(VTC News) – Lập 2 kỷ lục Chủ tịch ngân hàng trẻ nhất và một trong những Ủy viên trẻ nhất Ban Chấp hành Trung ương khóa 12, vị doanh nhân sinh năm 1973 đang được dư luận chú ý.
Những kỷ lục trẻ nhất
Đầu năm 2014, cổ đông Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank) rất lo lắng khi ông Phạm Huy Hùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị đến tuổi nghỉ hưu. Cũng dễ hiểu những lo lắng này vì ông Hùng được xem là “linh hồn” của ngân hàng. Chính vì vậy, ai là người ngồi “ghế nóng” thay ông Hùng là vấn đề được dư luận rất quan tâm.
Băn khoăn này đã có lời giải trong đại hội cổ đông thường niên 2014 của Vietibank diễn ra sáng 29/4. Đại hội chính thức giới thiệu ông Nguyễn Văn Thắng là tân chủ tịch Hội đồng quản trị thay ông Phạm Huy Hùng và ông Lê Đức Thọ là Tổng giám đốc Vietinbank, thay ông Nguyễn Văn Thắng.
Thông tin này khiến dư luận thở phào nhẹ nhõm vì ông Thắng đã giữ chức vụ quyền Tổng giám đốc Vietinbank từ cuối năm 2011. Giữ chức vụ quan trọng trong thời điểm ngành ngân hàng đối mặt với muôn vàn khó khăn của khủng hoảng kinh tế nhưng cùng với ông Hùng, ông Thắng góp phần không nhỏ giúp Vietinbank gặt hái được nhiều thành tựu.
Nhờ đó mà ông có được nhiều thành tích như nhận được bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Hai năm sau, ông nhận được bằng chứng nhận là Doanh nhân trẻ tiêu biểu khối doanh nghiệp trung ương,...
Nhậm chức Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietinbank khi mới 41 tuổi, ông Thắng trở thành vị Chủ tịch ngân hàng trẻ nhất trong hệ thống ngân hàng quốc doanh. Ông là vị Chủ tịch 7X duy nhất. Trong khi đó, lãnh đạo các ngân hàng khác đều là 5X.
Còn xét trên toàn hệ thống, ông Thắng chỉ nhiều tuổi hơn một người duy nhất. Đó là ông Trần Hùng Huy – Chủ tịch ngân hàng ACB. Ông Hùng Huy sinh năm 1978. Ông Huy có bố là một trong những người sáng lập ACB – ông Trần Mộng Hùng.
Không chỉ vậy, năm 2016, ông Thắng lại có thêm kỷ lục “trẻ” mới. Đó là trở thành một trong những Ủy viên trẻ nhất Ban Chấp hành Trung ương khóa 12. Ông cũng là một trong số ít lãnh đạo các tập đoàn, ngân hàng, tổng công ty lớn của Nhà nước được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 12.
Người xưa có câu “khôn đâu đến trẻ - khỏe đâu đến già”, nhưng ông Thắng cho rằng tới nay quan điểm về sức trẻ đã có sự thay đổi.
“Người trẻ không chỉ có sức khỏe, khả năng sáng tạo, nhiệt huyết, mà còn có nhiều lợi thế khác. Đặc biệt trong môi trường kinh doanh, một thế giới toàn cầu - thế giới phẳng thì người trẻ không cần "phải chờ đến già" để mới có kinh nghiệm và bản lĩnh, mà họ có thể học hỏi, đúc rút kinh nghiệm, tôi luyện kỹ năng cá nhân liên tục, thường xuyên qua tất cả các kênh được hội tụ trong đời sống, môi trường kinh doanh, giao tiếp, sách vở, Internet...” – Ông Thắng phân tích.
Vietinbank tăng tốc
Dưới thời ông Nguyễn Văn Thắng, VietinBank đã có thương vụ M&A đình đám khi hoàn tất việc bán 19,73% cổ phần cho cổ đông chiến lược là The Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ, Ltd. và phát hành thêm 457,3 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu vào năm 2013.
Sự kiện này đã đưa VietinBank trở thành ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu lớn nhất trong hệ thống. Đồng thời, đưa VietinBank lên vị thế mới trong mắt các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.
Thành tựu mà ông Thắng đạt được với Vietinbank còn được thể hiện rõ qua các chỉ tiêu kinh doanh. Nhậm chức cuối tháng 4/2014 nhưng ông Thắng nhanh chóng bắt nhịp và giúp lợi nhuận sau thuế của ngân hàng tăng 746,56 tỷ đồng, tương ứng 65,74% so với quý 1/2014 và tăng 1.384,08 tỷ đồng, tương ứng gần 300% so với quý 4/2013.
Tổng tài sản cũng tăng khá mạnh. Chỉ tiêu này tại thời điểm cuối năm 2015 đạt 779.483,49 tỷ đồng, tăng 118.241,76 tỷ đồng, tương ứng 17,88% so với 2014 và tăng 203.115,07 tỷ đồng, tương ứng 35,24% so với 2013.
Không chỉ chú trọng tới các chỉ tiêu kinh doanh, ông Thắng còn quan tâm tới đời sống của người lao động. Nếu 2013, thu nhập tại Vietinbank giảm xuống 19,7 triệu đồng/người/tháng thì sang năm 2014, mỗi nhân viên Vietinbank được tăng lương lên 19,88 triệu đồng/người/tháng. Sang 2015, con số này đã đạt 20,17 triệu đồng/người/tháng.
Trong năm 2015, Vietinbank còn thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị. Đó là nhận quản lý, điều hành 2 ngân hàng yếu kém là OceanBank và GPbank. Với sự giúp sức của Vietinbank, hai ngân hàng này đang dần ổn định trở lại.
Không chỉ khẳng định được vị thế ở thị trường trong nước. Vietinbank còn được các tổ chức quốc tế đánh giá cao
Theo công bố mới nhất của hãng tư vấn Brand Finance về Báo cáo xếp hạng Top 500 Thương hiệu Ngân hàng giá trị nhất thế giới năm 2016 (Banking 500 - The world’s most valuable banking brands), VietinBank đã có bước tiến ngoạn mục khi vươn lên Top 400 Thương hiệu ngân hàng toàn cầu với giá trị thương hiệu đạt 249 triệu USD. Vietinbank là ngân hàng Việt duy nhất có được vinh dự này.
Đánh giá về VietinBank, ông Samir Dixit, Giám đốc Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của Brand Finance cho biết: “Với giá trị thương hiệu tăng đến 26% và sự tăng cường sức mạnh thương hiệu trong năm qua, VietinBank đã leo lên top 400 ngân hàng toàn cầu - đó thực sự là một thành quả lớn. Thử thách tiếp theo là lọt vào Top 300 chắc chắn là một nhiệm vụ không dễ dàng, đòi hỏi sự tập trung mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa của VietinBank vào việc tăng cường sức mạnh thương hiệu, bên cạnh tăng trưởng về lợi nhuận”.
Các thành tựu này cho thấy chính sách sử dụng người trẻ của Nhà nước đang được khẳng định là đúng đắn.
Thanh Hà
Những kỷ lục trẻ nhất
Đầu năm 2014, cổ đông Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank) rất lo lắng khi ông Phạm Huy Hùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị đến tuổi nghỉ hưu. Cũng dễ hiểu những lo lắng này vì ông Hùng được xem là “linh hồn” của ngân hàng. Chính vì vậy, ai là người ngồi “ghế nóng” thay ông Hùng là vấn đề được dư luận rất quan tâm.
Băn khoăn này đã có lời giải trong đại hội cổ đông thường niên 2014 của Vietibank diễn ra sáng 29/4. Đại hội chính thức giới thiệu ông Nguyễn Văn Thắng là tân chủ tịch Hội đồng quản trị thay ông Phạm Huy Hùng và ông Lê Đức Thọ là Tổng giám đốc Vietinbank, thay ông Nguyễn Văn Thắng.
Thông tin này khiến dư luận thở phào nhẹ nhõm vì ông Thắng đã giữ chức vụ quyền Tổng giám đốc Vietinbank từ cuối năm 2011. Giữ chức vụ quan trọng trong thời điểm ngành ngân hàng đối mặt với muôn vàn khó khăn của khủng hoảng kinh tế nhưng cùng với ông Hùng, ông Thắng góp phần không nhỏ giúp Vietinbank gặt hái được nhiều thành tựu.
Ông Nguyễn Văn Thắng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietinbank |
Nhậm chức Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietinbank khi mới 41 tuổi, ông Thắng trở thành vị Chủ tịch ngân hàng trẻ nhất trong hệ thống ngân hàng quốc doanh. Ông là vị Chủ tịch 7X duy nhất. Trong khi đó, lãnh đạo các ngân hàng khác đều là 5X.
Còn xét trên toàn hệ thống, ông Thắng chỉ nhiều tuổi hơn một người duy nhất. Đó là ông Trần Hùng Huy – Chủ tịch ngân hàng ACB. Ông Hùng Huy sinh năm 1978. Ông Huy có bố là một trong những người sáng lập ACB – ông Trần Mộng Hùng.
Không chỉ vậy, năm 2016, ông Thắng lại có thêm kỷ lục “trẻ” mới. Đó là trở thành một trong những Ủy viên trẻ nhất Ban Chấp hành Trung ương khóa 12. Ông cũng là một trong số ít lãnh đạo các tập đoàn, ngân hàng, tổng công ty lớn của Nhà nước được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 12.
Người xưa có câu “khôn đâu đến trẻ - khỏe đâu đến già”, nhưng ông Thắng cho rằng tới nay quan điểm về sức trẻ đã có sự thay đổi.
“Người trẻ không chỉ có sức khỏe, khả năng sáng tạo, nhiệt huyết, mà còn có nhiều lợi thế khác. Đặc biệt trong môi trường kinh doanh, một thế giới toàn cầu - thế giới phẳng thì người trẻ không cần "phải chờ đến già" để mới có kinh nghiệm và bản lĩnh, mà họ có thể học hỏi, đúc rút kinh nghiệm, tôi luyện kỹ năng cá nhân liên tục, thường xuyên qua tất cả các kênh được hội tụ trong đời sống, môi trường kinh doanh, giao tiếp, sách vở, Internet...” – Ông Thắng phân tích.
Vietinbank tăng tốc
Dưới thời ông Nguyễn Văn Thắng, VietinBank đã có thương vụ M&A đình đám khi hoàn tất việc bán 19,73% cổ phần cho cổ đông chiến lược là The Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ, Ltd. và phát hành thêm 457,3 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu vào năm 2013.
Sự kiện này đã đưa VietinBank trở thành ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu lớn nhất trong hệ thống. Đồng thời, đưa VietinBank lên vị thế mới trong mắt các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.
Thành tựu mà ông Thắng đạt được với Vietinbank còn được thể hiện rõ qua các chỉ tiêu kinh doanh. Nhậm chức cuối tháng 4/2014 nhưng ông Thắng nhanh chóng bắt nhịp và giúp lợi nhuận sau thuế của ngân hàng tăng 746,56 tỷ đồng, tương ứng 65,74% so với quý 1/2014 và tăng 1.384,08 tỷ đồng, tương ứng gần 300% so với quý 4/2013.
Tổng tài sản cũng tăng khá mạnh. Chỉ tiêu này tại thời điểm cuối năm 2015 đạt 779.483,49 tỷ đồng, tăng 118.241,76 tỷ đồng, tương ứng 17,88% so với 2014 và tăng 203.115,07 tỷ đồng, tương ứng 35,24% so với 2013.
Trong năm 2015, Vietinbank còn thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị. Đó là nhận quản lý, điều hành 2 ngân hàng yếu kém là OceanBank và GPbank. Với sự giúp sức của Vietinbank, hai ngân hàng này đang dần ổn định trở lại.
Không chỉ khẳng định được vị thế ở thị trường trong nước. Vietinbank còn được các tổ chức quốc tế đánh giá cao
Theo công bố mới nhất của hãng tư vấn Brand Finance về Báo cáo xếp hạng Top 500 Thương hiệu Ngân hàng giá trị nhất thế giới năm 2016 (Banking 500 - The world’s most valuable banking brands), VietinBank đã có bước tiến ngoạn mục khi vươn lên Top 400 Thương hiệu ngân hàng toàn cầu với giá trị thương hiệu đạt 249 triệu USD. Vietinbank là ngân hàng Việt duy nhất có được vinh dự này.
Đánh giá về VietinBank, ông Samir Dixit, Giám đốc Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của Brand Finance cho biết: “Với giá trị thương hiệu tăng đến 26% và sự tăng cường sức mạnh thương hiệu trong năm qua, VietinBank đã leo lên top 400 ngân hàng toàn cầu - đó thực sự là một thành quả lớn. Thử thách tiếp theo là lọt vào Top 300 chắc chắn là một nhiệm vụ không dễ dàng, đòi hỏi sự tập trung mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa của VietinBank vào việc tăng cường sức mạnh thương hiệu, bên cạnh tăng trưởng về lợi nhuận”.
Các thành tựu này cho thấy chính sách sử dụng người trẻ của Nhà nước đang được khẳng định là đúng đắn.
Thanh Hà
Bình luận