(VTC News) - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng mượn câu nói của Bác Hồ để nói về quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của người dân khi góp ý vào Luật báo chí (sửa đổi).
Góp ý vào dự thảo Luật báo chí (sửa đổi) sáng 18/2, một số ý kiến đề nghị xem xét đưa trang thông tin điện tử tổng hợp, trang mạng xã hội vào điều chỉnh tại luật này.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến đề nghị chỉ nên điều chỉnh các sản phẩm thông tin trên tại văn bản dưới luật. Vì vậy, dự thảo Luật báo chí sửa đổi không điều chỉnh đối với mạng xã hội, trang tin tổng hợp.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhắc lại lời dạy của Bác Hồ: “Dân chủ là để làm sao cho dân được mở miệng ra”. Xã hội cần tự do, dân chủ, cởi mở.
"Những gì cấm thì phải ghi cụ thể, không cấm thì người ta được làm”, Chủ tịch Quốc hội nói.
Vì vậy, những nội dung cấm phải được ghi cụ thể trong Luật báo chí chứ không phải để trong nghị định. Bởi vì, nếu quản thông tin trên mạng không phải báo chí mà bằng nghị định thì nhiều khả năng sẽ vi phạm quyền tự do ngôn luận của người dân.
Ông Hùng cũng lấy dẫn chứng hiện nay người dân đã ít mua báo giấy truyền thống mà chỉ cần mở điện thoại ra là có thể đọc được thông tin. Vì vậy, nếu đơn vị soạn thảo cho rằng đó không phải là báo để không quản lý thì không được.
"Nói là có nghị định rồi, luật không bao vùng ấy thì không ổn chút nào", Chủ tịch Quốc hội nói.
Ông Hùng cũng cho rằng người dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. "Người dân có quyền mở mồm, có quyền nói trên báo chí", ông Hùng khẳng định.
Chủ tịch Quốc hội cũng nhấn mạnh quan điểm quản lý không có nghĩa là cấm đoán mà tạo môi trường, điều kiện cho phép để phát triển.
"Quản lý mà theo kiểu xiết lò xo lại không cho làm là không được đâu", Chủ tịch Quốc hội lưu ý.
Ông Hùng cũng lưu ý ban soạn thảo khi làm Luật không chỉ mang chỉ thị Bộ Chính trị ra đọc được. Việc làm luật cần phải sáng tạo. Những điều cấm hợp lý sẽ được người dân dễ dàng chấp nhận.
Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước tỏ ra băn khoăn khi thông tin trên mạng ngày càng nhiều và do các trang mạng xã hội, các blog cá nhân đưa lên. Hiện nay, việc quản lý các trang mạng xã hội, blog cá nhân còn mờ nhạt.
"Nếu không làm rõ được cái này thì Luật chỉ đạt 40% yêu cầu về thông tin báo chí và quản lý Nhà nước, còn 60% vẫn để trống trên trận địa này”, ông Phước nhận xét.
Trong khi đó, nhiều ý kiến nêu ra thực tế hiện nay có những trang mạng có lượt truy cập rất lớn với hàng triệu bạn đọc. Nội dung các trang mạng này là thường được cóp nhặt và tổng hợp từ báo chí chính thống.
Tuy nhiên, nếu đưa những trang mạng này khỏi phạm vi điều chỉnh của luật cũng khiến nhiều người băn khoăn.
Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Bắc Son khẳng định: “Luật này điều chỉnh hoạt động báo chí nhà nước chứ không điều chỉnh truyền thông xã hội. Về truyền thông xã hội hiện nay nghị định 72 đang điều chỉnh, có quy định rất chặt chẽ".
Vì vậy, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho rằng nếu đưa trang tin điện tử, trang mạng, blog cá nhân vào đây thì coi như nhà nước thừa nhận tất cả những loại hình này là báo chí.
"Quan điểm nhất quán của chúng ta cho đến nay là không chấp nhận báo chí tư nhân”, ông Son khẳng định.
Chốt phiên họp thảo luận về dự thảo luật, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng nhấn mạnh lại việc không cho phép hoạt động báo chí tư nhân nhưng phải quản lý các loại hình thông tin như báo chí.
Góp ý vào dự thảo Luật báo chí (sửa đổi) sáng 18/2, một số ý kiến đề nghị xem xét đưa trang thông tin điện tử tổng hợp, trang mạng xã hội vào điều chỉnh tại luật này.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến đề nghị chỉ nên điều chỉnh các sản phẩm thông tin trên tại văn bản dưới luật. Vì vậy, dự thảo Luật báo chí sửa đổi không điều chỉnh đối với mạng xã hội, trang tin tổng hợp.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng |
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhắc lại lời dạy của Bác Hồ: “Dân chủ là để làm sao cho dân được mở miệng ra”. Xã hội cần tự do, dân chủ, cởi mở.
"Những gì cấm thì phải ghi cụ thể, không cấm thì người ta được làm”, Chủ tịch Quốc hội nói.
|
Ông Hùng cũng lấy dẫn chứng hiện nay người dân đã ít mua báo giấy truyền thống mà chỉ cần mở điện thoại ra là có thể đọc được thông tin. Vì vậy, nếu đơn vị soạn thảo cho rằng đó không phải là báo để không quản lý thì không được.
"Nói là có nghị định rồi, luật không bao vùng ấy thì không ổn chút nào", Chủ tịch Quốc hội nói.
Ông Hùng cũng cho rằng người dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. "Người dân có quyền mở mồm, có quyền nói trên báo chí", ông Hùng khẳng định.
Chủ tịch Quốc hội cũng nhấn mạnh quan điểm quản lý không có nghĩa là cấm đoán mà tạo môi trường, điều kiện cho phép để phát triển.
"Quản lý mà theo kiểu xiết lò xo lại không cho làm là không được đâu", Chủ tịch Quốc hội lưu ý.
Ông Hùng cũng lưu ý ban soạn thảo khi làm Luật không chỉ mang chỉ thị Bộ Chính trị ra đọc được. Việc làm luật cần phải sáng tạo. Những điều cấm hợp lý sẽ được người dân dễ dàng chấp nhận.
Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước tỏ ra băn khoăn khi thông tin trên mạng ngày càng nhiều và do các trang mạng xã hội, các blog cá nhân đưa lên. Hiện nay, việc quản lý các trang mạng xã hội, blog cá nhân còn mờ nhạt.
"Nếu không làm rõ được cái này thì Luật chỉ đạt 40% yêu cầu về thông tin báo chí và quản lý Nhà nước, còn 60% vẫn để trống trên trận địa này”, ông Phước nhận xét.
Trong khi đó, nhiều ý kiến nêu ra thực tế hiện nay có những trang mạng có lượt truy cập rất lớn với hàng triệu bạn đọc. Nội dung các trang mạng này là thường được cóp nhặt và tổng hợp từ báo chí chính thống.
Tuy nhiên, nếu đưa những trang mạng này khỏi phạm vi điều chỉnh của luật cũng khiến nhiều người băn khoăn.
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son |
Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Bắc Son khẳng định: “Luật này điều chỉnh hoạt động báo chí nhà nước chứ không điều chỉnh truyền thông xã hội. Về truyền thông xã hội hiện nay nghị định 72 đang điều chỉnh, có quy định rất chặt chẽ".
Vì vậy, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho rằng nếu đưa trang tin điện tử, trang mạng, blog cá nhân vào đây thì coi như nhà nước thừa nhận tất cả những loại hình này là báo chí.
"Quan điểm nhất quán của chúng ta cho đến nay là không chấp nhận báo chí tư nhân”, ông Son khẳng định.
Chốt phiên họp thảo luận về dự thảo luật, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng nhấn mạnh lại việc không cho phép hoạt động báo chí tư nhân nhưng phải quản lý các loại hình thông tin như báo chí.
Video: Những phát ngôn ấn tượng của Đại biểu Quốc hội
Minh Đức
Bình luận