(VTC News) - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đặt câu hỏi: vào dự tòa, đã xuất trình thẻ nhà báo, sao còn đòi giấy giới thiệu, sao cứ thích ‘đẻ’ ra giấy phép con nhiều thế?
Thảo luận tại phiên họp thứ 33 Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng nay (22/12) về Pháp lệnh xử lý hành chính các hành vi cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án nhân dân, nhiều ý kiến cho rằng cần có quy định cụ thể hơn trong việc xử phạt các vi phạm tại tòa.
Một số đại biểu cũng băn khoăn vì luật đã quy định mức xử phạt rồi, giờ lại mở rộng ra thì có phù hợp không?
Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước cho rằng, pháp lệnh này còn có những điểm lẫn lộn, thậm chí có cái “ôm” luôn vào trong này mà lại bỏ mất luật khác, một số quy định như tại điều 10, 11 không thể là xử phạt hành chính mà là tội hình sự.
Cho ý kiến tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu vấn đề: Nội quy phiên tòa ai đặt ra? Hay mỗi tòa án lại đặt một nội quy, đây có phải căn cứ để xử phạt không?
Liên quan đến quy định nhà báo dự phiên tòa phải xuất trình thẻ nhà báo và giấy giới thiệu của cơ quan, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng khẳng định vẫn một số điểm còn chưa rõ.
Cụ thể, theo Chủ tịch Quốc hội, hiện nay, nếu quy định nhà báo phải có thẻ mới được vào dự tòa thì cũng cần xem xét lại.
"Có phải nhất thiết nhà báo phải có thẻ mới được vào không? Thứ hai, người ta có thẻ nhà báo rồi tại sao lại cần phải giấy giới thiệu? Tòa chỉ cho mấy nhà báo đến, hay không cho vào đưa tin, hay thế nào?”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đặt câu hỏi.
Theo ông Nguyễn Sinh Hùng, pháp lệnh không quy định ai được vào mà lại quy định phạt là chưa thỏa đáng?
“Đã có thẻ nhà báo lại còn đòi giấy giới thiệu, liệu có phải thủ tục hành chính rườm rà không? Sao cứ thích đẻ ra nhiều loại giấy phép con thế? Anh không cho báo chí vào thì thôi chứ sao lại phạt?...”
Liên quan đến quy định buộc rời khỏi phòng xử án, khám người, khám đồ vật… Chủ tịch Quốc hội cũng “chưa hình dung nổi” quy trình, thủ tục và thực hiện hành vi này thế nào?
“Buộc rời là một hành vi? Tạm giữ tới đâu? Mấy ngày? Ai cho lệnh tạm giữ? Ai áp giải? Khám người cũng là trình tự phức tạp lắm nhưng viết thế này thì đơn giản quá”, Chủ tịch Quốc hội đánh giá.
Trước những ý kiến còn băn khoăn, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho biết, không phải bất cứ hành vi nào vi phạm cũng bị xử phạt. Chỉ trong trường hợp có lỗi và vi phạm điều luật tố tụng, và gây cản trở hoạt động tố tụng thì mới bị xử phạt.
“Chẳng hạn như quy định váy ngắn không được đến tòa, nhưng nếu cứ mặc đến thì mời ra mà không xử phạt luôn. Tuy nhiên nếu mời ra nhiều lần mà cố tình không ra lúc đó mới xử phạt hành chính”, ông Hiện lấy ví dụ.
Liên quan đến việc xử phạt báo chí, ông Hiện cho biết, trong trường hợp quy định báo chí không được vào, mời ra nhưng không ra, gây cãi lộn thì lúc đó mới xử phạt chứ không phải hành vi nào cũng xử phạt.
Đề cập đến vấn đề quyền con người, Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình cho biết, pháp lệnh được dự thảo trên cơ sở luật xử lý vi phạm hành chính và có căn cứ pháp luật để cụ thể hóa quy định của luật. Còn khái niệm cản trở thì trong pháp lệnh đã có giải thích rõ ràng cụ thể.
Liên quan đến quy định về báo chí đến dự tòa phải xuất trình thẻ nhà báo, và giấy giới thiệu, ông Bình cho biết, đối với phóng viên báo chí đến tòa với tư cách pháp nhân thì bình thường, còn để tác nghiệp lại khác, phải có thẻ nhà báo và có giấy giới thiệu cơ quan. “Chính Hội Nhà báo yêu cầu như vậy khi xây dựng nội quy này”, Chánh án TAND tối cao Trương Hòa Bình nhấn mạnh.
“Một số nước phóng viên vào tòa chỉ ngồi thôi chứ không được mang công cụ vào. Người ta chỉ vẽ lại chân dung bị cáo rồi báo lấy đăng, nếu không thì phiên tòa rất lộn xộn. Chúng ta báo nào, đài nào là chính thống, được phép dự thì tòa cũng đã tổ chức phòng riêng để tác nghiệp”.
Không đồng tình với lý giải của Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tiếp tục đặt câu hỏi: Tòa xét xử công khai, nhà báo có được vào không? Dân chúng được vào không?...
“Lẽ ra phải quy định do nội dung phiên tòa, điều kiện chật hẹp nên chỉ bố trí được từng này phóng viên thôi. Các phóng viên tác nghiệp ở phòng ngoài, còn trong phòng xử chỉ dành cho vài nhà báo thôi”, Chủ tịch Quốc hội phân tích và đề nghị phải giải quyết làm sao cho thỏa đáng việc này.
Theo chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, chỉ phiên tòa xử VIP mới phải quy định bao nhiêu thẻ, chứ không quy định chung thẻ nhà báo và giấy giới thiệu cơ quan.
“Có cho báo chí vào trong không, hay buộc phải ngồi ngoài phải quy định. Phạt cái gì, phạt hai bên cãi nhau à? Có thích đáng không? Chỉ phạt mỗi chuyện không xuất trình thẻ, quy định thêm giấy giới thiệu làm cái gì? Cái này không nên đưa vào pháp lệnh”, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng kết luận.
Kết thúc phần thảo luận, đa phần các ý kiến vẫn chưa thống nhất hoàn toàn về các điều khoản quy định tại Pháp lênh xử lý hành chính các hành vi cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án nhân dân. Việc có thông qua Pháp lệnh trong phiên họp này hay không vẫn chưa được quyết định.
Lan Uyên
Thảo luận tại phiên họp thứ 33 Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng nay (22/12) về Pháp lệnh xử lý hành chính các hành vi cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án nhân dân, nhiều ý kiến cho rằng cần có quy định cụ thể hơn trong việc xử phạt các vi phạm tại tòa.
Một số đại biểu cũng băn khoăn vì luật đã quy định mức xử phạt rồi, giờ lại mở rộng ra thì có phù hợp không?
Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước cho rằng, pháp lệnh này còn có những điểm lẫn lộn, thậm chí có cái “ôm” luôn vào trong này mà lại bỏ mất luật khác, một số quy định như tại điều 10, 11 không thể là xử phạt hành chính mà là tội hình sự.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng :' Đến dự tòa, người ta có thẻ nhà báo rồi tại sao lại cần phải giấy giới thiệu?' |
Cho ý kiến tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu vấn đề: Nội quy phiên tòa ai đặt ra? Hay mỗi tòa án lại đặt một nội quy, đây có phải căn cứ để xử phạt không?
Liên quan đến quy định nhà báo dự phiên tòa phải xuất trình thẻ nhà báo và giấy giới thiệu của cơ quan, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng khẳng định vẫn một số điểm còn chưa rõ.
Cụ thể, theo Chủ tịch Quốc hội, hiện nay, nếu quy định nhà báo phải có thẻ mới được vào dự tòa thì cũng cần xem xét lại.
"Có phải nhất thiết nhà báo phải có thẻ mới được vào không? Thứ hai, người ta có thẻ nhà báo rồi tại sao lại cần phải giấy giới thiệu? Tòa chỉ cho mấy nhà báo đến, hay không cho vào đưa tin, hay thế nào?”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đặt câu hỏi.
Theo ông Nguyễn Sinh Hùng, pháp lệnh không quy định ai được vào mà lại quy định phạt là chưa thỏa đáng?
“Đã có thẻ nhà báo lại còn đòi giấy giới thiệu, liệu có phải thủ tục hành chính rườm rà không? Sao cứ thích đẻ ra nhiều loại giấy phép con thế? Anh không cho báo chí vào thì thôi chứ sao lại phạt?...”
Liên quan đến quy định buộc rời khỏi phòng xử án, khám người, khám đồ vật… Chủ tịch Quốc hội cũng “chưa hình dung nổi” quy trình, thủ tục và thực hiện hành vi này thế nào?
“Buộc rời là một hành vi? Tạm giữ tới đâu? Mấy ngày? Ai cho lệnh tạm giữ? Ai áp giải? Khám người cũng là trình tự phức tạp lắm nhưng viết thế này thì đơn giản quá”, Chủ tịch Quốc hội đánh giá.
Trước những ý kiến còn băn khoăn, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho biết, không phải bất cứ hành vi nào vi phạm cũng bị xử phạt. Chỉ trong trường hợp có lỗi và vi phạm điều luật tố tụng, và gây cản trở hoạt động tố tụng thì mới bị xử phạt.
“Chẳng hạn như quy định váy ngắn không được đến tòa, nhưng nếu cứ mặc đến thì mời ra mà không xử phạt luôn. Tuy nhiên nếu mời ra nhiều lần mà cố tình không ra lúc đó mới xử phạt hành chính”, ông Hiện lấy ví dụ.
Liên quan đến việc xử phạt báo chí, ông Hiện cho biết, trong trường hợp quy định báo chí không được vào, mời ra nhưng không ra, gây cãi lộn thì lúc đó mới xử phạt chứ không phải hành vi nào cũng xử phạt.
Đề cập đến vấn đề quyền con người, Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình cho biết, pháp lệnh được dự thảo trên cơ sở luật xử lý vi phạm hành chính và có căn cứ pháp luật để cụ thể hóa quy định của luật. Còn khái niệm cản trở thì trong pháp lệnh đã có giải thích rõ ràng cụ thể.
|
“Một số nước phóng viên vào tòa chỉ ngồi thôi chứ không được mang công cụ vào. Người ta chỉ vẽ lại chân dung bị cáo rồi báo lấy đăng, nếu không thì phiên tòa rất lộn xộn. Chúng ta báo nào, đài nào là chính thống, được phép dự thì tòa cũng đã tổ chức phòng riêng để tác nghiệp”.
Không đồng tình với lý giải của Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tiếp tục đặt câu hỏi: Tòa xét xử công khai, nhà báo có được vào không? Dân chúng được vào không?...
“Lẽ ra phải quy định do nội dung phiên tòa, điều kiện chật hẹp nên chỉ bố trí được từng này phóng viên thôi. Các phóng viên tác nghiệp ở phòng ngoài, còn trong phòng xử chỉ dành cho vài nhà báo thôi”, Chủ tịch Quốc hội phân tích và đề nghị phải giải quyết làm sao cho thỏa đáng việc này.
Theo chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, chỉ phiên tòa xử VIP mới phải quy định bao nhiêu thẻ, chứ không quy định chung thẻ nhà báo và giấy giới thiệu cơ quan.
“Có cho báo chí vào trong không, hay buộc phải ngồi ngoài phải quy định. Phạt cái gì, phạt hai bên cãi nhau à? Có thích đáng không? Chỉ phạt mỗi chuyện không xuất trình thẻ, quy định thêm giấy giới thiệu làm cái gì? Cái này không nên đưa vào pháp lệnh”, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng kết luận.
Kết thúc phần thảo luận, đa phần các ý kiến vẫn chưa thống nhất hoàn toàn về các điều khoản quy định tại Pháp lênh xử lý hành chính các hành vi cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án nhân dân. Việc có thông qua Pháp lệnh trong phiên họp này hay không vẫn chưa được quyết định.
Lan Uyên
Bình luận