• Zalo

Chú ý "tuổi thọ" của thực phẩm bảo quản trong tủ lạnh

Sức khỏeThứ Năm, 11/02/2010 01:28:00 +07:00Google News

(VTC News) - Những bí kíp đơn giản sau được xem như cẩm nang bỏ túi giúp cho bạn bảo quản thực phẩm một cách an toàn nhất trong dịp tết Nguyên Đán.

(VTC News) - Những bí kíp đơn giản sau được xem như cẩm nang bỏ túi giúp cho bạn bảo quản thực phẩm một cách an toàn nhất trong dịp tết Nguyên Đán.

Rau xanh

Rau xanh có thể bảo quản được khoảng 3 – 4 ngày  trong tủ lạnh. Khi chọn mua rau bạn cần nhớ, phải chọn rau tươi, ngon không có dấu hiệu bị dập, nát hay úa vàng.

Thực phẩm bảo quản trong tủ lạnh có tuổi thọ nhất định. Bạn nên ghi ngày vào mỗi gói thực phẩm trước khi cho vào tủ lạnh. 

Với đậu đỗ bạn nên để chúng trong một chiếc chậu dưới vòi nước sạch. Sau đó rửa sạch bụi bẩn và dùng khăn khô sạch thấm hết nước hoặc có thể để vào rổ cho ráo nước.

Tiếp đó bạn nên phân loại riêng từng loại rau, nên nhớ là không để lẫn chúng với nhau, sau đó cho riêng các loại rau vào túi sạch, bọc kín và bảo quản ở ngăn mát của tủ lạnh.

Các nhóm rau cải, không nên để quá hai ngày trong tủ lạnh, vì lượng nitrit trong rau bảo quản cũng tăng gấp rất nhiều lần so với rau tươi, không có lợi cho sức khỏe.

Thịt

Để bảo quản thịt gà, thịt lợn hay cá thì bạn nên để chúng trong một chiếc bát lớn và dưới vòi nước sạch, hãy nhớ để riêng từng loại.

Với cá sau khi đã rửa sạch bạn hãy thêm muối và nghệ lên trên bề mặt cá, rồi đựng vào hộp và để vào ngăn làm đá của tủ lạnh.

Thịt gà và thịt lợn cũng vậy, sau khi rửa sạch hãy bảo quản kín trong túi hoặc hộp và để vào tử đá.

Lưu ý rằng, các loại thịt nói chung và cá chỉ có thể bảo quản tối đa được 1 tuần.

Trái cây

Bảo quản trái cây được xem là khó nhất trong khâu bảo quản thực phẩm nói chung, vì nếu bất cần và bảo quản sai cách thì trái cây sẽ nhanh bị thối hỏng, gây ngộ độc.

Vậy nên để bảo quản trái cây được tươi ngon, an toàn và giữ được tối đa lượng vitamin và khoáng chất bạn cần thực hiện theo một số bước sau:

Khi mua trái cây từ chợ hay cửa hàng về bạn hãy rửa sạch chúng, sau đó để ráo nước hoặc có thể dùng khăn sạch lau khô.

Bảo quản trái cây trong túi sạch và khô rồi để vào ngăn mát tủ lạnh, nên để chung với rau xanh ở ngăn cuối cùng của tủ lạnh. Nhưng nhớ phải bảo quản riêng rau và trái cây.

Thêm vào đó, bạn cũng nên nhớ rằng không nên mua quá nhiều trái cây vì dù sao đi chăng nữa thì ăn trái cây tươi mới vẫn là cách tốt nhất để cơ thể bạn thu nạp đầy đủ vitamin và khoáng chất vốn có.

“Tuổi thọ” của trái cây trong tủ lạnh chỉ nên là 2 – 3 ngày, vì thế bạn không nên ăn trái cây sau thời điểm trên.

Những nguyên tắc chung cần nhớ:

Thực phẩm đã lấy ra khỏi ngăn đông đá thì phải dùng. Đã rã đông rồi lại cho vào ngăn đông đá là một trong các lý do hàng đầu gây nhiễm độc thực phẩm.

Thực phẩm mới cho vào ngăn đông đá nên để ở phía trong, thực phẩm mua trước đó nên xếp ra ngoài để dùng trước. Nên gắn nhãn đề ngày trên thực phẩm đông đá để tránh trường hợp dùng nhằm đồ để lâu.

Bạn hoàn toàn có thể dự trữ thực phẩm chín và sống cùng với nhau trong tủ lạnh nhưng phải bảo quản riêng để vi khuẩn trong thực phẩm tươi sống không xâm nhập thực phẩm đã nấu chín.

Cách an toàn nhất để bạn rã đông thực phẩm an toàn mà không lo bị vi khuẩn xâm hại là để vào ngăn dưới cùng của tủ lạnh.

Nhiệt độ thích hợp cho  ngăn đông lạnh nói chúng là khoảng (-6 độ C), âm 12 độ C (-12 độ C) hoặc âm 18 độ C (-18 độ C). Ngăn lạnh có nhiệt độ từ 0 - 10 độ C tuỳ vị trí.

Hà Thu (Tổng hợp)

Bình luận
vtcnews.vn