Việt Nam cần kiên trì đòi Trung Quốc phải trả Hoàng Sa và một số đảo ở Trường Sa vì đó là lãnh thổ của Việt Nam.
“Trung Quốc đang thực hiện chính sách cá lớn nuốt cá bé và leo thang từng bước”. Đó là nhận định của ông Patrice Jorland, giáo sư sử chính trị, từng là Tham tán Văn hóa Pháp tại Việt Nam hai nhiệm kỳ, hiện Chủ tịch Hội Hữu nghị Pháp-Việt.
Ông Patrice Jorland chia sẻ: Là giáo sư sử học, tôi biết rõ Việt Nam có chủ quyền ở vùng biển mà Trung Quốc đang đưa giàn khoan vào. Tôi có rất nhiều bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Pháp là nước từng đô hộ Việt Nam, nắm rõ các diễn biến lịch sử cũng như địa lý ở đây, tôi nghĩ nước Pháp cần lên tiếng về vấn đề này. Nước Pháp đã có lỗi khi im lặng. Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 đã được Việt Nam, Trung Quốc và cả Pháp ký thì Pháp phải có trách nhiệm.
Không chỉ đấu tranh buộc Trung Quốc phải di dời giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình, Việt Nam cần kiên trì đòi Trung Quốc phải trả Hoàng Sa và một số đảo ở Trường Sa vì đó là lãnh thổ của Việt Nam.
Trung Quốc đang thực hiện chính sách “cá lớn nuốt cá bé” và leo thang từng bước. Theo tôi, Việt Nam cần phải mở rộng ngoại giao, kết hợp với các nước châu Á khác tạo nên tiếng nói chính trị đối với quốc tế khiến Trung Quốc phải dè chừng. Song song đó, Việt Nam nhờ tiếng nói của quốc tế.
Tôi tin là chiến tranh không xảy ra vì Việt Nam không muốn và chính Trung Quốc cũng không muốn. Nhưng Trung Quốc sẽ làm mọi việc để đưa vào “chuyện đã rồi”. Trung Quốc sẽ không đánh nhưng thực hiện chiến thuật gặm nhấm dần, không ra mặt, dùng tàu chiến nhưng lại giả thành các tàu khác để gây sức ép.
Việt Nam phải chuẩn bị để đương đầu lâu dài với âm mưu trên của Trung Quốc. Hiện nay Trung Quốc đang bị phản đối vì hàng loạt hành động xâm lấn, tuyên bố về đường lưỡi bò trên Biển Đông… Việt Nam cần kiên trì đấu tranh ngoại giao và báo chí. Người Việt ở trong và ngoài nước phải duy trì được sự đoàn kết.
Một điều tôi thấy cần lưu ý là Việt Nam cần đẩy mạnh liên kết và hợp tác phát triển kinh tế với nhiều nước trên thế giới, song song với việc đối phó với Trung Quốc trên biển. Bởi Trung Quốc trong lịch sử cũng như ở thời đại ngày nay, luôn thực hiện việc gây sức ép, quấy rối để đối thủ suy yếu đi. Đó là âm mưu lâu dài của Trung Quốc.
Về phía Hội hữu nghị Pháp-Việt, chúng tôi đang xúc tiến việc gặp gỡ với Quốc hội và Bộ Ngoại giao Pháp trong tháng 6 này. Chúng tôi sẽ đưa ra các bằng chứng và lập luận để thuyết phục các cơ quan này ra tuyên bố khẳng định Việt Nam là phía chính nghĩa và ủng hộ Việt Nam.
Hiện nay, dư luận Pháp chưa quan tâm và hiểu rõ vấn đề. Chúng tôi tự đặt cho mình nhiệm vụ làm mọi việc để họ hiểu hành động của Trung Quốc là nguy hiểm với hòa bình thế giới và ủng hộ Việt Nam. Ngay khi Trung Quốc đưa giàn khoan vào trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, chúng tôi đã ra tuyên bố phản đối Trung Quốc và ủng hộ Việt Nam.
Chúng tôi đã tham gia tổ chức 2 cuộc hội thảo tại Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế và đề cập nhiều đến vấn đề Biển Đông. Chúng tôi đã phát biểu ý kiến ủng hộ Việt Nam tại đây. Sắp tới sẽ ra cuốn sách về 2 cuộc hội thảo này.
» Nhắn Bộ trưởng Thăng: Dân bỏ tiền, phải có đường tốt
» Bật khóc trước tâm thư của cô giáo có chồng là lính đảo
» Ngư dân Lý Sơn không bao giờ từ bỏ Hoàng Sa
Theo Chinhphu.vn
“Trung Quốc đang thực hiện chính sách cá lớn nuốt cá bé và leo thang từng bước”. Đó là nhận định của ông Patrice Jorland, giáo sư sử chính trị, từng là Tham tán Văn hóa Pháp tại Việt Nam hai nhiệm kỳ, hiện Chủ tịch Hội Hữu nghị Pháp-Việt.
Những bức ảnh hiếm hoi được chụp từ trên cao của quần đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng, Việt Nam). |
Ông Patrice Jorland chia sẻ: Là giáo sư sử học, tôi biết rõ Việt Nam có chủ quyền ở vùng biển mà Trung Quốc đang đưa giàn khoan vào. Tôi có rất nhiều bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Pháp là nước từng đô hộ Việt Nam, nắm rõ các diễn biến lịch sử cũng như địa lý ở đây, tôi nghĩ nước Pháp cần lên tiếng về vấn đề này. Nước Pháp đã có lỗi khi im lặng. Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 đã được Việt Nam, Trung Quốc và cả Pháp ký thì Pháp phải có trách nhiệm.
Không chỉ đấu tranh buộc Trung Quốc phải di dời giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình, Việt Nam cần kiên trì đòi Trung Quốc phải trả Hoàng Sa và một số đảo ở Trường Sa vì đó là lãnh thổ của Việt Nam.
Trung Quốc đang thực hiện chính sách “cá lớn nuốt cá bé” và leo thang từng bước. Theo tôi, Việt Nam cần phải mở rộng ngoại giao, kết hợp với các nước châu Á khác tạo nên tiếng nói chính trị đối với quốc tế khiến Trung Quốc phải dè chừng. Song song đó, Việt Nam nhờ tiếng nói của quốc tế.
Tôi tin là chiến tranh không xảy ra vì Việt Nam không muốn và chính Trung Quốc cũng không muốn. Nhưng Trung Quốc sẽ làm mọi việc để đưa vào “chuyện đã rồi”. Trung Quốc sẽ không đánh nhưng thực hiện chiến thuật gặm nhấm dần, không ra mặt, dùng tàu chiến nhưng lại giả thành các tàu khác để gây sức ép.
Video Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam:
Một điều tôi thấy cần lưu ý là Việt Nam cần đẩy mạnh liên kết và hợp tác phát triển kinh tế với nhiều nước trên thế giới, song song với việc đối phó với Trung Quốc trên biển. Bởi Trung Quốc trong lịch sử cũng như ở thời đại ngày nay, luôn thực hiện việc gây sức ép, quấy rối để đối thủ suy yếu đi. Đó là âm mưu lâu dài của Trung Quốc.
Về phía Hội hữu nghị Pháp-Việt, chúng tôi đang xúc tiến việc gặp gỡ với Quốc hội và Bộ Ngoại giao Pháp trong tháng 6 này. Chúng tôi sẽ đưa ra các bằng chứng và lập luận để thuyết phục các cơ quan này ra tuyên bố khẳng định Việt Nam là phía chính nghĩa và ủng hộ Việt Nam.
Theo bạn, Việt Nam nên làm gì với giàn khoan trái phép Trung Quốc
|
Hiện nay, dư luận Pháp chưa quan tâm và hiểu rõ vấn đề. Chúng tôi tự đặt cho mình nhiệm vụ làm mọi việc để họ hiểu hành động của Trung Quốc là nguy hiểm với hòa bình thế giới và ủng hộ Việt Nam. Ngay khi Trung Quốc đưa giàn khoan vào trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, chúng tôi đã ra tuyên bố phản đối Trung Quốc và ủng hộ Việt Nam.
Chúng tôi đã tham gia tổ chức 2 cuộc hội thảo tại Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế và đề cập nhiều đến vấn đề Biển Đông. Chúng tôi đã phát biểu ý kiến ủng hộ Việt Nam tại đây. Sắp tới sẽ ra cuốn sách về 2 cuộc hội thảo này.
» Nhắn Bộ trưởng Thăng: Dân bỏ tiền, phải có đường tốt
» Bật khóc trước tâm thư của cô giáo có chồng là lính đảo
» Ngư dân Lý Sơn không bao giờ từ bỏ Hoàng Sa
Theo Chinhphu.vn
Bình luận