• Zalo

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, những hình ảnh đầu tiên

Thế giớiThứ Năm, 05/11/2015 12:17:00 +07:00Google News

Những hình ảnh đầu tiên khi ông Tập Cận Bình và phu nhân đến sân bay quốc tế Nội Bài, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam.

(VTC News) - Những hình ảnh đầu tiên khi ông Tập Cận Bình và phu nhân đến sân bay quốc tế Nội Bài, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam.

Trưa nay, 5/11, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân đã tới sân bay quốc tế Nội Bài, bắt đầu chuyến thăm chính thức kéo dài hai ngày ở Việt Nam.
Chuyên cơ chở Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân hạ cánh ở sân bay Nội Bài. Ảnh: Anh Tuấn/ Zing News
Chuyên cơ chở Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân hạ cánh ở sân bay Nội Bài. Ảnh: Anh Tuấn/ Zing News 
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, nghi thức tiếp đón ông Tập Cận Bình sẽ được thực hiện theo nghi thức Nhà nước, các đại biểu Quốc hội đứng lên vỗ tay, chào mừng khách đến thăm nhà.
Bộ Ngoại giao cho biết, lễ đón chính thức ông Tập Cận Bình sẽ diễn ra tại Phủ Chủ tịch vào lúc 15h15. Sau đó, ông Tập sẽ có cuộc hội đàm với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Phòng Khánh tiết, trụ sở Trung Ương Đảng.
Ông Tập Cận Bình dự kiến đề cập tới mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc trong bài phát biểu trước các đại biểu Quốc hội vào khoảng 10h35 sáng 6/11. 
Chuyên cơ của ông Tập Cận Bình đáp xuống sân bay Nội Bài. Ảnh: Anh Tuấn/ Zing News
Chuyên cơ của ông Tập Cận Bình đáp xuống sân bay Nội Bài. Ảnh: Anh Tuấn/ Zing News 
Người đứng đầu nhà nước Trung Quốc sẽ hội kiến với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.
Theo ông Nguyễn Hạnh Phúc, sau khi ông Tập Cận Bình phát biểu ý kiến thì Chủ tịch Quốc hội Việt Nam sẽ đứng lên đáp từ và tiễn bạn ra về.
"Cũng như các đại biểu khác đến thăm Quốc hội, đều có nghi thức là Quốc hội đứng lên chào. Ví dụ, vừa qua Tổng Thư ký Ban Ki-mun đến Nhà Quốc hội cũng thế, các đại biểu đứng lên chào. Đấy là nghi thức của Quốc hội, với tình cảm mến khách của người Việt Nam, Quốc hội Việt Nam", ông Nguyễn Hạnh Phúc nói.
Ông Phúc cho biết, việc ông Tập Cận Bình phát biểu trước Quốc hội là "hoạt động theo đề nghị của bạn. Còn sau hội đàm, hội kiến sẽ biết được kết quả, có nội dung, bài phát biểu. Hiện bây giờ chưa có nội dung gì cả".
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Viện - Ảnh: Phạm Hải/ Vietnamnet
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Viện - Ảnh: Phạm Hải/ Vietnamnet 
Chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc và Việt Nam kỷ niệm 65 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao. Đây là chuyến thăm đầu tiên của thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc và 10 năm sau chuyến đi của người đứng đầu Trung Quốc - cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tới Việt Nam vào cuối năm 2005. Động thái này được truyền thông quốc tế cho là mang ý nghĩa quan trọng với cả hai nước.
Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, chuyến thăm của Tổng Bí thư - Chủ tịch Trung Quốc sang Việt Nam lần này là chuyến thăm thông thường của lãnh đạo các nước với nhau để tăng cường quan hệ. Hồi đầu năm nay Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đi thăm Trung Quốc.
"Còn chương trình làm việc, sẽ là trao đổi tất cả các nội dung lớn trong quan hệ giữa hai nước mang tầm chiến lược, phát triển quan hệ về kinh tế, văn hóa, thương mại. Đương nhiên hai bên cũng có thể trao đổi nhiều vấn đề, trong đó có thể có vấn đề biển Đông", Phó Thủ tướng cho biết. 
Ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương (trái) đón chủ tịch Trung Quốc cùng phu nhân tại sân bay. Ảnh: Anh Tuấn/ Zing News
Ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương (trái) đón chủ tịch Trung Quốc cùng phu nhân tại sân bay. Ảnh: Anh Tuấn/ Zing News 
Cũng theo ông Phạm Bình Minh, chưa biết sẽ có bao nhiêu văn kiện sẽ ký kết trong đợt này, nhưng chắc chắn sẽ có một số văn kiện trong những lĩnh vực cụ thể. Theo nguyên tắc, trong chuyến thăm cấp cao bao giờ cũng có một Tuyên bố chung, sau đó sẽ có một số văn kiện liên quan đến những lĩnh vực hợp tác cụ thể giữa hai nước.
Về cơ chế hợp tác giữa Việt Nam - Trung Quốc, ta có Ủy ban Chỉ đạo quan hệ song phương giữa hai nước. Nhiệm vụ của Uỷ ban hỗn hợp là hàng năm đánh giá lại các lĩnh vực thực hiện được đến đâu, lĩnh vực nào chưa thực hiện được và ủy ban này sẽ tập trung vào nhiều lĩnh vực hợp tác cụ thể trong kinh tế, thương mại, đầu tư và quan hệ về văn hóa, giáo dục. Đó là những công việc thường xuyên, hàng năm đều họp.

Văn Việt
Bình luận
vtcnews.vn