(VTC News) - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh trọng trách nặng nề đặt lên vai các đại biểu Quốc hội trong đợt lấy phiếu tín nhiệm lần này.
Sáng 14/11, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng báo cáo một số vấn đề về việc lấy phiếu tín nhiệm những chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn.
>>>Xem danh sách chi tiết 50 chức danh được lấy phiếu tín nhiệm
Đây là lần thứ 2 lấy phiếu tín nhiệm nên Quốc hội đã có kinh nghiệm. Lần lấy phiếu này được thực hiện khi những chức danh được lấy phiếu đã đảm nhận nhiệm vụ gần 3 năm nên đại biểu có thời gian để đánh giá kỹ hơn.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng tính chất hệ trọng thể hiện ở chỗ từng đại biểu Quốc hội thay mặt đồng bào cử tri cả nước, nhân dân để bỏ phiếu đánh giá tín nhiệm đối với chức danh trong bộ máy lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Việc bỏ phiếu lần này không chỉ làm ở Quốc hội mà theo chủ trương của đảng sẽ tiến hành ở tất cả các ngành trong hệ thống tổ chức đảng, chính quyền các cấp, HĐND cấp tỉnh, huyện xã.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh những chức danh Quốc hội bầu và phê chuẩn là những đồng chí được tin tưởng giao nhiệm vụ lãnh đạo nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Do tính chất này, đồng bào cử tri cả nước đặt niềm tin ở từng vị đại biểu Quốc hội với sự thận trọng, khách quan, công tâm.
“Có những đồng chí được Quốc hội đánh giá chưa thật cao thì cũng nhận thức được trách nhiệm của mình rằng đây là nhắc nhở của Quốc hội, càng phải nỗ lực, phấn đấu khắc phục nhược điểm của mình để thúc đẩy công tác tốt hơn”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh.
Qua hơn 1 năm nhìn lại, đại biểu Quốc hội đã thấy được sự chuyển biến tích cực của những người được lấy phiếu tín nhiệm. Qua phân tích, có một số ngành, lĩnh vực đòi hỏi phải có thời gian, có tiến trình đổi mới. Ở từng lĩnh vực rõ ràng đã có chuyển biến tích cực hơn.
Các vị bộ trưởng đã có nỗ lực cao hơn, toàn tâm toàn ý lo công việc của mình. Các căn cứ này sẽ rất thuận lợi để đại biểu Quốc hội đánh giá lấy phiếu tín nhiệm.
Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý với từng đại biểu phải thận trọng, khách quan, công tâm, chính xác trong việc đánh giá tín nhiệm.
“Tôi cũng là đại biểu Quốc hội, từng là đại biểu Quốc hội phải có trách nhiệm để triển khai việc làm hệ trọng này. Do tính chất đó, các vị đại biểu cần tự mình từ các căn cứ và đánh giá nhận thức của chính mình, các thông tin chính thức mà xác lập được để tiến hành lấy phiếu.
Tôi tin tưởng chắc chắn về trọng trách cao cả của từng vị đại biểu Quốc hội để cầm lá phiếu nhẹ nhàng nhưng trọng trách nặng nề”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Phạm Thịnh
Sáng 14/11, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng báo cáo một số vấn đề về việc lấy phiếu tín nhiệm những chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn.
>>>Xem danh sách chi tiết 50 chức danh được lấy phiếu tín nhiệm
Đây là lần thứ 2 lấy phiếu tín nhiệm nên Quốc hội đã có kinh nghiệm. Lần lấy phiếu này được thực hiện khi những chức danh được lấy phiếu đã đảm nhận nhiệm vụ gần 3 năm nên đại biểu có thời gian để đánh giá kỹ hơn.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng |
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng tính chất hệ trọng thể hiện ở chỗ từng đại biểu Quốc hội thay mặt đồng bào cử tri cả nước, nhân dân để bỏ phiếu đánh giá tín nhiệm đối với chức danh trong bộ máy lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Việc bỏ phiếu lần này không chỉ làm ở Quốc hội mà theo chủ trương của đảng sẽ tiến hành ở tất cả các ngành trong hệ thống tổ chức đảng, chính quyền các cấp, HĐND cấp tỉnh, huyện xã.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh những chức danh Quốc hội bầu và phê chuẩn là những đồng chí được tin tưởng giao nhiệm vụ lãnh đạo nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Do tính chất này, đồng bào cử tri cả nước đặt niềm tin ở từng vị đại biểu Quốc hội với sự thận trọng, khách quan, công tâm.
Nên lấy phiếu tín nhiệm bao nhiêu mức?
|
“Có những đồng chí được Quốc hội đánh giá chưa thật cao thì cũng nhận thức được trách nhiệm của mình rằng đây là nhắc nhở của Quốc hội, càng phải nỗ lực, phấn đấu khắc phục nhược điểm của mình để thúc đẩy công tác tốt hơn”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh.
|
Các vị bộ trưởng đã có nỗ lực cao hơn, toàn tâm toàn ý lo công việc của mình. Các căn cứ này sẽ rất thuận lợi để đại biểu Quốc hội đánh giá lấy phiếu tín nhiệm.
Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý với từng đại biểu phải thận trọng, khách quan, công tâm, chính xác trong việc đánh giá tín nhiệm.
“Tôi cũng là đại biểu Quốc hội, từng là đại biểu Quốc hội phải có trách nhiệm để triển khai việc làm hệ trọng này. Do tính chất đó, các vị đại biểu cần tự mình từ các căn cứ và đánh giá nhận thức của chính mình, các thông tin chính thức mà xác lập được để tiến hành lấy phiếu.
>>>Xem danh sách chi tiết 50 chức danh được lấy phiếu tín nhiệm
Tôi tin tưởng chắc chắn về trọng trách cao cả của từng vị đại biểu Quốc hội để cầm lá phiếu nhẹ nhàng nhưng trọng trách nặng nề”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Phạm Thịnh
Bình luận