(VTC News) – Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định trao quyền cho phụ nữ là ưu tiên của Việt Nam.
Ngày 28/3, trong khuôn khổ các hoạt động của Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 132, Hội nghị Nữ nghị sĩ lần thứ 21 đã diễn ra tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (NCC).
Tại Hội nghị Nữ nghị sĩ lần thứ 21, Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân được bầu làm Chủ tịch Hội nghị.
Ngày 28/3, trong khuôn khổ các hoạt động của Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 132, Hội nghị Nữ nghị sĩ lần thứ 21 đã diễn ra tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (NCC).
Tại Hội nghị Nữ nghị sĩ lần thứ 21, Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân được bầu làm Chủ tịch Hội nghị.
Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân được bầu làm Chủ tịch Hội nghị nữ nghị sĩ lần thứ 21(Ảnh: IPU 132) |
Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá Hội nghị Nữ nghị sĩ là không gian để các nghị sĩ gặp gỡ, trao đổi tại các kỳ Đại hội đồng và giúp tăng cường quan hệ hợp tác giữa các nữ nghị sĩ và các nhóm nữ nghị sĩ.
Đồng thời cũng là diễn ra để tất cả các nữ nghị sĩ cùng nhau làm việc, trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau về các chủ đề mà mình quan tâm và thúc đẩy bình đẳng hợp tác nam nữ trong tất cả các lĩnh vực.
Hội nghị Nữ nghị sĩ đóng vai trò quan trọng lồng ghép vấn đề bình đẳng giới, tăng cường sự tham gia của nữ giới trong các hoạt động và trong các tổ chức của IPU cũng như tại các nghị viện thành viên.
Quốc hội Việt Nam hiện nay có 122 nữ đại biểu và đều là thành viên của nhóm Nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam. Các đại biểu nữ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực để triển khai các hoạt động trong đó có vấn đề lồng ghép giới, bình đẳng giới trong công tác lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
Trong nhiều năm liền đại diện của nhóm Nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam đã tham dự tích cực tất cả các hoạt động của Hội nghị Nữ nghị sĩ IPU.
Hội nghị Nữ nghị sĩ IPU đã cho các đại biểu nữ Việt Nam nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc triển khai các hoạt động của mình.
Đồng thời cũng là diễn ra để tất cả các nữ nghị sĩ cùng nhau làm việc, trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau về các chủ đề mà mình quan tâm và thúc đẩy bình đẳng hợp tác nam nữ trong tất cả các lĩnh vực.
Hội nghị Nữ nghị sĩ đóng vai trò quan trọng lồng ghép vấn đề bình đẳng giới, tăng cường sự tham gia của nữ giới trong các hoạt động và trong các tổ chức của IPU cũng như tại các nghị viện thành viên.
Video: Cận cảnh dàn siêu xe đặc dụng của Công an Hà Nội bảo vệ cho IPU 132
quocte/2015/03/26/Video-cn-cnh-dn-siu-xe-ipu-1427304960.mp4&stream=pseudo" src="https://vtcnews.vn/static/swf/player.swf" type="application/x-shockwave-flash" height="350" width="500">
Nguồn: Vietnam +
Trong nhiều năm liền đại diện của nhóm Nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam đã tham dự tích cực tất cả các hoạt động của Hội nghị Nữ nghị sĩ IPU.
Hội nghị Nữ nghị sĩ IPU đã cho các đại biểu nữ Việt Nam nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc triển khai các hoạt động của mình.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu tại hội nghị (Ảnh: IPU 132) |
Thay mặt Quốc hội Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ luôn là chính sách nhất quán của Việt Nam. Hiến pháp Việt Nam và các luật bình đẳng giới đều đã ghi nhận quyền bình đẳng về mọi mặt của công dân nam và công dân nữ.
Phụ nữ tham gia trong Quốc hội Việt Nam tại các khóa gần đây đều đạt khoảng 25% và Quốc hội Việt Nam phấn đấu nâng cao hơn nữa tỷ lệ này. Quốc hội Việt Nam đã có nhiều đóng góp tích cực cho sự nghiệp bình đẳng giới của Việt Nam cũng như mục tiêu bình đẳng giới của IPU.
Dù có nhiều cố gắng và nỗ lực song vẫn còn nhiều thách thức trong thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng hy vọng trong thời gian diễn ra Hội nghị các vị đại biểu sẽ trao đổi nhiều thông tin và đưa ra nhiều đề xuất sáng kiến nhằm tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy bình đẳng giới tại mỗi quốc gia và toàn thế giới.
Phụ nữ tham gia trong Quốc hội Việt Nam tại các khóa gần đây đều đạt khoảng 25% và Quốc hội Việt Nam phấn đấu nâng cao hơn nữa tỷ lệ này. Quốc hội Việt Nam đã có nhiều đóng góp tích cực cho sự nghiệp bình đẳng giới của Việt Nam cũng như mục tiêu bình đẳng giới của IPU.
Dù có nhiều cố gắng và nỗ lực song vẫn còn nhiều thách thức trong thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng hy vọng trong thời gian diễn ra Hội nghị các vị đại biểu sẽ trao đổi nhiều thông tin và đưa ra nhiều đề xuất sáng kiến nhằm tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy bình đẳng giới tại mỗi quốc gia và toàn thế giới.
Các nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam (Ảnh: IPU 132) |
Tháng 5/2008, Quốc hội khóa XII đánh dấu sự ra đời của Nhóm nữ đại biểu Quốc hội do bà Trương Thị Mai - Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội làm trưởng Nhóm. Đây là tổ chức đầu tiên của các nữ đại biểu Quốc hội, trong đó mục tiêu lớn nhất là hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới.
Qua 2 nhiệm kỳ hoạt động, Nhóm nữ đại biểu Quốc hội đã tạo diễn đàn để các nữ đại biểu có cơ hội trao đổi thông tin, phân tích chính sách, tạo điều kiện để cùng chung tiếng nói về các vấn đề liên quan đến chính sách phụ nữ, trẻ em và bình đẳng giới…
Nhờ đó, các chính sách được ban hành đã cân nhắc nhiều hơn từ góc độ bình đẳng giới như quy định tăng thời gian nghỉ thai sản cho lao động nữ từ 4 tháng lên 6 tháng, quy định lao động nam được nghỉ việc khi vợ sinh con…
Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam còn tích cực tham gia các hoạt động hợp tác trong khu vực và trên thế giới về bình đẳng giới như Hội nghị hàng năm của nữ nghị sĩ AIPA - diễn đàn chung của nữ đại biểu Quốc hội ASEAN; Hội nghị nữ nghị sĩ Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới hàng năm…
Hiện Việt Nam là một trong 5 nước đang phát triển ở châu Á có tỷ lệ đại biểu nữ trong Quốc hội cao nhất. Việt Nam cũng đã cơ bản hoàn thành mục tiêu về bình đẳng giới và nâng cao vị thế cho phụ nữ. Điều đó cho thấy, Quốc hội Việt Nam đã có những đóng góp tích cực trong việc thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ về bình đẳng giới.
Việt Nam là một trong những quốc gia tiên phong trong khu vực về việc xây dựng chính sách và luật pháp, nhằm thúc đẩy bình đẳng giới và chấm dứt nạn bạo lực đối với phụ nữ. Từ năm 2004 đến nay, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp lý quan trọng liên quan đến bình đẳng giới như: Hiến pháp (2013); Luật phòng, chống bạo lực gia đình (2007); Luật Bình đẳng giới (2006); Bộ luật Dân sự (2005); Luật Hôn nhân và gia đình (2014); Luật Bảo vệ, Chăm sóc và giáo dục trẻ em (2004)…
Việt Nam đã tham gia Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối với phụ nữ (CEDAW) năm 1982 và một quốc gia thành viên tham gia vào nhiều văn kiện khác về quyền con người.
Phạm Thịnh
Qua 2 nhiệm kỳ hoạt động, Nhóm nữ đại biểu Quốc hội đã tạo diễn đàn để các nữ đại biểu có cơ hội trao đổi thông tin, phân tích chính sách, tạo điều kiện để cùng chung tiếng nói về các vấn đề liên quan đến chính sách phụ nữ, trẻ em và bình đẳng giới…
Nhờ đó, các chính sách được ban hành đã cân nhắc nhiều hơn từ góc độ bình đẳng giới như quy định tăng thời gian nghỉ thai sản cho lao động nữ từ 4 tháng lên 6 tháng, quy định lao động nam được nghỉ việc khi vợ sinh con…
Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam còn tích cực tham gia các hoạt động hợp tác trong khu vực và trên thế giới về bình đẳng giới như Hội nghị hàng năm của nữ nghị sĩ AIPA - diễn đàn chung của nữ đại biểu Quốc hội ASEAN; Hội nghị nữ nghị sĩ Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới hàng năm…
Hiện Việt Nam là một trong 5 nước đang phát triển ở châu Á có tỷ lệ đại biểu nữ trong Quốc hội cao nhất. Việt Nam cũng đã cơ bản hoàn thành mục tiêu về bình đẳng giới và nâng cao vị thế cho phụ nữ. Điều đó cho thấy, Quốc hội Việt Nam đã có những đóng góp tích cực trong việc thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ về bình đẳng giới.
Việt Nam là một trong những quốc gia tiên phong trong khu vực về việc xây dựng chính sách và luật pháp, nhằm thúc đẩy bình đẳng giới và chấm dứt nạn bạo lực đối với phụ nữ. Từ năm 2004 đến nay, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp lý quan trọng liên quan đến bình đẳng giới như: Hiến pháp (2013); Luật phòng, chống bạo lực gia đình (2007); Luật Bình đẳng giới (2006); Bộ luật Dân sự (2005); Luật Hôn nhân và gia đình (2014); Luật Bảo vệ, Chăm sóc và giáo dục trẻ em (2004)…
Việt Nam đã tham gia Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối với phụ nữ (CEDAW) năm 1982 và một quốc gia thành viên tham gia vào nhiều văn kiện khác về quyền con người.
Phạm Thịnh
Bình luận