Kết thúc thanh tra các nội dung ở chùa Bồ Đề, ngày 13/8, Ni sư Thích Đàm Lan đã có báo cáo và đề xuất việc chăm sóc các cháu bé đang sống trong chùa Bồ Đề.
Trong đơn kiến nghị gửi lãnh đạo quận Long Biên, Hà Nội, ni sư Thích Đàm Lan cho rằng, việc nhận nuôi các đối tượng trong chùa "là hoạt động từ bi cứu vớt những mảnh đời bất hạnh, là nơi dừng chân của những người không nhà là một việc nên làm đúng với giáo lý của nhà Phật”.
"Chùa Bồ Đề bắt đầu hoạt đông từ thiện, đón nhận những mảnh đời bất hạnh từ năm 1989. Khi đó nhà chùa đón nhận và chăm sóc 10 cháu bé mồ côi, bị chất độc da cam, lo cho các cháu ăn học.
Tiếng lành đồn xa, những năm gần đây ngày càng đông các cháu và nhiều nhóm đối tượng bị bỏ rơi, lang thang đến xin được ở lại chùa, được nhà chùa cưu mang. Có thời điểm lên tới 50 cháu được nuôi ở chùa về sau đều có công ăn việc làm, lập gia đình sống hạnh phúc thỉnh thoảng vẫn về thăm chùa.
Một nguyên nhân mà ngày càng nhiều trẻ bị bỏ rơi là do xã hội hiện đại, thế hệ trẻ sống buông thả, sống với nhau như vợ chồng trước hôn nhân mang thai rồi không cưới, gánh nặng đổ lên vai người phụ nữ khi họ phải chịu đựng tất cả.
Đối mặt với gia đình, búa rìu dư luận, lúc đó là bi kịch lớn nhất của cuộc đời nên họ mang con đến chùa bỏ lại nhờ nhà chùa giúp đỡ, cứu vớt. Đến một lúc nào đó họ lấy lại bình sinh rồi đón con đi", nội dung đơn viết.
Cũng theo ni sư Thích Đàm Lan, “khi người gặp hoàn cảnh họa nạn đến chùa khát thì cho nước họ uống, đói thì cho ăn, không có nơi ở thì cho ở và đi học...” và “khi cha mẹ chán ghét nhau đem con tới cửa chùa bỏ thì nhà chùa nuôi, khi hòa thuận lại đến xin đón con về thì nhà chùa trả lại về gia đình... Làm việc thiện là phải như vậy nhà chùa đâu có mong muốn gì hơn mà không biết là khi trả lại phải làm các thủ tục theo đúng quy định của pháp luật”.
Khi có sự việc, ngày 3/8, Công an TP Hà Nội bắt khẩn cấp Nguyễn Thị Thanh Trang và Phạm Thị Nguyệt về hành vi mua bán trẻ em. Nguyễn Thị Thanh Trang (SN 1978) là người giúp nhà chùa quản lý khu nuôi trẻ tại chùa Bồ Đề và Phạm Thị Nguyệt (SN 1979, quê quán tại xã Khánh Hòa, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Ngày 4/8, Công an Hà Nội thức khởi tố vụ án mua bán trẻ em ở chùa Bồ Đề.
Ngày 12/8, Viện Kiểm sát Nhân dân TP. Hà Nội phê chuẩn quyết định khởi tố Nguyễn Thị Thanh Trang và Phạm Thị Nguyệt trong vụ mua bán trẻ em ở chùa Bồ Đề về tội Mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em theo Điều 120, Bộ luật Hình sự. Cơ quan cảnh sát điều tra cũng đã ký quyết định tạm giam 4 tháng đối với hai bị can.
Sau khi sự việc xảy ra ngày 5/8, UBND quận Long Biên đã triệu tập cuộc họp bất thường, quyết định thành lập đoàn thanh tra gồm 5 tổ công tác để thanh tra toàn diện hoạt động nuôi dưỡng trẻ em tại chùa Bồ Đề.
Quá trình thanh tra đoàn công tác đã chỉ ra những điểm cần khắc phục đồng thời có hướng giải quyết kịp thời.
Sau khi có kết luận thanh tra, sư trụ trì thích Đàm Lan cùng toàn thể tăng, ni có kiến nghị một số nội dung liên quan "bảo đảm số phận các cháu hiện đang ở trong chùa được tốt hơn".
Chùa Bồ Đề kiến nghị lãnh đạo quận Long Biên chỉ đạo Phòng Lao động Thương binh xã hội quận Long Biên làm thủ tục để các đối tượng được sớm vào Trung tâm Bảo trợ xã hội của TP Hà Nội sinh sống ổn định. Đồng thời cho phép chùa Bồ Đề được giữ lại nuôi dạy những cháu nhỏ khỏe mạnh, ngoan ngoãn để các cháu tiếp tục sống và học tập tại cơ sở của chùa Bồ Đề với điều kiện tốt nhất cho các cháu.
Đoàn thanh tra quận Long Biên kết luận về cơ sở vật chất nuôi dưỡng trẻ tại chùa Bồ Đề chưa đảm bảo. Thời gian qua chùa Bồ Đề đã xin được cấp phép xây dựng tại cơ sở từ thiện nhưng chưa được. Chùa Bồ Đề mong muốn quận xem xét và cấp giấy phép để nhà chùa sớm xây dựng lại cơ sở nuôi dưỡng được khang trang đảm bảo đủ điều kiện theo đúng quy định của pháp luật.
Hơn thế, việc nuôi và dạy trẻ em tại chùa Bồ Đề được tuân thủ đúng quy định của pháp luật và để các cháu lớn lên trong sự tự tin và không bị mặc cảm với xã hội, chùa Bồ Đề kiến nghị lãnh đạo UBND quận Long Biên xem xét chỉ đạo Phòng Giáo dục quận cho phép chùa Bồ Đề được thành lập trường nội trú cho các cháu nhỏ theo đúng quy định của pháp luật.
"Chùa Bồ Đề cam đoan sẽ xây dựng trường thật khang trang và tuyển dụng đội ngũ giáo viên giỏi, có kinh nghiệm để đào tạo các cháu, với hy vọng là các cháu sẽ các cháu sẽ trưởng thành, tự tin bước ra xã hội và trở thành những công dân có ích cho đất nước và sẽ tự hào vì đã được sống và học tập tại chùa và trường Bồ Đề", ni sư Thích Đàm Lan viết trong đơn kiến nghị.
Theo ĐS&PL
Trong đơn kiến nghị gửi lãnh đạo quận Long Biên, Hà Nội, ni sư Thích Đàm Lan cho rằng, việc nhận nuôi các đối tượng trong chùa "là hoạt động từ bi cứu vớt những mảnh đời bất hạnh, là nơi dừng chân của những người không nhà là một việc nên làm đúng với giáo lý của nhà Phật”.
"Chùa Bồ Đề bắt đầu hoạt đông từ thiện, đón nhận những mảnh đời bất hạnh từ năm 1989. Khi đó nhà chùa đón nhận và chăm sóc 10 cháu bé mồ côi, bị chất độc da cam, lo cho các cháu ăn học.
Tiếng lành đồn xa, những năm gần đây ngày càng đông các cháu và nhiều nhóm đối tượng bị bỏ rơi, lang thang đến xin được ở lại chùa, được nhà chùa cưu mang. Có thời điểm lên tới 50 cháu được nuôi ở chùa về sau đều có công ăn việc làm, lập gia đình sống hạnh phúc thỉnh thoảng vẫn về thăm chùa.
Một nguyên nhân mà ngày càng nhiều trẻ bị bỏ rơi là do xã hội hiện đại, thế hệ trẻ sống buông thả, sống với nhau như vợ chồng trước hôn nhân mang thai rồi không cưới, gánh nặng đổ lên vai người phụ nữ khi họ phải chịu đựng tất cả.
Đối mặt với gia đình, búa rìu dư luận, lúc đó là bi kịch lớn nhất của cuộc đời nên họ mang con đến chùa bỏ lại nhờ nhà chùa giúp đỡ, cứu vớt. Đến một lúc nào đó họ lấy lại bình sinh rồi đón con đi", nội dung đơn viết.
Sư Thích Đàm Lan, trụ trì chùa Bồ Đề. |
Cũng theo ni sư Thích Đàm Lan, “khi người gặp hoàn cảnh họa nạn đến chùa khát thì cho nước họ uống, đói thì cho ăn, không có nơi ở thì cho ở và đi học...” và “khi cha mẹ chán ghét nhau đem con tới cửa chùa bỏ thì nhà chùa nuôi, khi hòa thuận lại đến xin đón con về thì nhà chùa trả lại về gia đình... Làm việc thiện là phải như vậy nhà chùa đâu có mong muốn gì hơn mà không biết là khi trả lại phải làm các thủ tục theo đúng quy định của pháp luật”.
Khi có sự việc, ngày 3/8, Công an TP Hà Nội bắt khẩn cấp Nguyễn Thị Thanh Trang và Phạm Thị Nguyệt về hành vi mua bán trẻ em. Nguyễn Thị Thanh Trang (SN 1978) là người giúp nhà chùa quản lý khu nuôi trẻ tại chùa Bồ Đề và Phạm Thị Nguyệt (SN 1979, quê quán tại xã Khánh Hòa, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Ngày 4/8, Công an Hà Nội thức khởi tố vụ án mua bán trẻ em ở chùa Bồ Đề.
Ngày 12/8, Viện Kiểm sát Nhân dân TP. Hà Nội phê chuẩn quyết định khởi tố Nguyễn Thị Thanh Trang và Phạm Thị Nguyệt trong vụ mua bán trẻ em ở chùa Bồ Đề về tội Mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em theo Điều 120, Bộ luật Hình sự. Cơ quan cảnh sát điều tra cũng đã ký quyết định tạm giam 4 tháng đối với hai bị can.
Sau khi sự việc xảy ra ngày 5/8, UBND quận Long Biên đã triệu tập cuộc họp bất thường, quyết định thành lập đoàn thanh tra gồm 5 tổ công tác để thanh tra toàn diện hoạt động nuôi dưỡng trẻ em tại chùa Bồ Đề.
Quá trình thanh tra đoàn công tác đã chỉ ra những điểm cần khắc phục đồng thời có hướng giải quyết kịp thời.
Sau khi có kết luận thanh tra, sư trụ trì thích Đàm Lan cùng toàn thể tăng, ni có kiến nghị một số nội dung liên quan "bảo đảm số phận các cháu hiện đang ở trong chùa được tốt hơn".
Chùa Bồ Đề kiến nghị lãnh đạo quận Long Biên chỉ đạo Phòng Lao động Thương binh xã hội quận Long Biên làm thủ tục để các đối tượng được sớm vào Trung tâm Bảo trợ xã hội của TP Hà Nội sinh sống ổn định. Đồng thời cho phép chùa Bồ Đề được giữ lại nuôi dạy những cháu nhỏ khỏe mạnh, ngoan ngoãn để các cháu tiếp tục sống và học tập tại cơ sở của chùa Bồ Đề với điều kiện tốt nhất cho các cháu.
Đoàn thanh tra quận Long Biên kết luận về cơ sở vật chất nuôi dưỡng trẻ tại chùa Bồ Đề chưa đảm bảo. Thời gian qua chùa Bồ Đề đã xin được cấp phép xây dựng tại cơ sở từ thiện nhưng chưa được. Chùa Bồ Đề mong muốn quận xem xét và cấp giấy phép để nhà chùa sớm xây dựng lại cơ sở nuôi dưỡng được khang trang đảm bảo đủ điều kiện theo đúng quy định của pháp luật.
Hơn thế, việc nuôi và dạy trẻ em tại chùa Bồ Đề được tuân thủ đúng quy định của pháp luật và để các cháu lớn lên trong sự tự tin và không bị mặc cảm với xã hội, chùa Bồ Đề kiến nghị lãnh đạo UBND quận Long Biên xem xét chỉ đạo Phòng Giáo dục quận cho phép chùa Bồ Đề được thành lập trường nội trú cho các cháu nhỏ theo đúng quy định của pháp luật.
"Chùa Bồ Đề cam đoan sẽ xây dựng trường thật khang trang và tuyển dụng đội ngũ giáo viên giỏi, có kinh nghiệm để đào tạo các cháu, với hy vọng là các cháu sẽ các cháu sẽ trưởng thành, tự tin bước ra xã hội và trở thành những công dân có ích cho đất nước và sẽ tự hào vì đã được sống và học tập tại chùa và trường Bồ Đề", ni sư Thích Đàm Lan viết trong đơn kiến nghị.
Theo ĐS&PL
Bình luận