• Zalo

Chui túi nilon qua suối: Đồn trưởng Biên phòng nói gì?

Giáo dụcThứ Sáu, 21/03/2014 01:29:00 +07:00Google News

Một số ý kiến cho rằng clip cô giáo vượt suối chui vào túi nilon là dàn dựng.


Một số ý kiến cho rằng clip cô giáo vượt suối chui vào túi nilon là dàn dựng nhưng lãnh đạo Đồn Biên phòng Nà Hỳ khẳng định clip cô giáo chui vào túi nilong quay là có thật, khó có thể dàn dựng.

Chiếc cầu qua suối Nậm Pồ có 4 trụ, mỗi trụ cách nhau tầm khoảng 4 đến 5m. Các trụ cầu hình như được bao bằng liếp tre nứa. Chiều dài cầu ước chừng 20 tới 25m. Vậy mùa nước lũ suối Nậm Pồ rộng bao nhiêu?
Chiếc cầu tạm qua suối Nậm Pồ vào mùa mưa sẽ được tháo bỏ để tránh lũ cuối trôi 
Trong khi người đàn ông bước đi tổng cộng 7 bước, thời điểm gần bờ anh ta bước một bước ngang, sau đó tiến 6 bước. Với 6 bước tiến người đàn ông đi được tầm 2.4m và anh ta đã ra tới giữa suối, nước ngập ngang thân. Ngoài ra, thời điểm người phụ nữ bắt đầu chui vào túi nilon buộc túi cho đến khi sang tới bờ bên kia tất cả chỉ có 34s. Câu hỏi đặt ra liệu clip này có bị dàn dựng?

Trao đổi với PV, Thiếu tá Phương Công Quý – Đồn trưởng Đồn biên phòng Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên trả lời những nghi vấn này.

- Thiếu tá có suy nghĩ gì về một số thông tin clip cô giáo chui vào túi nilon vượt suối Nậm Pồ khu vực đồn biên phòng Nà Hỳ là dàn dựng?

Tôi thấy clip là thực, không dàn dựng. Clip cô giáo chui vào túi nilon đó là được cô Tòng Thị Minh quay bằng điện thoại ở mùa mưa năm trước, năm 2013. Thực ra, cô giáo không muốn gửi đi đâu, nhưng có một đoàn phóng viên Báo Tuổi Trẻ đi cùng vào điểm trường Trường Sam Lang, có cô giáo khác nói chuyện, lúc đó cô giáo Minh gửi cho nhóm phóng viên ấy thôi!

- Thiếu tá có chứng kiến cảnh cô giáo chui vào túi nilon để vượt qua suối Nâm Pồ thời điểm cô giáo Minh quay clip?

Tôi không chứng kiến, nhưng anh em đơn vị đã chứng kiến. Và cô giáo chui vào túi đi về cũng kể lại với mọi người như vậy!

- Một số ý kiến cho rằng con suối mùa mưa chỉ rộng không quá 5m, trong khi chiếc cầu tạm bắc qua suối cũng dài tới 25 – 30m. Có gì mâu thuẫn ở đây, thưa Thiếu tá?

Nếu là mùa khô thì lòng suối Nậm Pồ chỉ rộng khoảng 5 - 6m rất đúng và chính xác! Còn nếu là mùa mưa thì nước ở dưới lòng suối Nậm Pồ rộng vô kể luôn! Ngập đến cả trên mép suối, nhìn rất mênh mông.
Theo thiếu tá Quý, clip có thể quay vào cuối mùa mưa, nên mực nước  suối Nậm Pô ở mức thấp người dân có thể qua

- Nếu suối Nậm Pồ vào đỉnh điểm mùa mưa thì sẽ ra sao thưa Thiếu tá?

Trọng điểm mùa mưa thường từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm. Nếu mưa to và đỉnh điểm mùa mưa thì không ai dám đi. Lúc đó, nước suối sâu ngập đầu người và rộng tới 25 – 30m, chảy rất xiết, kể cả người bơi rất giỏi cũng chịu.

- Clip cô giáo chui vào túi nilon vượt suối Nậm Pồ, theo Thiếu tá, clip đó quay vào thời điểm nào?

Cô giáo chui vào túi nilon qua suối là bình thường. Tôi nghĩ clip quay vào cuối mùa mưa năm ngoái, lúc đó đang chuẩn bị khai giảng và mức độ nước suối Nậm Pồ đang ở thấp. Nếu là đỉnh điểm nước chảy dốc, nguy cơ lũ quét thì chả ai dám bơi kiểu đó. Tôi cho rằng, clip đó không hề dàn dựng gì cả.

Khi chuẩn bị qua suối bằng kiểu đó thì cô giáo có quay clip làm kỷ niệm. Sau này, khi phóng viên Báo Tuổi Trẻ đi lên đây có phỏng vấn, làm sao cô giáo có thể đi qua được suối dạy học vào mùa mưa, thì cô giáo trả lời vượt qua suối bằng túi nilon và có clip của cô giáo Tòng Thị Minh làm chứng, chứng minh thực tế như vậy.

Trên đoạn đường vào điểm trường có tổng cộng tới 4 khúc suối, và khúc suối Nậm Pồ là to nhất và nguy hiểm nhất. Còn những khúc kia do độ dốc lớn, nếu sau cơn mưa khoảng 1 -2 tiếng, thì mức nước trở lại rất thấp có thể đi bộ qua.


Theo Infonet
Bình luận
vtcnews.vn