(VTC News) – Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh Thủ tướng ra văn bản hành chính rất quan trọng nhưng ban soạn thảo không đưa vào là một trong những chủ thể của Luật Ban hành quyết định hành chính.
Ngày 25/9, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến vào Dự thảo Luật Ban hành quyết định hành chính.
Số lượng vụ việc khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính hàng năm không nhỏ cũng phần nào phản ánh chất lượng của các quyết định hành chính là chưa đảm bảo.
Ngày 25/9, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến vào Dự thảo Luật Ban hành quyết định hành chính.
Số lượng vụ việc khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính hàng năm không nhỏ cũng phần nào phản ánh chất lượng của các quyết định hành chính là chưa đảm bảo.
Một số vụ việc trở thành điểm nóng, một số vụ việc trở nên phức tạp đã ảnh hưởng không tốt đến sự ổn định chính trị-xã hội của một địa phương, một vùng, thậm chí trên toàn quốc.
Tuy nhiên, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, bổ sung trước khi trình Quốc hội. Nhiều ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng phạm vi điều chỉnh cần rộng hơn vì nhiều cơ quan khác có thẩm quyền ban hành văn bản hành chính.
Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Phan Trung Lý cho rằng Quốc hội giao nhiệm vụ làm luật bao phủ hết nên không thể loại trừ. Cơ quan nào ban hành quyết định hành chính thì phải bị điều chỉnh bằng luật này.
Dự thảo luật quy định cơ quan ban hành quyết định hành chính bao gồm: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, trực thuộc cơ quan ngang Bộ; Uỷ ban nhân dân các cấp; Chủ tịch UBND các cấp; Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước.
Cơ quan thẩm tra đề nghị bổ sung các chủ thể như Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ... vào dự thảo để bảo đảm quy trình thống nhất ban hành quyết định hành chính.
Góp ý cho dự thảo luật, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng phạm vi điều chỉnh và chủ thể trong Luật phải bao quát hết.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: “Chủ tịch nước bổ nhiệm Bộ trưởng, ra pháp lệnh về công bố luật... Thủ tướng ra văn bản hành chính để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ được giao. Quan trọng như thế mà các đồng chí không đưa vào, sau này quyết định của Chủ tịch nước, Thủ tướng không có căn cứ chút nào vào luật này là không được”.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật nhấn mạnh: “Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất, ban hành các quyết định hành chính tác động ra bên ngoài, liên quan đến quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân, thậm chí còn có tầm ảnh hưởng rộng lớn. Do đó đề nghị nghiên cứu bổ sung”.
Cũng đồng tình với quan điểm này, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện nhấn mạnh phạm vi điều chỉnh và chủ thể ban hành là vấn đề xương cốt của luật này.
Minh Đức
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng |
Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Phan Trung Lý cho rằng Quốc hội giao nhiệm vụ làm luật bao phủ hết nên không thể loại trừ. Cơ quan nào ban hành quyết định hành chính thì phải bị điều chỉnh bằng luật này.
Dự thảo luật quy định cơ quan ban hành quyết định hành chính bao gồm: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, trực thuộc cơ quan ngang Bộ; Uỷ ban nhân dân các cấp; Chủ tịch UBND các cấp; Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước.
Cơ quan thẩm tra đề nghị bổ sung các chủ thể như Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ... vào dự thảo để bảo đảm quy trình thống nhất ban hành quyết định hành chính.
Góp ý cho dự thảo luật, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng phạm vi điều chỉnh và chủ thể trong Luật phải bao quát hết.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: “Chủ tịch nước bổ nhiệm Bộ trưởng, ra pháp lệnh về công bố luật... Thủ tướng ra văn bản hành chính để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ được giao. Quan trọng như thế mà các đồng chí không đưa vào, sau này quyết định của Chủ tịch nước, Thủ tướng không có căn cứ chút nào vào luật này là không được”.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật nhấn mạnh: “Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất, ban hành các quyết định hành chính tác động ra bên ngoài, liên quan đến quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân, thậm chí còn có tầm ảnh hưởng rộng lớn. Do đó đề nghị nghiên cứu bổ sung”.
Cũng đồng tình với quan điểm này, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện nhấn mạnh phạm vi điều chỉnh và chủ thể ban hành là vấn đề xương cốt của luật này.
Minh Đức
Bình luận