(VTC News) – Nhiều cư dân tại Nam Đô Complex (Trương Định, Hà Nội) bức xúc khi chủ đầu tư đã “ăn bớt” nhiều hạng mục.
Hồ nước hô biến thành quán cafe
Không chỉ bị cắt nước đột ngột và sử dụng nguồn nước có nhiễm asen cao, phản ánh lên báo điện tử VTC News, ông Võ Thanh Sơn, Trưởng Ban liên lạc bảo vệ quyền lợi của cư dân Nam Đô Complex cho biết, chủ đầu tư dự án đã thực hiện nhiều hạng mục không đúng như cam kết và sử dụng sai mục đích.
Hồ nước hô biến thành quán cafe
Không chỉ bị cắt nước đột ngột và sử dụng nguồn nước có nhiễm asen cao, phản ánh lên báo điện tử VTC News, ông Võ Thanh Sơn, Trưởng Ban liên lạc bảo vệ quyền lợi của cư dân Nam Đô Complex cho biết, chủ đầu tư dự án đã thực hiện nhiều hạng mục không đúng như cam kết và sử dụng sai mục đích.
Diện tích cây xanh, hồ nước bị tố biến thành quán cafe |
Cụ thể, chủ đầu tư đã tận dụng hệ thống thang máy cho Khu căn hộ CT2A, CT2B vốn dành riêng cho các hộ dân để phục vụ cho khu thương mại, văn phòng, làm ảnh hưởng đến an ninh và an toàn đi lại của cư dân.
“Việc GP Invest – chủ đầu của dự án không thi công thang cuốn cho các khối đế chính là sự gian lận số tiền chi phí đáng lẽ phải thi công các hạng mục này”, ông Sơn bức xúc nói.
Thứ hai, Nam Đô Complex ký hợp đồng cung cấp dịch vụ viễn thông với một đơn vị với giá cao, nhưng chất lượng không đảm bảo cũng khiến nhiều người dân bức xúc.
“Chúng tôi chỉ có một lựa chọn duy nhất là phải sử dụng dịch vụ của 1 nhà cung cấp với gói cước hàng tháng tối thiểu là gần 500.000 đồng/tháng, đây là mức chi phí bất hợp lý, đặc biệt nó vượt quá khả năng chi trả của gia đình chúng tôi”, ông Sơn nói và cho biết.
Hiện gần như toàn bộ cư dân đã ký tên vào bản kiến nghị yêu cầu thay nhà cung cấp dịch vụ nhưng chủ đầu tư vẫn “phớt lờ”.
Một vấn đề nghiêm trọng khác là khi chuyển về ở, người dân mới phát hiện chủ đầu tư đã không làm hệ thống cung cấp gas tổng như trong hợp đồng đã ký. Qua đấu tranh nhiều lần, chủ đầu tư cuối cùng đã phải “xuống nước” bằng cách bồi thường cho mỗi hộ gia đình số tiền gần 8 triệu đồng.
Tuy nhiên, theo ông Sơn, số tiền bồi thường này vẫn chưa thỏa đáng vì nếu triển khai hệ thống gas tổng, chủ đầu tư sẽ phải bỏ thêm ra khoảng 30 tỷ đồng, như vậy, số tiền bồi thường nếu chia đều cho các hộ dân phải cao hơn nhiều mức 8 triệu đồng mà người dân được nhận.
Đặc biệt, cư dân rất bức xúc khi chủ đầu tư đã biến diện tích sử dụng chung thành diện tích kinh doanh bằng việc “hô biến” một hồ nước và cây xanh của cư dân thành quán cafe.
“Diện tích dự án đã không lớn, nhưng có một khoảng không xanh cho dân cư mà chủ đầu tư cũng chiếm dụng nốt là điều không thể chấp nhận được”, ông Sơn nói và kiến nghị, chủ đầu tư phải trả lại phần diện tích chung này.
Chủ đầu tư nói gì?
Liên quan đến các vấn đề này, trả lời trên báo chí, ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó tổng giám đốc GP Invest cho rằng, chủ đầu tư không cắt giảm hay hạ cấp chất lượng công trình.
Đối với hệ thống gas trung tâm, trong hồ sơ thiết kế ban đầu và hợp đồng mua bán căn hộ với cư dân đúng là có hệ thống gas trung tâm, nhưng trong quá trình triển khai xây dựng dự án thì chủ đầu tư nhận thấy nếu sử dụng hệ thống này sẽ không bảo đảm an toàn cho tòa nhà.
Hơn nữa, nếu có triển khai thì cũng phải tổ chức đấu thầu cho các nhà cung cấp gas vào đầu tư thực hiện, chứ chủ đầu tư cũng không có chuyên môn để làm việc này.
Mặc dù vậy, sau khi cân nhắc kiến nghị của người dân, căn cứ vào giá thành của đơn vị chào thầu, ông Dũng cho biết, chủ đầu tư đã chủ động bồi hoàn lại cho mỗi hộ dân gần 8 triệu đồng (tổng số tiền bồi hoàn khoảng gần 10 tỷ đồng).
“Nếu cứ triển khai hệ thống gas này thì chúng tôi không mất đồng nào vì nhà cung cấp gas sẽ phải đầu tư hệ thống và ký hợp đồng trực tiếp với cư dân để bán sản phẩm cho từng căn hộ”, ông Dũng nói.
Đối với hệ thống viễn thông, ông Dũng cho rằng, nhiều người dân chưa ký hợp đồng để sử dụng dịch vụ nhưng cũng ký tên phản đối là điều “không thể hiểu nổi”.
Về quán cafe, ông Dũng khẳng định, đây là diện tích được UBND Hà Nội giao cho GP Invest đầu tư, quản lý và sử dụng, chứ không thuộc sở hữu của cư dân.
Với phản ánh về hạng mục thang máy cho khu căn hộ đang bị sử dụng chung cho cả khối dịch vụ văn phòng, theo ông Dũng, GP Invest đang nghiên cứu để phối hợp với chủ đầu tư thứ cấp thiết kế và xây dựng thang máy riêng cho khu vực này.
“Trước đây, thiết kế mấy tầng đế là để làm trung tâm thương mại nên hệ thống cầu thang sẽ do nhà đầu tư thứ cấp đảm nhiệm, nhưng nay vì chuyển đổi thành dịch vụ văn phòng nên sẽ phải thiết kế lại”, ông Dũng nói.
Châu Anh
“Việc GP Invest – chủ đầu của dự án không thi công thang cuốn cho các khối đế chính là sự gian lận số tiền chi phí đáng lẽ phải thi công các hạng mục này”, ông Sơn bức xúc nói.
Thứ hai, Nam Đô Complex ký hợp đồng cung cấp dịch vụ viễn thông với một đơn vị với giá cao, nhưng chất lượng không đảm bảo cũng khiến nhiều người dân bức xúc.
“Chúng tôi chỉ có một lựa chọn duy nhất là phải sử dụng dịch vụ của 1 nhà cung cấp với gói cước hàng tháng tối thiểu là gần 500.000 đồng/tháng, đây là mức chi phí bất hợp lý, đặc biệt nó vượt quá khả năng chi trả của gia đình chúng tôi”, ông Sơn nói và cho biết.
Hiện gần như toàn bộ cư dân đã ký tên vào bản kiến nghị yêu cầu thay nhà cung cấp dịch vụ nhưng chủ đầu tư vẫn “phớt lờ”.
Một vấn đề nghiêm trọng khác là khi chuyển về ở, người dân mới phát hiện chủ đầu tư đã không làm hệ thống cung cấp gas tổng như trong hợp đồng đã ký. Qua đấu tranh nhiều lần, chủ đầu tư cuối cùng đã phải “xuống nước” bằng cách bồi thường cho mỗi hộ gia đình số tiền gần 8 triệu đồng.
Tuy nhiên, theo ông Sơn, số tiền bồi thường này vẫn chưa thỏa đáng vì nếu triển khai hệ thống gas tổng, chủ đầu tư sẽ phải bỏ thêm ra khoảng 30 tỷ đồng, như vậy, số tiền bồi thường nếu chia đều cho các hộ dân phải cao hơn nhiều mức 8 triệu đồng mà người dân được nhận.
Đặc biệt, cư dân rất bức xúc khi chủ đầu tư đã biến diện tích sử dụng chung thành diện tích kinh doanh bằng việc “hô biến” một hồ nước và cây xanh của cư dân thành quán cafe.
“Diện tích dự án đã không lớn, nhưng có một khoảng không xanh cho dân cư mà chủ đầu tư cũng chiếm dụng nốt là điều không thể chấp nhận được”, ông Sơn nói và kiến nghị, chủ đầu tư phải trả lại phần diện tích chung này.
Chủ đầu tư nói gì?
Liên quan đến các vấn đề này, trả lời trên báo chí, ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó tổng giám đốc GP Invest cho rằng, chủ đầu tư không cắt giảm hay hạ cấp chất lượng công trình.
Đối với hệ thống gas trung tâm, trong hồ sơ thiết kế ban đầu và hợp đồng mua bán căn hộ với cư dân đúng là có hệ thống gas trung tâm, nhưng trong quá trình triển khai xây dựng dự án thì chủ đầu tư nhận thấy nếu sử dụng hệ thống này sẽ không bảo đảm an toàn cho tòa nhà.
Hơn nữa, nếu có triển khai thì cũng phải tổ chức đấu thầu cho các nhà cung cấp gas vào đầu tư thực hiện, chứ chủ đầu tư cũng không có chuyên môn để làm việc này.
Mặc dù vậy, sau khi cân nhắc kiến nghị của người dân, căn cứ vào giá thành của đơn vị chào thầu, ông Dũng cho biết, chủ đầu tư đã chủ động bồi hoàn lại cho mỗi hộ dân gần 8 triệu đồng (tổng số tiền bồi hoàn khoảng gần 10 tỷ đồng).
“Nếu cứ triển khai hệ thống gas này thì chúng tôi không mất đồng nào vì nhà cung cấp gas sẽ phải đầu tư hệ thống và ký hợp đồng trực tiếp với cư dân để bán sản phẩm cho từng căn hộ”, ông Dũng nói.
Đối với hệ thống viễn thông, ông Dũng cho rằng, nhiều người dân chưa ký hợp đồng để sử dụng dịch vụ nhưng cũng ký tên phản đối là điều “không thể hiểu nổi”.
Về quán cafe, ông Dũng khẳng định, đây là diện tích được UBND Hà Nội giao cho GP Invest đầu tư, quản lý và sử dụng, chứ không thuộc sở hữu của cư dân.
Với phản ánh về hạng mục thang máy cho khu căn hộ đang bị sử dụng chung cho cả khối dịch vụ văn phòng, theo ông Dũng, GP Invest đang nghiên cứu để phối hợp với chủ đầu tư thứ cấp thiết kế và xây dựng thang máy riêng cho khu vực này.
“Trước đây, thiết kế mấy tầng đế là để làm trung tâm thương mại nên hệ thống cầu thang sẽ do nhà đầu tư thứ cấp đảm nhiệm, nhưng nay vì chuyển đổi thành dịch vụ văn phòng nên sẽ phải thiết kế lại”, ông Dũng nói.
Châu Anh
Bình luận