rất khác nhau, hạn chế chất lượng, hiệu quả học tập.
Vì vậy, Ủy ban đề nghị ban hành một chương trình giáo dục phổ thông thống nhất nhưng khả thi, mềm dẻo, linh hoạt.
Chương trình mới phải phù hợp với điều kiện bảo đảm thực tế của nhà trường, nhất là về đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như với khả năng tiếp thu của học sinh.
Chương trình sẽ bao gồm những nội dung cốt lõi, bắt buộc áp dụng trên quy mô toàn quốc và những nội dung bổ sung mang tính đặc thù về lịch sử, văn hóa và kinh tế - xã hội của địa phương.
Bên cạnh đó, chương trình mới dành thời lượng để cơ sở giáo dục vận dụng xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện của nhà trường.
Băn khoăn về tính khách quan và sự công bằng giữa Bộ GD-ĐT và các tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa khác nếu thực hiện theo phương án của đề án, một số chuyên gia, nhà quản lý đề xuất: Các tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; Bộ GD-ĐT không tổ chức biên soạn sách giáo khoa.
Về vấn đề này, Ủy ban nhất trí với chủ trương sử dụng nhiều sách giáo khoa cho mỗi môn học và thực hiện xã hội hóa việc biên soạn, xuất bản sách giáo khoa phổ thông một cách hợp lý và có điều kiện.
Về đối tượng tham gia biên soạn sách giáo khoa, Ủy ban tán thành phương án do Chính phủ đề nghị.
Bộ GD-ĐT tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa để đảm bảo sự chủ động về thời gian công việc và kiểm soát được chất lượng nội dung cần thiết trong quá trình triển khai thực hiện lộ trình, kế hoạch đổi mới chương trình, sách giáo khoa trên quy mô toàn quốc và đồng thời ở cả ba cấp học.
Việc biên soạn song hành một bộ sách giáo khoa cung cấp tài liệu giáo dục để tổ chức dạy học thực nghiệm cần thiết cho việc ban hành chính thức chương trình giáo dục phổ thông.
Mục tiêu vì lợi ích của đông đảo học sinh và vì chất lượng giáo dục phải đặt lên trên yêu cầu công bằng trong kinh doanh nếu có xung đột.
Hơn nữa, băn khoăn về vấn đề này có thể xử lý bằng việc bán đấu giá bản quyền bộ sách giáo khoa do Bộ GD-ĐT biên soạn cho các nhà xuất bản để phát hành, kinh phí thu được nộp ngân sách nhà nước cũng như việc giao thẩm quyền lựa chọn sách giáo khoa cho cơ sở giáo dục.
“Ủy ban đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu quy định công khai quy trình thẩm định sách giáo khoa khách quan, độc lập; quy định quy trình cơ sở giáo dục lựa chọn sách giáo khoa trên cơ sở bàn bạc dân chủ giữa giáo viên với học sinh và phụ huynh của nhà trường”, ông Đào Trọng Thi lưu ý.
Nhiều ý kiến đồng ý chủ trương xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa, ngoại trừ các sách giáo khoa về lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn như: ngữ văn, lịch sử, địa lý, giáo dục công dân thì Nhà nước vẫn phải trực tiếp tổ chức biên soạn.
Phạm Thịnh
Sáng nay, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận đã đọc tờ trình về việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa với nhiều nội dung đổi mới quan trọng.
Sau khi nghe tờ trình của Chính phủ, ông Đào Trọng Thi - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội cho rằng trên thực tiễn chương trình giáo dục hiện hành nhìn chung vượt quá khả năng đáp ứng về đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà trường cũng như khả năng tiếp thu của học sinh.
Sách giáo khoa cũ cần được thay đổi |
Vì vậy, Ủy ban đề nghị ban hành một chương trình giáo dục phổ thông thống nhất nhưng khả thi, mềm dẻo, linh hoạt.
Chương trình mới phải phù hợp với điều kiện bảo đảm thực tế của nhà trường, nhất là về đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như với khả năng tiếp thu của học sinh.
Chương trình sẽ bao gồm những nội dung cốt lõi, bắt buộc áp dụng trên quy mô toàn quốc và những nội dung bổ sung mang tính đặc thù về lịch sử, văn hóa và kinh tế - xã hội của địa phương.
Bên cạnh đó, chương trình mới dành thời lượng để cơ sở giáo dục vận dụng xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện của nhà trường.
Băn khoăn về tính khách quan và sự công bằng giữa Bộ GD-ĐT và các tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa khác nếu thực hiện theo phương án của đề án, một số chuyên gia, nhà quản lý đề xuất: Các tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; Bộ GD-ĐT không tổ chức biên soạn sách giáo khoa.
Về vấn đề này, Ủy ban nhất trí với chủ trương sử dụng nhiều sách giáo khoa cho mỗi môn học và thực hiện xã hội hóa việc biên soạn, xuất bản sách giáo khoa phổ thông một cách hợp lý và có điều kiện.
Về đối tượng tham gia biên soạn sách giáo khoa, Ủy ban tán thành phương án do Chính phủ đề nghị.
Bộ GD-ĐT tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa để đảm bảo sự chủ động về thời gian công việc và kiểm soát được chất lượng nội dung cần thiết trong quá trình triển khai thực hiện lộ trình, kế hoạch đổi mới chương trình, sách giáo khoa trên quy mô toàn quốc và đồng thời ở cả ba cấp học.
Việc biên soạn song hành một bộ sách giáo khoa cung cấp tài liệu giáo dục để tổ chức dạy học thực nghiệm cần thiết cho việc ban hành chính thức chương trình giáo dục phổ thông.
Mục tiêu vì lợi ích của đông đảo học sinh và vì chất lượng giáo dục phải đặt lên trên yêu cầu công bằng trong kinh doanh nếu có xung đột.
Hơn nữa, băn khoăn về vấn đề này có thể xử lý bằng việc bán đấu giá bản quyền bộ sách giáo khoa do Bộ GD-ĐT biên soạn cho các nhà xuất bản để phát hành, kinh phí thu được nộp ngân sách nhà nước cũng như việc giao thẩm quyền lựa chọn sách giáo khoa cho cơ sở giáo dục.
“Ủy ban đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu quy định công khai quy trình thẩm định sách giáo khoa khách quan, độc lập; quy định quy trình cơ sở giáo dục lựa chọn sách giáo khoa trên cơ sở bàn bạc dân chủ giữa giáo viên với học sinh và phụ huynh của nhà trường”, ông Đào Trọng Thi lưu ý.
Nhiều ý kiến đồng ý chủ trương xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa, ngoại trừ các sách giáo khoa về lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn như: ngữ văn, lịch sử, địa lý, giáo dục công dân thì Nhà nước vẫn phải trực tiếp tổ chức biên soạn.
Phạm Thịnh
Bình luận