(VTC News) – Chuyên gia đầu tư Nguyễn Khắc Duẩn khẳng định thị trường chứng khoán Việt Nam “rơi tự do” theo Trung Quốc là cơ hội chứ không phải nỗi lo.
Trong những phiên giao dịch đầu năm mới, thị trường chứng khoán rơi vào cơn hoảng loạn cực độ. Trong 2 phiên giao dịch 5/1 và 7/1, thị trường chứng khoán Trung Quốc thậm chí phải ngừng giao dịch để bảo vệ nhà đầu tư.
Trước bối cảnh đó, các chỉ số của thị trường chứng khoán Việt Nam như VN-Index, HNX-Index “rơi tự do” theo thị trường chứng khoán Trung Quốc. Chốt phiên 7/1, VN-Index giảm 9,21 điểm, tương ứng 1,6% xuống 565,36 điểm. Trước đó, VN-Index có thời điểm mất gần 14 điểm.
Phóng viên báo điện tử VTC News đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Khắc Duẩn- Giám đốc công ty cổ phần tư vấn đầu tư SND về sự hoảng loạn trên thị trường chứng khoán.
- Vì sao thị trường chứng khoán Việt Nam giảm quá mạnh trong phiên 7/1 và một vài phiên đầu năm mới 2016 thưa ông?
Nhà đầu tư vừa có kỳ nghỉ Tết Dương lịch và bắt đầu quay lại giao dịch. Họ chưa bắt kịp với xu hướng thị trường thì giá cổ phiếu giảm mạnh. Nhà đầu tư thực sự hoang mang, chưa hiểu chuyện gì đang xảy ra. Nhà đầu tư đua nhau bán tháo theo thị trường Trung Quốc.
Hiện tại, thị trường chứng khoán Trung Quốc giảm quá mạnh, nền kinh tế Trung Quốc suy yếu quá nhanh, quá mạnh tác động tới tâm lý nhà đầu tư trong nước. Bên cạnh đó, giá dầu liên tục sụt giảm, sự kiện Triều Tiên thử bom nhiệt hạch, căng thẳng Ả rập xê út – Iran,... khiến nhà đầu tư toàn thế giới lo lắng hơn.
Những thông tin thiếu tích cực đến cùng một lúc tạo ra sự quá tải, nhà đầu tư không kịp xử lý thông tin, không kịp phân tích tình hình liệu có xấu như nhiều người nghĩ hay không. Vì thế, việc đầu tiên nhà đầu tư muốn làm chính là bán thật nhiều để “thoát hàng”. Động thái đua nhau bán ra tạo nên hệ quả là các chỉ số chứng khoán giảm sâu.
- Theo ông, tình hình có xấu như những gì đang xảy ra không?
Nếu bình tĩnh phân tích thì có thể thấy tình hình không đến nỗi tệ như vậy. Chỉ có điều, thị trường chứng khoán luôn có tính chất phản ứng nhanh. Hôm nay, nhà đầu tư phản ứng quá nhanh, quá mạnh mà không để ý nội tại thị trường chứng khoán Việt Nam có nhiều điểm tốt lên như cơ chế chính sách, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế,... Nhưng lúc này, không ai để ý tới điểm tốt mà chỉ dõi theo sự sụt giảm của thị trường chứng khoán Trung Quốc.
Hôm nay, Vn-Index giảm hơn 9 điểm. Đây là tốc độ giảm mạnh nhưng so với sự mất mát của thị trường thế giới thì Vn-Index vẫn giảm ít hơn. Như vậy, thị trường chưng khoán Việt Nam vẫn tích cực hơn thị trường chứng khoán thế giới.
Nguyên nhân là do trong những phiên gần đây, VN-Idnex đã bị điều chỉnh sâu và nhanh vì thế mức độ ảnh hưởng tới Vn-Index từ thị trường thế giới cũng giảm nhẹ đi. Tất cả các thành viên thị trường vừa giao dịch vừa dò xét. Không ai đủ khả năng phân tích toàn thị trường trên diện rộng.
Một điểm tích cực nữa của thị trường trong phiên 7/1 chính là bên mua vào hoàn toàn chủ động - động thái nằm ngoài hiểu biết nhà đầu tư cá nhân. Đối tượng mua vào là nhà đầu tư lớn có tính toán khác. Đây là điểm thú vị.
Còn một điểm sáng nữa mà tôi muốn nhấn mạnh chính là sự “vươn lên” của những cổ phiếu riêng lẻ. Bất chấp VN-Index giảm sâu, nhà đầu tư vẫn tranh mua cổ phiếu VIC (Vingroup), MSN (Masan) giúp các cổ phiếu này tăng mạnh.
- Diễn biến tiêu cực của VN-Index trong những phiên đầu năm có dập tắt niềm tin vào chứng khoán 2016 của nhà đầu tư không thưa ông?
Tôi cho rằng 2016 là năm tạo ra nhiều cơ hội hơn trên thị trường chứng khoán. Ngay trong những ngày đầu năm mới, VN-Index sụt giảm mạnh khiến không ít người bi quan. Nhưng nếu nhìn nhận cẩn trọng hơn, có thể thấy nền kinh tế Việt Nam đang tốt lên, giá xăng dầu giảm giúp giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp, giúp chi tiêu của người dân thoải mái hơn. Bên cạnh đó, hệ thống đường xá được cải thiện trong năm 2016 sẽ tạo nhiều cơ hội cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, cần nhìn nhận tích cực rằng VN-Index giảm quá sâu đang giúp mặt cổ phiếu rơi xuống mức rẻ hơn. Đây là cơ hội đầu tư tốt hơn cho nhà đầu tư. Điều này có vẻ đi ngược lại với suy nghĩ của nhiều người ở thời điểm hiện tại. Mọi người cho rằng thị trường đang xấu nhưng thực tế nó mở ra nhiều cơ hội trong năm 2016.
Điều này ngược lại với 2015. Thị trường chứng khoán 2015 mở đầu khá tốt mang lại hy vọng cho nhiều người. Nhưng thực tế, đầu tư trên thị trường chứng khoán 2015 thực sự khó khăn.
- Ngân hàng Nhà nước vừa thực hiện chính sách tỷ giá trung tâm. Điều này ảnh hưởng gì tới thị trường chứng khoán thưa ông?
Hiện tại, các thành viên thị trường vẫn chưa thích ứng kịp với cơ chế mới. Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá nhưng không công bố công thức tính nên tỷ giá thay đổi như thế nào vẫn bất ngờ với nhà đầu tư. Vì vậy, nhà đầu trong trạng thái vừa giao dịch, vừa dò xét.
Nhưng nếu xét một cách tích cực hơn, chính sách tỷ giá trung tâm giảm bớt gánh nặng tỷ giá. Cần phải nói thêm, trong năm 2016, tỷ giá sẽ có diễn biến vô cùng phức tạp trên toàn thế giới. Chính sách mới có cả tốt cả xấu. Nhưng theo tôi, xét tổng thế với nền kinh tế, tỷ giá trung tâm sẽ có tác động tốt hơn tới thị trường chứng khoán. Dù vậy, thị trường vẫn cần thêm thời gian để thích ứng.
- Theo ông những thông tin nào sẽ tác động mạnh tới thị trường chứng khoán trong năm 2016?
Một trong những yêu tố ảnh hưởng mạnh tới thị trường chứng khoán năm 2016 chính là dòng vốn đầu tư nước ngoài. Nhiều người đang lo ngại vốn FDI có thể rời khỏi Việt Nam, dòng vốn của nhà đầu tư nước ngoài có thể tìm thị trường khác khi tỷ giá thay đổi theo chiều hướng không có lợi cho họ.
Hiện tại, luồng vốn trong nước chưa đủ sức vực dậy thị trường. Dòng vốn vào chứng khoán chưa nhiều/. Dòng vốn chảy vào bất động sản vẫn rất lớn. Ngoài ra, những chính sách mới được Ủy ban chứng khoán Nhà nước đưa ra như Thông tư về cơ chế giao dịch trong ngày cũng tác động lớn tới thị trường.
2016 là một năm cực kỳ khó khăn về tính toánn nhưng tạo ra nhiều cơ hội hơn. Không ai tính được nên thị trường tạo đầy bất ngờ. Nhà đầu tư sẽ thành công hơn nếu theo dỗi sát sao thị trường.
- Theo ông, kênh đầu tư nào mang lại nhiều lợi nhuận nhất trong năm 2016?
Xét riêng về phần lợi suất, thị trường chứng khoán đang là kênh tốt nhất. Chỉ cần tính riêng cổ tức, nhà đầu tư đã có thể hưởng lợi hơn gửi tiết kiệm. Tôi ví dụ trường hợp cổ phiếu SHB của ngân hàng SHB. Hiện tại, thị giá SHB chỉ loanh quanh 6.000 đồng/CP nhưng SHB trả cổ tức 7%/năm. Nhà đầu tư hưởng lãi 7%/năm cho số tiền 10.000 đồng nhưng chỉ phải chi ra 6.000 đồng.
Chỉ cần tính riêng cổ tức, nhà đầu tư đã có lợi chứ chưa tính tới việc thành công nếu “lướt sóng”.
Bảo Linh
Trong những phiên giao dịch đầu năm mới, thị trường chứng khoán rơi vào cơn hoảng loạn cực độ. Trong 2 phiên giao dịch 5/1 và 7/1, thị trường chứng khoán Trung Quốc thậm chí phải ngừng giao dịch để bảo vệ nhà đầu tư.
Trước bối cảnh đó, các chỉ số của thị trường chứng khoán Việt Nam như VN-Index, HNX-Index “rơi tự do” theo thị trường chứng khoán Trung Quốc. Chốt phiên 7/1, VN-Index giảm 9,21 điểm, tương ứng 1,6% xuống 565,36 điểm. Trước đó, VN-Index có thời điểm mất gần 14 điểm.
Phóng viên báo điện tử VTC News đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Khắc Duẩn- Giám đốc công ty cổ phần tư vấn đầu tư SND về sự hoảng loạn trên thị trường chứng khoán.
Chứng khoán Việt Nam "lao dốc" theo chứng khoán Trung Quốc |
Nhà đầu tư vừa có kỳ nghỉ Tết Dương lịch và bắt đầu quay lại giao dịch. Họ chưa bắt kịp với xu hướng thị trường thì giá cổ phiếu giảm mạnh. Nhà đầu tư thực sự hoang mang, chưa hiểu chuyện gì đang xảy ra. Nhà đầu tư đua nhau bán tháo theo thị trường Trung Quốc.
Hiện tại, thị trường chứng khoán Trung Quốc giảm quá mạnh, nền kinh tế Trung Quốc suy yếu quá nhanh, quá mạnh tác động tới tâm lý nhà đầu tư trong nước. Bên cạnh đó, giá dầu liên tục sụt giảm, sự kiện Triều Tiên thử bom nhiệt hạch, căng thẳng Ả rập xê út – Iran,... khiến nhà đầu tư toàn thế giới lo lắng hơn.
Những thông tin thiếu tích cực đến cùng một lúc tạo ra sự quá tải, nhà đầu tư không kịp xử lý thông tin, không kịp phân tích tình hình liệu có xấu như nhiều người nghĩ hay không. Vì thế, việc đầu tiên nhà đầu tư muốn làm chính là bán thật nhiều để “thoát hàng”. Động thái đua nhau bán ra tạo nên hệ quả là các chỉ số chứng khoán giảm sâu.
- Theo ông, tình hình có xấu như những gì đang xảy ra không?
Nếu bình tĩnh phân tích thì có thể thấy tình hình không đến nỗi tệ như vậy. Chỉ có điều, thị trường chứng khoán luôn có tính chất phản ứng nhanh. Hôm nay, nhà đầu tư phản ứng quá nhanh, quá mạnh mà không để ý nội tại thị trường chứng khoán Việt Nam có nhiều điểm tốt lên như cơ chế chính sách, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế,... Nhưng lúc này, không ai để ý tới điểm tốt mà chỉ dõi theo sự sụt giảm của thị trường chứng khoán Trung Quốc.
Hôm nay, Vn-Index giảm hơn 9 điểm. Đây là tốc độ giảm mạnh nhưng so với sự mất mát của thị trường thế giới thì Vn-Index vẫn giảm ít hơn. Như vậy, thị trường chưng khoán Việt Nam vẫn tích cực hơn thị trường chứng khoán thế giới.
Nguyên nhân là do trong những phiên gần đây, VN-Idnex đã bị điều chỉnh sâu và nhanh vì thế mức độ ảnh hưởng tới Vn-Index từ thị trường thế giới cũng giảm nhẹ đi. Tất cả các thành viên thị trường vừa giao dịch vừa dò xét. Không ai đủ khả năng phân tích toàn thị trường trên diện rộng.
Một điểm tích cực nữa của thị trường trong phiên 7/1 chính là bên mua vào hoàn toàn chủ động - động thái nằm ngoài hiểu biết nhà đầu tư cá nhân. Đối tượng mua vào là nhà đầu tư lớn có tính toán khác. Đây là điểm thú vị.
Còn một điểm sáng nữa mà tôi muốn nhấn mạnh chính là sự “vươn lên” của những cổ phiếu riêng lẻ. Bất chấp VN-Index giảm sâu, nhà đầu tư vẫn tranh mua cổ phiếu VIC (Vingroup), MSN (Masan) giúp các cổ phiếu này tăng mạnh.
- Diễn biến tiêu cực của VN-Index trong những phiên đầu năm có dập tắt niềm tin vào chứng khoán 2016 của nhà đầu tư không thưa ông?
Tôi cho rằng 2016 là năm tạo ra nhiều cơ hội hơn trên thị trường chứng khoán. Ngay trong những ngày đầu năm mới, VN-Index sụt giảm mạnh khiến không ít người bi quan. Nhưng nếu nhìn nhận cẩn trọng hơn, có thể thấy nền kinh tế Việt Nam đang tốt lên, giá xăng dầu giảm giúp giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp, giúp chi tiêu của người dân thoải mái hơn. Bên cạnh đó, hệ thống đường xá được cải thiện trong năm 2016 sẽ tạo nhiều cơ hội cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, cần nhìn nhận tích cực rằng VN-Index giảm quá sâu đang giúp mặt cổ phiếu rơi xuống mức rẻ hơn. Đây là cơ hội đầu tư tốt hơn cho nhà đầu tư. Điều này có vẻ đi ngược lại với suy nghĩ của nhiều người ở thời điểm hiện tại. Mọi người cho rằng thị trường đang xấu nhưng thực tế nó mở ra nhiều cơ hội trong năm 2016.
Điều này ngược lại với 2015. Thị trường chứng khoán 2015 mở đầu khá tốt mang lại hy vọng cho nhiều người. Nhưng thực tế, đầu tư trên thị trường chứng khoán 2015 thực sự khó khăn.
- Ngân hàng Nhà nước vừa thực hiện chính sách tỷ giá trung tâm. Điều này ảnh hưởng gì tới thị trường chứng khoán thưa ông?
Hiện tại, các thành viên thị trường vẫn chưa thích ứng kịp với cơ chế mới. Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá nhưng không công bố công thức tính nên tỷ giá thay đổi như thế nào vẫn bất ngờ với nhà đầu tư. Vì vậy, nhà đầu trong trạng thái vừa giao dịch, vừa dò xét.
Nhưng nếu xét một cách tích cực hơn, chính sách tỷ giá trung tâm giảm bớt gánh nặng tỷ giá. Cần phải nói thêm, trong năm 2016, tỷ giá sẽ có diễn biến vô cùng phức tạp trên toàn thế giới. Chính sách mới có cả tốt cả xấu. Nhưng theo tôi, xét tổng thế với nền kinh tế, tỷ giá trung tâm sẽ có tác động tốt hơn tới thị trường chứng khoán. Dù vậy, thị trường vẫn cần thêm thời gian để thích ứng.
- Theo ông những thông tin nào sẽ tác động mạnh tới thị trường chứng khoán trong năm 2016?
Một trong những yêu tố ảnh hưởng mạnh tới thị trường chứng khoán năm 2016 chính là dòng vốn đầu tư nước ngoài. Nhiều người đang lo ngại vốn FDI có thể rời khỏi Việt Nam, dòng vốn của nhà đầu tư nước ngoài có thể tìm thị trường khác khi tỷ giá thay đổi theo chiều hướng không có lợi cho họ.
Hiện tại, luồng vốn trong nước chưa đủ sức vực dậy thị trường. Dòng vốn vào chứng khoán chưa nhiều/. Dòng vốn chảy vào bất động sản vẫn rất lớn. Ngoài ra, những chính sách mới được Ủy ban chứng khoán Nhà nước đưa ra như Thông tư về cơ chế giao dịch trong ngày cũng tác động lớn tới thị trường.
2016 là một năm cực kỳ khó khăn về tính toánn nhưng tạo ra nhiều cơ hội hơn. Không ai tính được nên thị trường tạo đầy bất ngờ. Nhà đầu tư sẽ thành công hơn nếu theo dỗi sát sao thị trường.
- Theo ông, kênh đầu tư nào mang lại nhiều lợi nhuận nhất trong năm 2016?
Xét riêng về phần lợi suất, thị trường chứng khoán đang là kênh tốt nhất. Chỉ cần tính riêng cổ tức, nhà đầu tư đã có thể hưởng lợi hơn gửi tiết kiệm. Tôi ví dụ trường hợp cổ phiếu SHB của ngân hàng SHB. Hiện tại, thị giá SHB chỉ loanh quanh 6.000 đồng/CP nhưng SHB trả cổ tức 7%/năm. Nhà đầu tư hưởng lãi 7%/năm cho số tiền 10.000 đồng nhưng chỉ phải chi ra 6.000 đồng.
Chỉ cần tính riêng cổ tức, nhà đầu tư đã có lợi chứ chưa tính tới việc thành công nếu “lướt sóng”.
Bảo Linh
Bình luận