Sáng 22/9, Phiên họp thứ 31, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa XIII đã thảo luận về Dự án Bộ Luật dân sự (sửa đổi). Đây là bộ luật quy mô lớn nhất trong hệ thống pháp luật hiện nay, điều chỉnh một lĩnh vực rộng lớn các quan hệ xã hội trong giao lưu dân sự.
Nhiều nội dung của dự án Bộ luật Dân sự (sửa đổi) cũng được các đại biểu tập trung thảo luận như quy định về các hình thức sở hữu; thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với tài sản phải đăng kí quyền sở hữu; về việc không quy định thời hiệu khởi kiện.
Đọc tờ trình trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết dự thảo quy định hai hình thức sở hữu trong giao lưu dân sự là sở hữu riêng và sở hữu chung. Trong đó, sở hữu riêng là sở hữu của một chủ thể, bao gồm cá nhân, pháp nhân; sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể.
Ban soạn thảo cũng giải thích cụ thể sở hữu riêng là sở hữu của một chủ thể, bao gồm cá nhân, pháp nhân; sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể. Trong hai hình thức sở hữu này cũng đã bao gồm sở hữu tư nhân và sở hữu toàn dân.
Khi tham gia vào các quan hệ dân sự, quyền của chủ sở hữu thuộc các hình thức sở hữu đều được bảo vệ bình đẳng trước pháp luật không phụ thuộc vào tính chất sở hữu, thành phần kinh tế, tài sản thuộc sở hữu toàn dân hay tài sản thuộc sở hữu tư nhân.
Liên quan đến tài sản thuộc sở hữu toàn dân, dự thảo Bộ luật quy định, đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, được quản lý, sử dụng theo quy định của Hiến pháp, Bộ luật này và các luật khác có liên quan.
Trong trường hợp tài sản công là đối tượng của các quan hệ dân sự thì áp dụng chế độ pháp lý chung về sở hữu được quy định tại Bộ luật dân sự.
Tuy nhiên, tờ trình vẫn nêu loại ý kiến thứ hai để xin ý kiến đại biểu Quốc hội, cho rằng ngoài quy định sở hữu chung và riêng thì Bộ luật Dân sự cần quy định cả sở hữu toàn dân.
Cho rằng cần phải có quy định sở hữu toàn dân, một số ý kiến đại biểu cho rằng sở hữu toàn dân được ghi nhận trong Hiến pháp theo đó, đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
Bộ luật dân sự vì thế cần có những quy định riêng về việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản công thuộc sở hữu toàn dân.
Bên cạnh đó, quy định của Hiến pháp, Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, do đó có thể xác định đây là chủ thể có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu toàn dân. Vì vậy, trên cơ sở sở hữu toàn dân cần ghi nhận hình thức sở hữu Nhà nước trong Bộ luật dân sự là hợp lý.
Mặt khác, tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước đang được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2005 và nhiều văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, nếu không tiếp tục quy định về vấn đề này có thể gây khó khăn trong thực tiễn áp dụng pháp luật.
Đồng tình với việc cần đưa quy định sở hữu toàn dân vào Bộ luật Dân sự (sửa đổi), đại biểu Ksor Phước cho rằng: “Sở hữu toàn dân có cái rất khác so với sở hữu chung. Có những sở hữu rất đặc thù. Có những sở hữu toàn dân thì không được bán, không được mua”.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lưu ý: "Yêu cầu của Luật lần này là Hiến pháp đã quy định mà trong luật cũ chưa quy định rõ thì lần này phải quy định như quyền sở hữu, quyền dân chủ làm ăn, tự do kinh doanh, vai trò của tòa án với tư cách là cơ quan tư pháp. Đã là dân sự thì mọi việc cốt ở đôi bên do đó cái gì dân giải quyết được với nhau thì không phải đưa ra tòa".
"Những nội dung đã được sửa đổi trong Hiến pháp thì cũng phải được sửa đổi trong Bộ luật Dân sự; trong đó, chú trọng đến việc mở rộng hơn nữa quyền dân chủ của người dân. Các nội dung sửa đổi cần đảm bảo trên cơ sở kế thừa tinh hoa của Bộ luật Dân sự cũ kết hợp với quá trình thực tế thi hành pháp luật và bám sát tinh thần Hiến pháp", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Phạm Thịnh
Còn nhiều ý kiến khác nhau khi thảo luận về Bộ luật Dân sự (sửa đổi) tại phiên họp thứ 31 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: Nhan Sáng-TTXVN |
Đọc tờ trình trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết dự thảo quy định hai hình thức sở hữu trong giao lưu dân sự là sở hữu riêng và sở hữu chung. Trong đó, sở hữu riêng là sở hữu của một chủ thể, bao gồm cá nhân, pháp nhân; sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể.
Ban soạn thảo cũng giải thích cụ thể sở hữu riêng là sở hữu của một chủ thể, bao gồm cá nhân, pháp nhân; sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể. Trong hai hình thức sở hữu này cũng đã bao gồm sở hữu tư nhân và sở hữu toàn dân.
Khi tham gia vào các quan hệ dân sự, quyền của chủ sở hữu thuộc các hình thức sở hữu đều được bảo vệ bình đẳng trước pháp luật không phụ thuộc vào tính chất sở hữu, thành phần kinh tế, tài sản thuộc sở hữu toàn dân hay tài sản thuộc sở hữu tư nhân.
Liên quan đến tài sản thuộc sở hữu toàn dân, dự thảo Bộ luật quy định, đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, được quản lý, sử dụng theo quy định của Hiến pháp, Bộ luật này và các luật khác có liên quan.
Trong trường hợp tài sản công là đối tượng của các quan hệ dân sự thì áp dụng chế độ pháp lý chung về sở hữu được quy định tại Bộ luật dân sự.
Đại biểu Ksor Phước cho rằng nên đưa quy định hình thức sở hữu toàn dân vào trong Bộ luật Dân sự (sửa đổi) |
Cho rằng cần phải có quy định sở hữu toàn dân, một số ý kiến đại biểu cho rằng sở hữu toàn dân được ghi nhận trong Hiến pháp theo đó, đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
Bộ luật dân sự vì thế cần có những quy định riêng về việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản công thuộc sở hữu toàn dân.
|
Mặt khác, tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước đang được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2005 và nhiều văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, nếu không tiếp tục quy định về vấn đề này có thể gây khó khăn trong thực tiễn áp dụng pháp luật.
Đồng tình với việc cần đưa quy định sở hữu toàn dân vào Bộ luật Dân sự (sửa đổi), đại biểu Ksor Phước cho rằng: “Sở hữu toàn dân có cái rất khác so với sở hữu chung. Có những sở hữu rất đặc thù. Có những sở hữu toàn dân thì không được bán, không được mua”.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lưu ý: "Yêu cầu của Luật lần này là Hiến pháp đã quy định mà trong luật cũ chưa quy định rõ thì lần này phải quy định như quyền sở hữu, quyền dân chủ làm ăn, tự do kinh doanh, vai trò của tòa án với tư cách là cơ quan tư pháp. Đã là dân sự thì mọi việc cốt ở đôi bên do đó cái gì dân giải quyết được với nhau thì không phải đưa ra tòa".
"Những nội dung đã được sửa đổi trong Hiến pháp thì cũng phải được sửa đổi trong Bộ luật Dân sự; trong đó, chú trọng đến việc mở rộng hơn nữa quyền dân chủ của người dân. Các nội dung sửa đổi cần đảm bảo trên cơ sở kế thừa tinh hoa của Bộ luật Dân sự cũ kết hợp với quá trình thực tế thi hành pháp luật và bám sát tinh thần Hiến pháp", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Phạm Thịnh
Bình luận