Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng kêu lên như thế tại phiên họp ngày 15/4 của UB Thường vụ Quốc hội, nghe bộ trưởng Bộ Tư Pháp trình bày tại phiên họp, đề xuất đưa các dự án luật, pháp lệnh vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2014.
“Trong trường hợp cần thiết, Chính phủ đề nghị Quốc hội cho họp một kỳ bất thường dành riêng cho việc xem xét, thông qua hoặc cho ý kiến về một số dự án luật” - Bộ trưởng Hà Hùng Cường kiến nghị.
Ngoài ra, các cơ quan, đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội đề nghị xây dựng 69 dự án luật, pháp lệnh khác. Ông Cường đề nghị Quốc hội xem các năm 2014, 2015 là những năm bản lề trong công tác xây dựng luật, đảm bảo hoàn thiện hệ thống pháp luật, ổn định tổ chức bộ máy, tạo môi trường lành mạnh cho sản xuất kinh doanh, phát triển đất nước sau khi Hiến pháp mới được thông qua.
Thẩm tra các kiến nghị, Ủy ban Pháp luật cho rằng đó là số lượng “quá nhiều so với khả năng chuẩn bị cũng như quỹ thời gian của các cơ quan trình, cơ quan thẩm tra và khả năng xem xét, thông qua của Quốc hội”.
Cơ quan thẩm tra đề nghị ưu tiên đưa vào chương trình năm 2014 các dự án nhằm tiếp tục thể chế hóa kịp thời các văn kiện của Đại hội Đảng, các dự án liên quan trực tiếp đến các quy định của Hiến pháp, phục vụ việc tái cơ cấu kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh...
“Đối với dự án Luật trưng cầu ý dân, dự án Luật biểu tình: đây là các dự án có liên quan đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cần được ban hành để thể chế hóa nội dung mới được sửa đổi, bổ sung của Hiến pháp, do đó đề nghị đưa vào chương trình năm 2014 trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 9 (giữa năm 2015)” - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý nói.
Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng băn khoăn về tính khả thi của kế hoạch này, bởi chưa rõ Hiến pháp mới sẽ quy định về nội dung này như thế nào.
Nhiều thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu Chính phủ và các cơ quan kiến nghị, soạn thảo các dự án luật cần nghiêm túc thực hiện các quy định về chuẩn bị hồ sơ dự án, chất lượng dự thảo, tính khả thi của các quy định, hạn chế tối đa việc phải ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành, đặc biệt là tình trạng luật ra đời phải chờ nghị định, thông tư.
“Dự án phải đảm bảo chất lượng, chuẩn bị kỹ rồi mới đưa vào, tránh tình trạng đưa vào rồi lại đưa ra, đưa ra rồi lại đưa vào. Tôi đề nghị quy định phải chín muồi thì mới nên đưa vào, những dự án chưa rõ đầu cua tai nheo thế nào thì chưa đưa vào.
Như vừa rồi ban hành nghị định về chứng minh nhân dân có tên cha mẹ, dân người ta bức xúc, bây giờ bảo phải dừng lại, Chính phủ lại đề xuất cái Luật căn cước. Căn cước là cái gì, chắc là chứng minh nhân dân chứ còn gì nữa, sao lắm tên gọi thế, lại còn thêm Luật hộ tịch nữa, bao nhiêu loại giấy tờ, tôi là dân tôi cũng sợ mấy ông lắm rồi... Các đồng chí cứ vẽ ra lắm loại giấy tờ như vậy là tôi không chịu, có ra Quốc hội tôi cũng nói như vậy” - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lưu ý.
Theo Tuổi trẻ
Theo tờ trình của Chính phủ được Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường trình bày trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cơ quan hành pháp đề xuất đưa 53 dự án luật, hai dự án pháp lệnh vào chương trình xây dựng trong năm tới. Đây là con số kỷ lục trong lịch sử lập pháp.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu tại một phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội |
“Trong trường hợp cần thiết, Chính phủ đề nghị Quốc hội cho họp một kỳ bất thường dành riêng cho việc xem xét, thông qua hoặc cho ý kiến về một số dự án luật” - Bộ trưởng Hà Hùng Cường kiến nghị.
Ngoài ra, các cơ quan, đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội đề nghị xây dựng 69 dự án luật, pháp lệnh khác. Ông Cường đề nghị Quốc hội xem các năm 2014, 2015 là những năm bản lề trong công tác xây dựng luật, đảm bảo hoàn thiện hệ thống pháp luật, ổn định tổ chức bộ máy, tạo môi trường lành mạnh cho sản xuất kinh doanh, phát triển đất nước sau khi Hiến pháp mới được thông qua.
Thẩm tra các kiến nghị, Ủy ban Pháp luật cho rằng đó là số lượng “quá nhiều so với khả năng chuẩn bị cũng như quỹ thời gian của các cơ quan trình, cơ quan thẩm tra và khả năng xem xét, thông qua của Quốc hội”.
Cơ quan thẩm tra đề nghị ưu tiên đưa vào chương trình năm 2014 các dự án nhằm tiếp tục thể chế hóa kịp thời các văn kiện của Đại hội Đảng, các dự án liên quan trực tiếp đến các quy định của Hiến pháp, phục vụ việc tái cơ cấu kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh...
“Đối với dự án Luật trưng cầu ý dân, dự án Luật biểu tình: đây là các dự án có liên quan đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cần được ban hành để thể chế hóa nội dung mới được sửa đổi, bổ sung của Hiến pháp, do đó đề nghị đưa vào chương trình năm 2014 trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 9 (giữa năm 2015)” - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý nói.
Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng băn khoăn về tính khả thi của kế hoạch này, bởi chưa rõ Hiến pháp mới sẽ quy định về nội dung này như thế nào.
Nhiều thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu Chính phủ và các cơ quan kiến nghị, soạn thảo các dự án luật cần nghiêm túc thực hiện các quy định về chuẩn bị hồ sơ dự án, chất lượng dự thảo, tính khả thi của các quy định, hạn chế tối đa việc phải ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành, đặc biệt là tình trạng luật ra đời phải chờ nghị định, thông tư.
“Dự án phải đảm bảo chất lượng, chuẩn bị kỹ rồi mới đưa vào, tránh tình trạng đưa vào rồi lại đưa ra, đưa ra rồi lại đưa vào. Tôi đề nghị quy định phải chín muồi thì mới nên đưa vào, những dự án chưa rõ đầu cua tai nheo thế nào thì chưa đưa vào.
Như vừa rồi ban hành nghị định về chứng minh nhân dân có tên cha mẹ, dân người ta bức xúc, bây giờ bảo phải dừng lại, Chính phủ lại đề xuất cái Luật căn cước. Căn cước là cái gì, chắc là chứng minh nhân dân chứ còn gì nữa, sao lắm tên gọi thế, lại còn thêm Luật hộ tịch nữa, bao nhiêu loại giấy tờ, tôi là dân tôi cũng sợ mấy ông lắm rồi... Các đồng chí cứ vẽ ra lắm loại giấy tờ như vậy là tôi không chịu, có ra Quốc hội tôi cũng nói như vậy” - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lưu ý.
Theo Tuổi trẻ
Bình luận