(VTC News) – Mặc dù đã nộp đủ tiền theo hợp đồng giá bán tạm tính nhưng người dân tại chung cư chung cư N07B2 và N07B3 Khu đô thị Dịch Vọng (Cầu Giấy, Hà Nội) chưa thể nhận nhà vì chưa thống nhất được giá quyết toán với chủ đầu tư.
Chủ đầu tư đã áp đặt giá
Phản ánh lên báo điện tử VTC News, các cư dân sống tại 2 tòa N07B2 và N07B3 do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thanh Bình làm chủ đầu tư cho biết, đến nay dự án đã đi vào giai đoạn hoàn thiện cuối cùng.
Mặc dù đã nộp đủ tiền theo hợp đồng giá bán tạm tính và đã đến thời hạn nhận nhà, nhưng những người mua căn hộ tại các chung cư này vẫn không được chủ đầu tư bàn giao nhà.
Theo thông báo của chủ đầu tư, để nhận nhà, mỗi căn hộ phải đóng thêm 1 triệu đồng/m2 và 1,7 triệu đồng/m2 lần lượt đối với các tòa NO7B2 và NO7B3 vì giá trong hợp đồng là giá tạm tính, còn giá bàn giao nhà là giá quyết toán trên cơ sở của một đơn vị kiểm toán độc lập.
Lý giải với người dân về mức giá tăng thêm khi hoàn thiện xong công trình này, công ty Thanh Bình Hà Nội cho rằng, công ty đã dựa trên các căn cứ như: Giá đất đền bù, giá vật liệu xây dựng, giá nhân công tăng, thay đổi vật liệu bằng cửa sổ Eurowindow...
Tuy nhiên, theo bác Vượng, một cư dân tại đây thì việc công bố đã hoàn thành quyết toán chi phí và kiểm toán đối với 2 tòa nhà No7 B2 và No7 B3 là không hợp lý bởi công trình chưa thực sự hoàn thành và chưa đưa vào sử dụng.
Đặc biệt, việc đơn phương công bố công trình đã quyết toán và kiểm toán như trong Thông báo của công ty nhằm biện minh cho việc tăng giá bán nhà là thiếu minh bạch và áp đặt, gây sự khó hiểu và bất bình cho bên mua.
“Công ty cần cung cấp cho khách hàng trích lục báo cáo kết quả kiểm toán và chi tiết tăng chi phí ở những hạng mục xây dựng nào. Hiện tại chúng tôi chưa có đủ cơ sở để tin tưởng và do vậy chưa thể chấp thuận kết quả quyết toán mà công ty thông báo”, bác Vượng cho biết.
Còn theo anh Thành, một khách hàng khác, trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế hiện nay, với mức tăng 1 triệu đồng/m2 và 1,7 triệu đồng/m2 đối với NO7B2 và NO7B3, tương đương 7% và 11% trong khi giá thành phần lớn các yếu tố đầu vào giảm, thị trường bất động sản suy giảm và trầm lắng là hành động hoàn toàn không hợp lý.
Do vậy, việc tạm thu thêm khoản chênh lệch giá quyết toán và giá tạm tính trên hợp đồng (1 triệu đồng) để làm cơ sở bàn giao nhà như trong Thông báo của công ty là có tính áp đặt.
Ngoài ra, theo Điều 2 về Giá bán căn hộ trong hợp đồng giữa Công ty và người dân quy định thì: “Tương ứng với mỗi lần nộp tiền giá trị công trình sẽ được xác định theo đơn giá vật liệu xây dựng, nhân công quy định của thành phố Hà Nội và làm cơ sở cho giá trị quyết toán”.
Qua 5 đợt thanh toán theo quy định, Công ty Thanh Bình không hề có bất cứ thông báo nào về việc tăng giá của các chi phí nói trên.
Trên thực tế, các tòa nhà B1, B2 và B3 dự án N07 của dự án này được Thành phố Hà Nội và Bộ Công an phê duyệt mức giá khá thấp 14.985.000đồng/m2 (vào năm 2010) để bán cho cán bộ, chiến sĩ của Bộ Công an.
Hiểu nhầm câu chữ!
Trả lời báo điện tử VTC News, ông Nguyễn Chí Thanh, Phó Tổng Giám đốc công ty Thanh Bình cho rằng, sở dĩ khách hàng phản ứng với giá quyết toán tăng thêm mỗi m2 là vì có sự hiểu lầm về câu chữ.
Cụ thể, theo cách hiểu của khách hàng thì mỗi lần nộp tiền thì phải theo giá đã quyết toán. Nhưng trong nội dung hợp đồng đã ghi rất rõ 5 đợt nộp tiền, mỗi đợt là bao nhiêu tiền và giá này là giá tạm tính. Khách hàng cứ theo đúng tiến độ và thời gian trong hợp đồng để thực hiện.
Còn giá quyết toán thì sau khi công trình hoàn thiện công ty mới cộng dồn số tiền tăng – giảm của các chi phí và nhân công từng đợt vào để tính cho khách hàng.
Trong hợp đồng chúng tôi cũng ghi rất rõ: “Trong trường hợp bên mua thanh toán toàn bộ Tổng giá trị Hợp đồng tạm tính một lần tại thời điểm ký hợp đồng, Bên Bán sẽ tính đơn giá bán nhà cố định như thông báo”.
“Như vậy, giá tính trong các lần nộp tiền của khách hàng chỉ là giá tạm tính. Sau khi hoàn thiện công trình, chúng tôi đã mời công ty kiểm toán độc lập để kiểm tra và đưa ra mức giá phù hợp với khách hàng”, ông Thanh cho biết.
Cũng theo ông Thanh, nếu khách hàng có nhu cầu muốn xem kết quả kiểm toán công trình thì ở công ty luôn có bộ phận sẵn sàng cung cấp các thông tin cho khách hàng.
Ngoài ra, theo phản ánh của các cư dân tại đây, công ty Thanh Bình cũng thực hiện sai thiết kế tòa nhà như trong hợp đồng. Cụ thể, theo thiết kế, mỗi đơn nguyên của tòa chung cư cao tầng đều có 1 hệ thống xả rác tự động. Tuy nhiên, Công ty Thanh Bình đã bớt hẳn 3 trên 5 hệ thống nhận rác tự động được quy định trong thiết kế của hợp đồng.
Lý giải sự thay đổi này, ông Thanh cho rằng, sau sự cố cháy ở khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính, phía chủ đầu tư đã ngồi lại với bên thiết kế để họp xem có nên dùng hệ thống xả rác tự động không?
Bên tư vấn thiết kế cho rằng, với kỹ thuật hiện hành và ý thức sử dụng ống xả rác của người Việt Nam thì có thể gây mất an toàn phòng chống cháy nổ, nên công ty quyết định chuyển sang làm phòng thu gom rác trong từng tầng và có xe chuyên dụng chở xuống.
“Việc thay đổi nếu đạt an toàn tiêu chuẩn về xây dựng thì chủ đầu tư vẫn có quyền làm. Tuy nhiên, chúng tôi cũng có sơ xuất là không thông tin đầy đủ đến cho khách hàng”, ông Thanh khẳng định.
Châu Anh
Chủ đầu tư đã áp đặt giá
Phản ánh lên báo điện tử VTC News, các cư dân sống tại 2 tòa N07B2 và N07B3 do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thanh Bình làm chủ đầu tư cho biết, đến nay dự án đã đi vào giai đoạn hoàn thiện cuối cùng.
Mặc dù đã nộp đủ tiền theo hợp đồng giá bán tạm tính và đã đến thời hạn nhận nhà, nhưng những người mua căn hộ tại các chung cư này vẫn không được chủ đầu tư bàn giao nhà.
Theo thông báo của chủ đầu tư, để nhận nhà, mỗi căn hộ phải đóng thêm 1 triệu đồng/m2 và 1,7 triệu đồng/m2 lần lượt đối với các tòa NO7B2 và NO7B3 vì giá trong hợp đồng là giá tạm tính, còn giá bàn giao nhà là giá quyết toán trên cơ sở của một đơn vị kiểm toán độc lập.
Lý giải với người dân về mức giá tăng thêm khi hoàn thiện xong công trình này, công ty Thanh Bình Hà Nội cho rằng, công ty đã dựa trên các căn cứ như: Giá đất đền bù, giá vật liệu xây dựng, giá nhân công tăng, thay đổi vật liệu bằng cửa sổ Eurowindow...
Tuy nhiên, theo bác Vượng, một cư dân tại đây thì việc công bố đã hoàn thành quyết toán chi phí và kiểm toán đối với 2 tòa nhà No7 B2 và No7 B3 là không hợp lý bởi công trình chưa thực sự hoàn thành và chưa đưa vào sử dụng.
Đặc biệt, việc đơn phương công bố công trình đã quyết toán và kiểm toán như trong Thông báo của công ty nhằm biện minh cho việc tăng giá bán nhà là thiếu minh bạch và áp đặt, gây sự khó hiểu và bất bình cho bên mua.
“Công ty cần cung cấp cho khách hàng trích lục báo cáo kết quả kiểm toán và chi tiết tăng chi phí ở những hạng mục xây dựng nào. Hiện tại chúng tôi chưa có đủ cơ sở để tin tưởng và do vậy chưa thể chấp thuận kết quả quyết toán mà công ty thông báo”, bác Vượng cho biết.
Còn theo anh Thành, một khách hàng khác, trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế hiện nay, với mức tăng 1 triệu đồng/m2 và 1,7 triệu đồng/m2 đối với NO7B2 và NO7B3, tương đương 7% và 11% trong khi giá thành phần lớn các yếu tố đầu vào giảm, thị trường bất động sản suy giảm và trầm lắng là hành động hoàn toàn không hợp lý.
Do vậy, việc tạm thu thêm khoản chênh lệch giá quyết toán và giá tạm tính trên hợp đồng (1 triệu đồng) để làm cơ sở bàn giao nhà như trong Thông báo của công ty là có tính áp đặt.
Ngoài ra, theo Điều 2 về Giá bán căn hộ trong hợp đồng giữa Công ty và người dân quy định thì: “Tương ứng với mỗi lần nộp tiền giá trị công trình sẽ được xác định theo đơn giá vật liệu xây dựng, nhân công quy định của thành phố Hà Nội và làm cơ sở cho giá trị quyết toán”.
Chung cư NO7 Thanh Bình đã hoàn thành nhưng chưa thống nhất được về giá bán |
Trên thực tế, các tòa nhà B1, B2 và B3 dự án N07 của dự án này được Thành phố Hà Nội và Bộ Công an phê duyệt mức giá khá thấp 14.985.000đồng/m2 (vào năm 2010) để bán cho cán bộ, chiến sĩ của Bộ Công an.
Hiểu nhầm câu chữ!
Trả lời báo điện tử VTC News, ông Nguyễn Chí Thanh, Phó Tổng Giám đốc công ty Thanh Bình cho rằng, sở dĩ khách hàng phản ứng với giá quyết toán tăng thêm mỗi m2 là vì có sự hiểu lầm về câu chữ.
Cụ thể, theo cách hiểu của khách hàng thì mỗi lần nộp tiền thì phải theo giá đã quyết toán. Nhưng trong nội dung hợp đồng đã ghi rất rõ 5 đợt nộp tiền, mỗi đợt là bao nhiêu tiền và giá này là giá tạm tính. Khách hàng cứ theo đúng tiến độ và thời gian trong hợp đồng để thực hiện.
Còn giá quyết toán thì sau khi công trình hoàn thiện công ty mới cộng dồn số tiền tăng – giảm của các chi phí và nhân công từng đợt vào để tính cho khách hàng.
Trong hợp đồng chúng tôi cũng ghi rất rõ: “Trong trường hợp bên mua thanh toán toàn bộ Tổng giá trị Hợp đồng tạm tính một lần tại thời điểm ký hợp đồng, Bên Bán sẽ tính đơn giá bán nhà cố định như thông báo”.
“Như vậy, giá tính trong các lần nộp tiền của khách hàng chỉ là giá tạm tính. Sau khi hoàn thiện công trình, chúng tôi đã mời công ty kiểm toán độc lập để kiểm tra và đưa ra mức giá phù hợp với khách hàng”, ông Thanh cho biết.
Cũng theo ông Thanh, nếu khách hàng có nhu cầu muốn xem kết quả kiểm toán công trình thì ở công ty luôn có bộ phận sẵn sàng cung cấp các thông tin cho khách hàng.
Ngoài ra, theo phản ánh của các cư dân tại đây, công ty Thanh Bình cũng thực hiện sai thiết kế tòa nhà như trong hợp đồng. Cụ thể, theo thiết kế, mỗi đơn nguyên của tòa chung cư cao tầng đều có 1 hệ thống xả rác tự động. Tuy nhiên, Công ty Thanh Bình đã bớt hẳn 3 trên 5 hệ thống nhận rác tự động được quy định trong thiết kế của hợp đồng.
Lý giải sự thay đổi này, ông Thanh cho rằng, sau sự cố cháy ở khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính, phía chủ đầu tư đã ngồi lại với bên thiết kế để họp xem có nên dùng hệ thống xả rác tự động không?
Bên tư vấn thiết kế cho rằng, với kỹ thuật hiện hành và ý thức sử dụng ống xả rác của người Việt Nam thì có thể gây mất an toàn phòng chống cháy nổ, nên công ty quyết định chuyển sang làm phòng thu gom rác trong từng tầng và có xe chuyên dụng chở xuống.
“Việc thay đổi nếu đạt an toàn tiêu chuẩn về xây dựng thì chủ đầu tư vẫn có quyền làm. Tuy nhiên, chúng tôi cũng có sơ xuất là không thông tin đầy đủ đến cho khách hàng”, ông Thanh khẳng định.
Châu Anh
Bình luận