Đó là yêu cầu của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hôm 16/1 vừa qua.
Ngày 16/1, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết quy định chi tiết, hướng dẫn việc tổ chức hội nghị cử tri; việc giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã ở thôn, tổ dân phố; việc hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND trong bầu cử bổ sung.
Về hiệp thương, giới thiệu người ứng cử, Thường trực Ủy ban Pháp luật – cơ quan thẩm tra dự thảo Nghị quyết đề nghị cần có quy định cụ thể hơn.
Cơ quan thẩm tra cho rằng, việc không xác định các mốc thời gian tiến hành hiệp thương trong bầu cử bổ sung mà giao Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp tổ chức hiệp thương quy định mốc thời gian tiến hành hiệp thương, giới thiệu người ứng cử, xây dựng lịch hiệp thương là không phù hợp với quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời có thể dẫn đến sự tùy tiện, thiếu thống nhất trong việc tổ chức hiệp thương, giới thiệu người ứng cử ở các địa phương.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, liên quan giới thiệu người ứng cử cần quy trình hiệp thương xem xét điều kiện chặt chẽ hơn, nhất là nhân thân.
“Phải làm rõ để đến khi ra hội nghị cử tri hỏi thì người chủ trì còn biết mà giải đáp. Đại biểu phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn để đưa ra bỏ phiếu kín cử tri yên tâm, chứ không đủ tiêu chuẩn làm đại biểu mà để lọt vào danh sách là không được”, ông Nguyễn Sinh Hùng nói.
Chủ tịch Quốc hội yêu cầu cần có sự tính toán, nhất là tiêu chuẩn Đại hiểu Quốc hội để khi hiệp thương đảm bảo chất lượng để 896 người giới thiệu cho cử tri là người đủ tiêu chuẩn, từ đó chọn ra 500 người ưu tú, gần dân.
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng nhất trí với quan điểm trên và đề nghị quy định ngày cụ thể hiệp thương lần thứ nhất, lần thứ hai để tránh tùy tiện, đảm bảo nguyên tắc rõ ràng, minh bạch.
Còn theo Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, trình tự thủ tục hội nghị tiếp xúc cử tri, trách nhiệm người chủ trì, người tự ứng cử cần quy trình chặt chẽ, nếu không rõ là không được. Vấn đề nào liên quan đến trách nhiệm cấp ủy thì thể hiện trong thông tri của Mặt trận Tổ quốc và hướng dẫn của Ban tổ chức trung ương.
Về hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi công tác, Nghị quyết nêu rõ, việc tổ chức hội nghị lấy ý kiến của cử tri nơi công tác hoặc nơi làm việc về người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu HĐND (cả người được giới thiệu ứng cử và người tự ứng cử) được tổ chức ở nơi người ứng cử công tác hoặc làm việc. Nếu người ứng cử có nhiều nơi công tác hoặc nơi làm việc thì tổ chức lấy ý kiến của cử tri nơi người đó công tác hoặc làm việc thường xuyên.
Về số lượng cử tri và khách mời tham dự hội nghị lấy ý kiến về người ứng cử, Nghị quyết quy định như sau: Nơi có dưới 100 cử tri thì tổ chức hội nghị toàn thể, nhưng phải bảo đảm trên 50% tổng số cử tri tham dự;
Nơi có từ 100 đến 200 cử tri thì mời đại diện cử tri tham dự, nhưng phải bảo đảm trên 50% tổng số cử tri tham dự;
Nơi có trên 200 cử tri trở lên thì tùy vào tình hình thực tế của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thể chia thành nhiều hội nghị lấy ý kiến đại diện cử tri, sau đó tổng hợp kết quả, nhưng phải bảo đảm có trên 50% tổng số cử tri của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó tham dự.
Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội phối hợp với các cơ quan hữu quan tiếp thu, hoàn chỉnh các dự thảo nghị quyết, trình Chủ tịch Quốc hội ký ban hành các nghị quyết trên để kịp thời phục vụ cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.
Nguồn: VOV
Ngày 16/1, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết quy định chi tiết, hướng dẫn việc tổ chức hội nghị cử tri; việc giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã ở thôn, tổ dân phố; việc hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND trong bầu cử bổ sung.
Về hiệp thương, giới thiệu người ứng cử, Thường trực Ủy ban Pháp luật – cơ quan thẩm tra dự thảo Nghị quyết đề nghị cần có quy định cụ thể hơn.
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng: 500 đại biểu phải là người ưu tú, gần dân |
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, liên quan giới thiệu người ứng cử cần quy trình hiệp thương xem xét điều kiện chặt chẽ hơn, nhất là nhân thân.
“Phải làm rõ để đến khi ra hội nghị cử tri hỏi thì người chủ trì còn biết mà giải đáp. Đại biểu phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn để đưa ra bỏ phiếu kín cử tri yên tâm, chứ không đủ tiêu chuẩn làm đại biểu mà để lọt vào danh sách là không được”, ông Nguyễn Sinh Hùng nói.
Chủ tịch Quốc hội yêu cầu cần có sự tính toán, nhất là tiêu chuẩn Đại hiểu Quốc hội để khi hiệp thương đảm bảo chất lượng để 896 người giới thiệu cho cử tri là người đủ tiêu chuẩn, từ đó chọn ra 500 người ưu tú, gần dân.
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng nhất trí với quan điểm trên và đề nghị quy định ngày cụ thể hiệp thương lần thứ nhất, lần thứ hai để tránh tùy tiện, đảm bảo nguyên tắc rõ ràng, minh bạch.
Còn theo Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, trình tự thủ tục hội nghị tiếp xúc cử tri, trách nhiệm người chủ trì, người tự ứng cử cần quy trình chặt chẽ, nếu không rõ là không được. Vấn đề nào liên quan đến trách nhiệm cấp ủy thì thể hiện trong thông tri của Mặt trận Tổ quốc và hướng dẫn của Ban tổ chức trung ương.
Về hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi công tác, Nghị quyết nêu rõ, việc tổ chức hội nghị lấy ý kiến của cử tri nơi công tác hoặc nơi làm việc về người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu HĐND (cả người được giới thiệu ứng cử và người tự ứng cử) được tổ chức ở nơi người ứng cử công tác hoặc làm việc. Nếu người ứng cử có nhiều nơi công tác hoặc nơi làm việc thì tổ chức lấy ý kiến của cử tri nơi người đó công tác hoặc làm việc thường xuyên.
Về số lượng cử tri và khách mời tham dự hội nghị lấy ý kiến về người ứng cử, Nghị quyết quy định như sau: Nơi có dưới 100 cử tri thì tổ chức hội nghị toàn thể, nhưng phải bảo đảm trên 50% tổng số cử tri tham dự;
Nơi có từ 100 đến 200 cử tri thì mời đại diện cử tri tham dự, nhưng phải bảo đảm trên 50% tổng số cử tri tham dự;
Nơi có trên 200 cử tri trở lên thì tùy vào tình hình thực tế của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thể chia thành nhiều hội nghị lấy ý kiến đại diện cử tri, sau đó tổng hợp kết quả, nhưng phải bảo đảm có trên 50% tổng số cử tri của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó tham dự.
Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội phối hợp với các cơ quan hữu quan tiếp thu, hoàn chỉnh các dự thảo nghị quyết, trình Chủ tịch Quốc hội ký ban hành các nghị quyết trên để kịp thời phục vụ cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.
Nguồn: VOV
Bình luận