Trong khi Việt Nam đang tìm cách kéo du khách quốc tế trở lại sau một thời gian dài sụt giảm nghiêm trọng thì du khách Việt lại nườm nượp kéo nhau du lịch nước ngoài
Thống kê của Tổng cục Du lịch Hàn Quốc 11 tháng năm 2015, có hơn 151.100 lượt du khách Việt sang nước này và dự kiến cả năm sẽ tăng lên 170.000 lượt. Nhật Bản trong 3 năm gần đây, tốc độ tăng trưởng lượt khách Việt Nam cũng luôn ở mức bình quân 50%/năm.
“O bế” khách Việt
Theo phân tích của ông Phan Xuân Anh, cố vấn Công ty Du lịch Tân Hồng (chuyên đưa khách tàu biển đến Việt Nam), tâm lý khách Việt rất thích đi du lịch nước ngoài, việc tổ chức tour quốc tế cũng dễ hơn là đưa khách nước ngoài đến Việt Nam nên trong số hàng trăm hãng lữ hành ở TP HCM phần lớn bán tour outbound (nước ngoài). Số lượng doanh nghiệp lữ hành inbound (đưa du khách quốc tế đến Việt Nam) lại chỉ vài chục, chủ yếu là doanh nghiệp ngoại, các hãng lữ hành nội chỉ đếm trên đầu ngón tay.
“Muốn bán tour cho khách quốc tế đến Việt Nam cần tiềm lực tài chính mạnh, đủ tầm và đủ tâm huyết làm vì rất khó khăn, cạnh tranh rất gay gắt và tiền ký quỹ cũng rất lớn. Ngược lại, đội ngũ tiếp thị bán tour cho khách Việt đi nước ngoài lại áp dụng đủ hình thức khuyến mãi, cho trả chậm, trả góp với giá rẻ, vé máy bay ra nước ngoài cũng ngày một rẻ... Ngay chính sách của chúng ta cũng đang “động viên” người Việt xuất ngoại du lịch” - ông Xuân Anh dẫn chứng.
Trong khi đó, các nước cũng không ngừng “o bế” khách Việt khi nhận thấy thị trường rất tiềm năng này. Chẳng hạn, Malaysia, Singapore, Thái Lan… đưa hướng dẫn viên của họ sang Việt Nam học tiếng Việt nhằm để lại ấn tượng tốt cho du khách Việt hoặc có chính sách mua sắm, đồ ăn chuyên để phục vụ người Việt.
Đại diện một công ty lữ hành chuyên khách inbound kể một người bạn của ông làm du lịch ở Campuchia nói mỗi ngày nước này đón cả ngàn du khách Việt theo tour nên trong thực đơn của họ, 100 món thì hết 90 món là ẩm thực Việt. “Họ còn cho người sang nước mình học cách chiên chả giò, làm bánh... nên du khách cảm thấy rất thoải mái, không còn khó khăn về ăn uống khi đi du lịch nước ngoài” - vị đại diện này dẫn chứng.
Hay như ở Singapore, chỉ cần qua khám bệnh là có người tư vấn bằng tiếng Việt, họ còn tổ chức đội ngũ chuyên phục vụ các nhóm khách hàng riêng. Malaysia, Thái Lan chuyên về nông nghiệp thì tổ chức tour cho du khách tham quan cách trồng cây, thăm vùng nông nghiệp công nghệ cao, đặc biệt là lượng khách Việt đến từ khu vực đồng bằng sông Cửu Long sang học hỏi kinh nghiệm.
Tiêu biểu hơn như Hàn Quốc, do biết người Việt thích xem phim Hàn nên trong tour nào cũng quảng bá nơi diễn ra bộ phim, đánh đúng vào tâm lý và mở tour đến những địa danh đó.
Nhìn chung, ngành du lịch các nước đang chẻ nhỏ thị trường du khách Việt theo nhiều đối tượng chuyên ngành khác nhau, mục đích duy nhất là thu hút lượng khách càng nhiều càng tốt.
Lấy lòng các hãng lữ hành Việt Nam
Nhiều công ty du lịch cho biết thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản đang nổi lên là điểm đến hấp dẫn du khách hàng đầu trong khu vực với giá tour ngày càng rẻ, nhiều tour giảm chỉ còn một nửa so với năm ngoái. Theo đại diện Công ty Dịch vụ lữ hành Saigontourist, mức tăng trưởng bình quân của tour outbound trong năm nay khoảng 15% nhưng riêng thị trường Nhật, Hàn Quốc con số này khoảng 30%.
Tại Công ty Du lịch Vietravel, lượng khách đi du lịch nước ngoài năm nay ở một số thị trường có sự tăng đột biến như Nhật, Hàn Quốc, Thái Lan, Mỹ, Canada, Úc, Dubai. Riêng thị trường Hàn Quốc, Nhật, mức tăng trưởng bình quân 25%-30% mỗi năm.
Theo tìm hiểu, ngành du lịch Hàn Quốc, Nhật có rất nhiều hoạt động xúc tiến, quảng bá để “lấy lòng” các hãng lữ hành Việt Nam. Như việc ghi nhận và vinh danh các công ty có đưa khách đến, chia sẻ chi phí quảng bá tour Nhật, Hàn cho khách lẻ, khách đoàn.
Tổng cục Du lịch những nước này thường xuyên có những buổi gặp gỡ, tiếp xúc tìm kiếm cơ hội hợp tác giữa lữ hành Việt với đại diện các thành phố, hãng hàng không, đơn vị du lịch của nước họ.
Thống kê của Tổng cục Du lịch Hàn Quốc 11 tháng năm 2015, có hơn 151.100 lượt du khách Việt sang nước này và dự kiến cả năm sẽ tăng lên 170.000 lượt. Nhật Bản trong 3 năm gần đây, tốc độ tăng trưởng lượt khách Việt Nam cũng luôn ở mức bình quân 50%/năm.
“O bế” khách Việt
Theo phân tích của ông Phan Xuân Anh, cố vấn Công ty Du lịch Tân Hồng (chuyên đưa khách tàu biển đến Việt Nam), tâm lý khách Việt rất thích đi du lịch nước ngoài, việc tổ chức tour quốc tế cũng dễ hơn là đưa khách nước ngoài đến Việt Nam nên trong số hàng trăm hãng lữ hành ở TP HCM phần lớn bán tour outbound (nước ngoài). Số lượng doanh nghiệp lữ hành inbound (đưa du khách quốc tế đến Việt Nam) lại chỉ vài chục, chủ yếu là doanh nghiệp ngoại, các hãng lữ hành nội chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Thái Lan thu hút hàng trăm ngàn du khách Việt mỗi năm |
Trong khi đó, các nước cũng không ngừng “o bế” khách Việt khi nhận thấy thị trường rất tiềm năng này. Chẳng hạn, Malaysia, Singapore, Thái Lan… đưa hướng dẫn viên của họ sang Việt Nam học tiếng Việt nhằm để lại ấn tượng tốt cho du khách Việt hoặc có chính sách mua sắm, đồ ăn chuyên để phục vụ người Việt.
Đại diện một công ty lữ hành chuyên khách inbound kể một người bạn của ông làm du lịch ở Campuchia nói mỗi ngày nước này đón cả ngàn du khách Việt theo tour nên trong thực đơn của họ, 100 món thì hết 90 món là ẩm thực Việt. “Họ còn cho người sang nước mình học cách chiên chả giò, làm bánh... nên du khách cảm thấy rất thoải mái, không còn khó khăn về ăn uống khi đi du lịch nước ngoài” - vị đại diện này dẫn chứng.
Hay như ở Singapore, chỉ cần qua khám bệnh là có người tư vấn bằng tiếng Việt, họ còn tổ chức đội ngũ chuyên phục vụ các nhóm khách hàng riêng. Malaysia, Thái Lan chuyên về nông nghiệp thì tổ chức tour cho du khách tham quan cách trồng cây, thăm vùng nông nghiệp công nghệ cao, đặc biệt là lượng khách Việt đến từ khu vực đồng bằng sông Cửu Long sang học hỏi kinh nghiệm.
Tiêu biểu hơn như Hàn Quốc, do biết người Việt thích xem phim Hàn nên trong tour nào cũng quảng bá nơi diễn ra bộ phim, đánh đúng vào tâm lý và mở tour đến những địa danh đó.
Nhìn chung, ngành du lịch các nước đang chẻ nhỏ thị trường du khách Việt theo nhiều đối tượng chuyên ngành khác nhau, mục đích duy nhất là thu hút lượng khách càng nhiều càng tốt.
Lấy lòng các hãng lữ hành Việt Nam
Nhiều công ty du lịch cho biết thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản đang nổi lên là điểm đến hấp dẫn du khách hàng đầu trong khu vực với giá tour ngày càng rẻ, nhiều tour giảm chỉ còn một nửa so với năm ngoái. Theo đại diện Công ty Dịch vụ lữ hành Saigontourist, mức tăng trưởng bình quân của tour outbound trong năm nay khoảng 15% nhưng riêng thị trường Nhật, Hàn Quốc con số này khoảng 30%.
Tại Công ty Du lịch Vietravel, lượng khách đi du lịch nước ngoài năm nay ở một số thị trường có sự tăng đột biến như Nhật, Hàn Quốc, Thái Lan, Mỹ, Canada, Úc, Dubai. Riêng thị trường Hàn Quốc, Nhật, mức tăng trưởng bình quân 25%-30% mỗi năm.
Theo tìm hiểu, ngành du lịch Hàn Quốc, Nhật có rất nhiều hoạt động xúc tiến, quảng bá để “lấy lòng” các hãng lữ hành Việt Nam. Như việc ghi nhận và vinh danh các công ty có đưa khách đến, chia sẻ chi phí quảng bá tour Nhật, Hàn cho khách lẻ, khách đoàn.
Tổng cục Du lịch những nước này thường xuyên có những buổi gặp gỡ, tiếp xúc tìm kiếm cơ hội hợp tác giữa lữ hành Việt với đại diện các thành phố, hãng hàng không, đơn vị du lịch của nước họ.
Nguồn: nld.com.vn
Bình luận