• Zalo

Chui túi nilon qua suối: Bộ GD-ĐT lên tiếng

Giáo dụcThứ Tư, 19/03/2014 02:38:00 +07:00Google News

(VTC News)- Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho rằng trong hoàn cảnh mưa lũ, giáo viên và học sinh có thể chủ động tìm đường vòng tới trường hoặc thay đổi lịch học phù hợp.

(VTC News)- Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho rằng trong hoàn cảnh mưa lũ, giáo viên và học sinh có thể chủ động tìm đường vòng để tới trường hoặc thay đổi lịch học cho phù hợp.

Hình ảnh vào mùa lũ, các thầy cô giáo, học sinh ở bản Sam Lang (xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên) phải chui vào túi nilông và nhờ người biết bơi kéo qua suối đã khiến dư luận xôn xao.

Trả lời Vietnamnet, ông Phạm Ngọc Phương, Chánh Văn phòng Bộ GD-ĐT cho hay: “Tình cảm, nhiệt huyết của các giáo viên là đáng trân trọng. Mong mỏi có những cây cầu để cô trò tới trường yên tâm là việc riêng ngành giáo dục không thể làm được, cần có sự chung tay của các bộ, ngành và toàn xã hội”.

Ông Phương cũng lưu ý: "Gặp khi gặp mưa lũ, giáo viên và học sinh có thể chủ động tìm đường vòng dù xa hơn nhưng tránh được nguy hiểm để tới lớp. Trong trường hợp khó khăn, thầy cô có thể thay đổi lịch học cho phù hợp”.
chui túi nilon qua sông
 
Bộ GD-ĐT sẽ có văn bản chỉ đạo tới lãnh đạo ngành giáo dục của không chỉ Điện Biện mà trên cả nước cần tích cực tuyên truyền tới từng thầy trò, đặc biệt là các phụ huynh cần chủ động có biện pháp ứng phó với những tình huống nguy hiểm.

Bên cạnh đó, chương trình năm học, Bộ đã chỉ đạo phân cấp linh hoạt cho các địa phương có thể bố trí sắp xếp khai giảng trước hoặc nghỉ học khi thời tiết không thuận lợi và học bù vào thời gian sau.

Tới đây, theo ông Phương: Bộ GD-ĐT cũng sẽ phối hợp các bộ ngành liên quan, đặc biệt UBND các tỉnh thành để có khắc phục sớm, nhanh nhất những điểm trường, lớp học không có đường giao thông đến trường.

cô lò thị minh
Cô Lò Thị Minh cùng các em học sinh 
Trước đó, báo Tuổi trẻ thông tin cô giáo Tòng Thị Minh sinh năm 1991 và lớn lên ở mảnh đất Thanh Luông (huyện Điện Biên). Ngay sau khi tốt nghiệp Trường CĐ Sư phạm tỉnh thì tháng 10/2012 cô vào ngành và nhận công tác tại xã Nậm Chua (huyện Nậm Pồ). Một năm sau (8/2013) cô có quyết định điều chuyển về Trường Nà Hỳ.

Và để chuẩn bị cho năm học mới tại một địa bàn mới, ngay sau khi về trường, Minh cùng nhiều đồng nghiệp đã đi các bản nhiều chuyến vừa để nắm địa bàn, vừa thực hiện nhiệm vụ chiêu sinh.

Những lần đi ấy, cô cũng đã được trải nghiệm, cô kể: "Lần đầu tiên em cũng sợ lắm, nhưng các anh chị đi trước bảo không còn cách nào khác đâu, không thể đợi lũ xuống được".

Các cô giáo chui vào những bao nilon và ngồi lọt thỏm trong bao cho miệng bao trùm kín quá đầu. Những thanh niên trai bản biết bơi sẽ túm gọn miệng bao và kéo qua suối.

Cô giáo này cũng đã có nhiều kỷ niệm: "Hồi còn dạy ở Nậm Chua, khi qua suối vào mùa lũ thì người dân làm dây cáp bắc qua suối để đu sang. Còn ở Sam Lang việc qua suối bằng cách chui vào túi em thấy lần đầu, nhưng vẫn phải... liều sang vì ở đây chẳng có dây mà đu sang, cũng chẳng có cầu. Cũng biết nguy hiểm, nhưng chẳng còn cách nào".

Ngày 18/3, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường đã ký quyết định giao nhiệm vụ cho Sở GTVT Điện Biên làm chủ đầu tư, Xí nghiệp cơ khí Quang Trung (Đơn vị Anh hùng Lao động) ứng vốn để xây dựng cầu. Dự kiến cây cầu sẽ hoàn thành sau 2 tháng, trước khi mùa mưa tới.

“Dự kiến cầu sẽ có chiều dài 80m, bề rộng toàn cầu 2,2m, tổng mức đầu tư dự kiến 3,5 tỷ đồng. Sẽ thực hiện theo phương án là vừa thiết kế vừa thi công, duyệt thiết kế ngay tại hiện trường”



Minh Đức (Tổng hợp)

Bình luận
vtcnews.vn