(VTC News) - Đại đức Thích Tâm Kiên, trụ trì chùa Một Cột cho biết, lần này nhà chùa phải ra tối hậu thư về việc trùng tu sửa chữa sau hàng chục lá đơn vô vọng.
(VTC News) - Đại đức Thích Tâm Kiên, trụ trì chùa Một Cột cho biết, lần này nhà chùa phải ra tối hậu thư về việc trùng tu sửa chữa bởi đã gửi đi hàng chục lá đơn kêu cứu vô vọng.
- Thưa Đại đức Thích Tâm Kiên, lý do nào khiến nhà chùa phải khẩn thiết đưa ra “tối hậu thư” về việc trùng tu, sửa chữa quần thể di tích chùa Diên Hựu – Một Cột gửi tới UBND TP Hà Nội như vậy?
Đại đức Thích Tâm Kiên: Chúng tôi khát khao một lần được sửa chữa di tích này
Tôi làm đơn lần này làm đơn là lần thứ 10 rồi chứ không còn là lần đầu tiên nữa. Chúng tôi xót xa khi nhìn công trình mang tính lịch sử, tính biểu tượng của đất nước đang ngày càng xuống cấp nghiêm trọng, mỗi trận mưa là một lần cả ngôi chùa rơi vào tình trạng khốn đốn, khổ sở, mà mùa mưa bão lại đang đến gần.
Chúng tôi khát khao một lần sửa chữa di tích này,tôi ví như con có khóc thì mẹ mới cho bú. Mình đã nói quá nhiều rồi mà tất cả vẫn rơi vào im lặng, có lẽ vì nó không có điểm nhấn nên người ta cứ lờ đi, cứ để đơn thư của mình ở đó mà không giải quyết cho.
Lần này quá bứcxúc và không thể để tình trạng này tái diễn thêm nữa, chúng tôi buộc lòng phải viết thêm rằng, nếu sau 30 ngày phía các cơ quan chức năng không giải quyết, chúng tôi sẽ tự ý dỡ ngói và hạ giải để đảo ngói toàn bộ Chùa và Mẫu để tạm thời tránh dột nát khi mùa mưa bão sắp tới.
- Nhưng nếu làm vậy, nhà chùa sẽ vi phạm luật di sản khi tự ý tháo dỡ công trình mang tính lịch sử. Hơn nữa, lãnh đạo quận Ba Đình cũng khẳng định không cho phép việc đó xảy ra.
Chúng tôi quá đau lòng khi nhìn ngôi chùa rơi vào tình trạng dột nát và hư hỏng nặng nề như thế này. Chúng tôi nói như thế, nhấn mạnh tới khoảng thời gian trong 30 ngày là để rung lên hồi chuông khẩn thiết mong muốn các cơ quan chức năng vào cuộc giải quyết cho nhà chùa.
Vấn đề không phải chỉ có mái ngói và sự dột nát không, mà còn là việc trùng tu tôn tạo không gian của cả quần thể di tích quan trọng, nằm ngay giữa bảo tàng và Lăng Bác.
Nếu sau 30 ngày các cấp chính quyền không có ý kiến gì chúng tôi sẽ tạm thời đảo ngói, dỡ phần ngói ra cho mọi người thấy là di tích đã xuống cấp nghiêm trọng đến mức nào, chứ hoàn toàn không có ý định phá hủy ngôi chùa để vi phạm vào luật.
Nhưng chúng tôi tin giữa nhà chùa và UBND quận Ba Đìnhsẽ tìm thấy tiếng nói chung, để đưa ra phương án giải quyết hợp lý nhất cho quần thể di tích chùa Diên Hựu – Một Cột chứ không đến mức nhà chùa phải tự ý làm.
Khi gửi lá đơn này tới các cơ quan chức năng và các cơ quan báo chí chúng tôi cũng đã suy nghĩ rất nhiều, với mong muốn giới báo chí lên tiếng giúp chúng tôi, để chính quyền lưu tâm, để ý, chóng vào cuộc để trùng tu tôn tạo di tích này, giúp nó phát huy giá trị vốn có của di tích.
Ngôi chùa có một số chỗ bịdột và hư hỏng
- Được biết ông đã gắn bó với ngôi chùa hơn 20 năm, vậy tình trạng dột nát như thế này đã diễn ra từ bao giờ?
Tôi gắn bó với chùa hơn 20 năm, từ năm 1992 đến nay. Và từ lúc tôi về đây ngôi chùa đã như vậy. Tôi được biết thầy Thích Tâm Cẩn, trụ trì của ngôi chùa này trước tôi đã lên tiếng đấu tranh giữ lại ngôi chùa Diên Hựu – Một Cột từ năm 1985 nếu không nơi này đã bị ủi đi rồi.
Chỉ cần mưa to khoảng một tiếng đồng hồ, chúng tôi phải đi mặc áo mưa, đội nón lá cho tượng phật khỏi bị nước mưa làm hỏng. Có những trận mưa lớn, nước dâng lênh láng trong chùa, ăn mòn và làm mục nát hết các chân cột. Cá rô ở trong hồ là từ ngoài theo khi ngập úng đấy chứ. Rác thải hôi hám, bẩn thỉu cũng trôi theo vào.
- Vậy nhà chùa đã nhận được sự quan tâm như thế nào của các cấp chính quyền?
Vào năm 1995 ngôi chùa Diên Hựu – Một Cột được nhà nước trùng tu tôn tạo cho Chánh điện, Tam Bảo chùa Diên Hựu 500 triệu. Năm 1997 nhân hội nghị cấp cao các nước sử dụng tiếng Pháp thì ngôi nhà thờ Mẫu được sửa với kinh phí 290 triệu, trong đó chùa có 90 triệu, nhà nước cho 200 triệu.
Có những lúc khách đến vãn cảnh chùa còn không có chỗ đứng khi trời mưa, trên thì dột dưới thì ngập.
Một ngôi chùa bình thườngcũng có Tam bảo riêng, nhà Mẫu riêng, nhà Tổ riêng, nhà Hậu riêng nhưng ở đây mang tiếng là chùa lớn, cả trong và ngoài nước ai cũng biết tới mà tất cả những chức năng ấy tổng hợp hết trong một nhà. Cả khu nhà kho, bếp núc, nhà vệ sinh cũng chung một nhà với nhà Mẫu, nhà Tăng, nhà Tổ, nhà Hậu
Ông Thưởng, một người gắn bó lâu năm với nhà chùa
Đây cũng là khoảng thời gian mà thầy Thích Tâm Cẩn lâm bệnh nặng, tôi vừa phải trông thầy, vừa trông nom công trình đang dang dở, cụ có nói muốn phục chế nhà thờ tổ và sửa chữa lại nơi này. Đến ngày 14/6 âm lịch năm 1996 thì cụ mất, tôi là người tiếp tục công việc này.
Tới năm 2002 thấy hiện tượng mái ngói chùa Một Cột sụt, nhà chùa cũng làm đơn phản ánh lên phòng Văn hóa thông tin của quận (Ba Đình) để báo cáo sự việc, nhưng đến 2008 vẫn không có sự phản hồi nào.
Đến ngày 20/4/2008, chúng tôi lại tiếp tục có tờ trình trình lên UNND TP Hà Nội nhưng nhận được sự im lặng một thời gian dài.
Cuối cùng cái chúng tôi nhận được là văn bản thông báo UNND TP Hà Nội đã nhận được tờ trình và đã giao cho UBND quận Ba Đình phối hợp với Sở VHTTDL Hà Nội khảo tra xem xét hiện trạng chùa Một Cột để trùng tu tôn tạo, nhưng sự việc cứ im lìm đến sát đại lễ nghìn năm Thăng Long, năm 2010.
Năm 2010, khi nhìn ngôi chùa ngày càng xuống cấp, bức xúc quá nhà chùa lại làm đơn, thì các cơ quan chức năng cũng về xem xét tất cả hiện trạng của chùa để nắm bắt tình hình.
Các cơ quan chức năng đã ra một văn bản gấp rút chia ra làm hai giai đoạn, giai đoạn thứ nhất là chỉnh sửa lại bộ mặt đã xuống cấp của chùa Một Cột, đảo ngói khẩn cấp và làm lại đường dạo trong sân chùa, nạo vét hồ, làm lại thảm cỏ cây xanh. Kinh phí hết tầm 1,7 tỷ đồng, do vốn nhà nước hoàn toàn.
Sau đại lễ 1000 năm Thăng Long sẽ bước vào giai đoạn hai trùng tu tôn tạo tái dựng lại nhà Tổ và nhà Tăng, và hoàn thành vào năm 2013. Sau đó UBND quận Ba Đình tổ chức rất nhiều hội nghị của các cấp, các ngành, cũng đã có đề cương để trùng tu tôn tạo rồi vẫn chưa bắt tay vào thực hiện hạng mục nào.
Sau ba năm, tượng phật vẫn phải đội nón, mặc áo mưa mỗi khi trời mưa
- Vậy là sau ba năm, UBND quận Ba Đình vẫn chưa đả động gì đến việc trùng tu quần thể di tích chùa Diên Hựu – Một Cột trong khi lẽ ra nó phải được hoàn thành?
Nhà chùa có gọi điện đến UBND quận thì quận lúc nào cũng nói bận, lúc thì nói còn đang xin ý kiến của cấp trên, khi thì chuẩn bị Đại hội Đảng, lúc thì còn đi cưỡng chế việc này việc khác, do họ quá bận rộn nên sự việc đi vào quên lãng. Mà chùa thì ngày càng xuống cấp. - Nhưng theo chủ tịch UBND quận Ba Đìnhthì tình trạng hư hại của ngôi chùa chưa đến mức đáng báo động như nhà chùa miêu tả, vì đã có những đợt sửa chữa hệ thống thoát nước và cải tạo một số hạng mục của quần thể di tích?
Đó chỉ là cách nói giảm bớt trách nhiệm từ phía quận, bởi vốn dĩ địa thế của chùa Diên Hựu - Một Cột là thế lòng chảo, nó trũng và thấp hơn hẳn so với xung quanh, cụ thể thấp hơn Bảo tàng và Lăng Bác, vì thế mỗi khi trời mưa là nước từ xung quanh đổ vào.
Chỉ cách đây ba ngày, trận mưa lớn còn làm chùa Diên Hựu - Một Cột bị ngập úng, tượng trong chùa phải được che bằng nón và áo mưa, những chỗ dột vẫn phải dùng chậu để hứng.
Đúng là đã có sự sửa chữa một số hạng mục, nhưng nó cũng không cải thiện được tình hình là bao.
Cách đây ba ngày, chùa vẫn phải dùng chậu hứng nước mưa như thế này
- Được biết số kinh phí để trùng tu, sửa chữa chùa Diên Hựu – Một Cột là khá lớn, liệu đây có phải nguyên nhân khiến việc phê duyệt của các cấp chính quyền bị chậm trễ, bởi trên địa bàn TP Hà Nội cũng có tới hàng nghìn công trình lịch sử “kêu cứu” hay còn nguyên nhân nào khác?
Nếu việc xin nguồn vốn khó khăn hơn nữa thì nhà chùa chỉ cần nhất là kế hoạch được trùng tu tôn tạo và giấy phép của UBND Thành phố, còn kinh phí không phải vấn đề đáng lo ngại nhất.
Kinh phí dự trù cho việc trùng tu, sửa chữa chùa Diên Hựu rơi vào khoảng 31 tỷ đồng, với một công trình lịch sử tầm cỡ như chùa Diên Hựu – Một Cột thì đây không phải con số quá lớn, và chúng tôi biết rằng đó cũng không phải nguyên nhân khiến tình trạng chậm trễ diễn ra.
Bởi chúng tôi chấp nhận nếu nguồn vốn của nhà nước xin quá khó khăn, nhà chùa sẽ xã hội hóa một nửa, lúc đó UBND quận Ba Đình sẽ giao cho phòng tài chính thành lập ban xã hội hóa.
Nếu việc xin nguồn vốn khó khăn hơn nữa thì nhà chùa chỉ cần nhất là kế hoạch được trùng tu tôn tạo và giấy phép của UBND Thành phố, còn kinh phí không phải vấn đề đáng lo ngại nhất.
Bởi chùa Một Cột là ngôi chùa có tiếng cả về ý nghĩa lịch sử và tâm linh, chúng tôi tin rằng nếu đánh tiếng đi xin các Mạnh Thường Quân, các nhà hảo tâm thì họ chắc chắn sẽ công đức trùng tu tôn tạo.
Chúng tôi cho rằng nguyên nhân chính là do các thủ tục quá vòng vo và mất nhiều thời gian dẫn đến tình trạng tắc trách. Để lấy một công văn của UBND quận chuyển lên Thành hội phật giáo là phương án một hay phương án hai đã mất 6 tháng. Rồi từ cấp nọ lên cấp kia lại mất thêm mấy tháng, thủ tục rườm rà quá.
Vấn đề nữa là những cân nhắc thận trọng về phương pháp, mời các nhà nghiên cứu, các nhà sử học vào cuộc để làm sao bản sửa chữa không bị sai sót gì so với bản gốc, thế nên quận Ba Đình muốn có ba cuộc hội thảo để mổ xẻ việc ấy ra cho nó rõ ràng.
Chúng tôi tha thiết các cấp chính quyền lưu tâm, vào cuộc, để trùng tu tôn tạo quần thể di tích chùa Diên Hựu – Một Cột.
Bởi với cương vị một người quản lý trực tiếp di tích này, ngày ngày nhìn nó xuống cấp, mai một, hư hỏng, chúng tôi không đành lòng. Rồi ngay cả những đoàn khách thập phương xa gần cũng không khỏi xót xa khi nhìn ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Á dột nát mỗi khi vào trú mưa.
Bình luận