Nokia, có trụ sở ở Phần Lan, cho biết giải pháp truy cập vô tuyến 5G của họ - có tên là AirScale, sẽ được Softbank áp dụng cho các mạng truy cập vô tuyến (RAN) sau này, cho phép người dùng di động kết nối với mạng 5G. "Chúng tôi rất vui mừng được tiếp tục mối quan hệ lâu dài với SoftBank", ông John Harrington, người đứng đầu Nokia Nhật Bản, cho biết trong tuyên bố. "Chúng tôi cam kết giúp SoftBank triển khai mạng 5G thương mại của họ".
Trong khi đó, Ericsson, có trụ sở tại Thụy Điển cho biết họ sẽ cung cấp thiết bị RAN cho Softbank. Công ty Nhật Bản sẽ triển khai các dịch vụ 5G trên các băng tần 3.9-4.0 GHz và 29.1-29.5 GHz.
Với hai tuyên bố trên, có thể thấy, Huawei, công ty công nghệ viễn thông số 1 Trung Quốc, hiện đang đối mặt với lệnh cấm của Mỹ, đã bị Softbank loại khỏi sách hợp tác để triển khai 5G tại Nhật Bản.
Huawei thực tế đã là bên chiến thắng trong lần đấu thầu cung cấp giải pháp phát triển mạng 5G của SoftBank. Công ty của Trung Quốc mang lại những giải pháp có giá thành rẻ nhưng hiệu suất cao.
Tuy nhiên, thông báo từ phía SoftBank cho biết họ bày tỏ lo lắng về việc Huawei làm cho phía chính phủ Trung Quốc và điều này làm tổn hại đến an ninh mạng của Nhật Bản.
Thực tế, từ hồi tháng 12/2018, kênh truyền thông Nhật Bản Nikkei đưa tin, Softbank, cùng với ba nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn khác của Nhật Bản là NTT Docomo, KDDI và Rakuten, quyết định không sử dụng công nghệ 5G của Trung Quốc. tin tức mới nhất từ Nokia và Ericsson xác nhận quyết định của Softbank.
Vài ngày trước, chính phủ Nhật Bản tuyên bố lệnh cấm mua thiết bị Huawei và ZTE, nhằm củng cố quốc phòng, chống các vụ rò rỉ thông tin tình báo và tấn công mạng, theo Reuters. ZTE, một công ty viễn thông khác của Trung Quốc, là đối thủ cạnh tranh trong nước của Huawei.
Truyền thông Nhật Bản đánh giá quyết định của SoftBank là phản ánh rõ nhất tâm lý lo ngại với tập đoàn Huawei đã được nhân lên quy mô toàn cầu. Trước quyết định của tập đoàn Nhật Bản này, các tập đoàn của nhiều quốc gia châu Âu trong đó có Anh, Thụy Điển,... cũng đã từ chối hợp tác với Huawei.
Tuy nhiên, giới quan sát cũng cho rằng đã có thêm nhiều yếu tố can thiệp vào quyết định của SoftBank. Đáng chú ý nhất trong đó, quyết định này được đưa ra ngay sau khi Tổng thống Mỹ kết thúc chuyến thăm Nhật Bản kéo dài 4 ngày.
Nokia cho biết trong tuyên bố rằng họ hiện có 38 hợp đồng 5G thương mại trên toàn thế giới. Chủ tịch Huawei, Ken Hu, trong khi phát biểu tại trụ sở của công ty, cho biết họ có được 40 hợp đồng 5G thương mại tính đến tháng 3/2019.
Quyết định sử dụng thiết bị RAN của Ericsson sẽ là một trở ngại cho tham vọng của Huawei, vì cả hai đối đầu nhau về thị phần. Theo báo cáo năm 2018 của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và nghiên cứu quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Mỹ, Huawei là công ty dẫn đầu thị trường hiện tại cho thiết bị RAN, với 31%. Ericsson nắm giữ 29%, tiếp theo là Nokia với 23%.
Softbank tuyên bố trên trang web của mình rằng họ đặt mục tiêu tung ra các dịch vụ 5G thương mại vào khoảng năm 2020.
Hợp tác giữa Huawei và Softbank bắt đầu từ ít nhất là năm 2008, khi công ty này tuyên bố trên trang web của mình rằng họ đã chọn gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc làm nhà cung cấp thiết bị dùng thử LTE để thương mại hóa. Trong khi đó, SoftBank và Ericsson đã là đối tác kể từ 2G.
Bình luận