(VTC News) - Trước thái độ hung hăng, đâm va của Trung Quốc, ngư dân Quảng Ngãi đã có sáng kiến “mặc áo giáp” cho tàu gỗ và những đội tàu "mặc áo giáp" đang được hình thành giúp ngư dân vươn khơi bám biển.
“Mặc áo giáp” cho tàu cá
Tại cơ sở đóng tàu Nghĩa Phú (huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi) chỉ trong vòng vài tháng nay, cơ sở này đã hoàn tất và hạ thủy hàng chục tàu cá công suất lớn từ 500 - 800 CV. Tuy nhiên, những con tàu rời bến có nhiều khác biệt.
Ông Nguyễn Tấn Ý (54 tuổi), một thợ đóng tàu có thâm niên gần 30 năm trong nghề tại cơ sở đóng tàu này cho biết: “Những năm trước nhu cầu bọc sắt cho tàu cá chưa được ngư dân chú trọng. Nhưng thời gian qua, nhất là khi Trung Quốc hung hăng tấn công, rượt đuổi tàu cá như dân Quảng Ngãi trên biển thì trong hợp đồng đóng tàu, ngoài khâu kỹ thuật theo qui định, tàu còn thêm khoản bọc thêm vỏ sắt cho thân tàu cá”.
“Nguyên nhân của hiện tượng này được các chủ tàu lý giải là để “chống chọi” với sự đâm húc, tấn công của các tàu vỏ sắt Trung Quốc, đồng thời đảm bảo an toàn khi đương đầu với bão gió thiên tai ngoài khơi xa”, ông Ý cho biết thêm.
Và cứ như vậy, nhiều ngư dân Quảng Ngãi cùng nhau “mặc áo giáp” cho tàu cá gỗ khi đóng mới tàu cá có công suất lớn. “Nếu một tàu cá được yêu cầu bọc sắt quanh thân tàu, chi phí sẽ cao hơn đóng tàu vỏ gỗ từ 100 – 150 triệu. Tùy theo chất lượng, chủng loại và độ dày của lớp bọc mà giá có thể dao động thêm. Chất liệu được ngư dân ưa dùng nhất là thép hoặc inox nguyên chất”, một chủ cơ sở đóng thuyền nói.
“Áo giáp” của tàu cá vỏ gỗ là những tấm inox có độ dày từ 3-7mm, kích thước 20-40cmx30-80cm, được gò, ghép và hàn dính với nhau. Tại các điểm liên kết, “áo giáp” được liên kết với thân vỏ gỗ của tàu, giúp lớp “áo giáp” ổn định với thân vỏ.
Nhân rộng đội tàu “mặc giáp”
Trước những tính năng ưu việt của lớp vỏ kim loại, nhiều cơ sở đóng tàu ở xã Nghĩa Phú (huyện Tư Nghĩa) và các huyện khác như Mộ Đức, Đức Phổ, Sơn Tịnh, Bình Sơn cũng đang triển khai đóng nhiều tàu cá loại này.
Ngư dân Bùi Tá Chung (xã Tình Hòa, huyện Sơn Tịnh) chia sẻ: “Ngư dân rất muốn đóng tàu vỏ sắt công suất lớn để vươn khơi cho an toàn, nhưng chi phí đóng 1 tàu vỏ sắt công suất trên 600 CV rất lớn (lên đến 5-6 tỷ đồng/chiếc chưa tính ngư lưới cụ).
Không chỉ vậy, đóng tàu vỏ sắt phải học hỏi cách đánh bắt, cách vận hành rất khó khăn. Trong khi đó, đóng một tàu cá vỏ gỗ có công suất tương tự giá rẻ hơn, nếu được bọc sắt cũng chỉ tốn khoảng 3-3,5 tỷ đồng vừa rẻ lại vừa quen vận hành nên ngư dân truyền tai nhau áp dụng”.
Anh Nguyễn Đăng Tỵ, một thợ đóng tàu ở xã Bình Châu (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) cho biết: “Ngoài các kỹ thuật thông thường, việc hàn lớp áp này vào sát thân tàu là công đoạn yêu cầu kỹ thuật kỹ nhất, nếu không sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ tàu.
Hơn nữa, việc chọn độ dày mỏng của lớp áo giáp này cũng cần chú ý ở phần đuôi tàu thì phải dày hơn nhằm giảm tối đa va đập và là vị trí khoang máy nên cần đảm bảo ổn định hơn khi hoạt động trên biển”.
Trước những tính năng ưu việt của lớp “áo giáp” rất nhiều ngư dân Quảng Ngãi đã cho ra đời những con tàu “mặc giáp”, giúp ngư dân vươn khơi, yên tâm bám biển.
Ông Lê Văn Sơn, Chi cục trưởng, Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Ngãi chia sẻ: “Mô hình tàu vỏ gỗ được bọc sắt được ngư dân Quảng Ngãi áp dụng từ vài năm nay. Nhất là các tàu cá công suất lớn hành nghề giã cào khơi đang được nhân rộng và chúng tôi đã có những đội tàu mặc “áo giáp”. Tuy nhiên, so với tàu vỏ sắt thì đây chỉ là giải pháp tình thế trước mắt để ngư dân đảm bảo an toàn, bảo vệ tài sản và tính mạng khi hành nghề trên biển”.
Mịnh Văn
Tại cơ sở đóng tàu Nghĩa Phú (huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi) chỉ trong vòng vài tháng nay, cơ sở này đã hoàn tất và hạ thủy hàng chục tàu cá công suất lớn từ 500 - 800 CV. Tuy nhiên, những con tàu rời bến có nhiều khác biệt.
Ngư dân Quảng Ngãi mặc áo giáp cho tàu cá |
Ông Nguyễn Tấn Ý (54 tuổi), một thợ đóng tàu có thâm niên gần 30 năm trong nghề tại cơ sở đóng tàu này cho biết: “Những năm trước nhu cầu bọc sắt cho tàu cá chưa được ngư dân chú trọng. Nhưng thời gian qua, nhất là khi Trung Quốc hung hăng tấn công, rượt đuổi tàu cá như dân Quảng Ngãi trên biển thì trong hợp đồng đóng tàu, ngoài khâu kỹ thuật theo qui định, tàu còn thêm khoản bọc thêm vỏ sắt cho thân tàu cá”.
“Nguyên nhân của hiện tượng này được các chủ tàu lý giải là để “chống chọi” với sự đâm húc, tấn công của các tàu vỏ sắt Trung Quốc, đồng thời đảm bảo an toàn khi đương đầu với bão gió thiên tai ngoài khơi xa”, ông Ý cho biết thêm.
Và cứ như vậy, nhiều ngư dân Quảng Ngãi cùng nhau “mặc áo giáp” cho tàu cá gỗ khi đóng mới tàu cá có công suất lớn. “Nếu một tàu cá được yêu cầu bọc sắt quanh thân tàu, chi phí sẽ cao hơn đóng tàu vỏ gỗ từ 100 – 150 triệu. Tùy theo chất lượng, chủng loại và độ dày của lớp bọc mà giá có thể dao động thêm. Chất liệu được ngư dân ưa dùng nhất là thép hoặc inox nguyên chất”, một chủ cơ sở đóng thuyền nói.
“Áo giáp” của tàu cá vỏ gỗ là những tấm inox có độ dày từ 3-7mm, kích thước 20-40cmx30-80cm, được gò, ghép và hàn dính với nhau. Tại các điểm liên kết, “áo giáp” được liên kết với thân vỏ gỗ của tàu, giúp lớp “áo giáp” ổn định với thân vỏ.
Nhân rộng đội tàu “mặc giáp”
Trước những tính năng ưu việt của lớp vỏ kim loại, nhiều cơ sở đóng tàu ở xã Nghĩa Phú (huyện Tư Nghĩa) và các huyện khác như Mộ Đức, Đức Phổ, Sơn Tịnh, Bình Sơn cũng đang triển khai đóng nhiều tàu cá loại này.
'Áo giáp' là những tấm thép, inox bọc bên ngoài thân vỏ tàu gỗ, giúp tàu có khả năng chịu được va đập trên biển |
Ngư dân Bùi Tá Chung (xã Tình Hòa, huyện Sơn Tịnh) chia sẻ: “Ngư dân rất muốn đóng tàu vỏ sắt công suất lớn để vươn khơi cho an toàn, nhưng chi phí đóng 1 tàu vỏ sắt công suất trên 600 CV rất lớn (lên đến 5-6 tỷ đồng/chiếc chưa tính ngư lưới cụ).
Không chỉ vậy, đóng tàu vỏ sắt phải học hỏi cách đánh bắt, cách vận hành rất khó khăn. Trong khi đó, đóng một tàu cá vỏ gỗ có công suất tương tự giá rẻ hơn, nếu được bọc sắt cũng chỉ tốn khoảng 3-3,5 tỷ đồng vừa rẻ lại vừa quen vận hành nên ngư dân truyền tai nhau áp dụng”.
Anh Nguyễn Đăng Tỵ, một thợ đóng tàu ở xã Bình Châu (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) cho biết: “Ngoài các kỹ thuật thông thường, việc hàn lớp áp này vào sát thân tàu là công đoạn yêu cầu kỹ thuật kỹ nhất, nếu không sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ tàu.
Hơn nữa, việc chọn độ dày mỏng của lớp áo giáp này cũng cần chú ý ở phần đuôi tàu thì phải dày hơn nhằm giảm tối đa va đập và là vị trí khoang máy nên cần đảm bảo ổn định hơn khi hoạt động trên biển”.
Những đội tàu cá 'mặc áo giáp' của ngư dân Quảng Ngãi dần được hình thành |
Trước những tính năng ưu việt của lớp “áo giáp” rất nhiều ngư dân Quảng Ngãi đã cho ra đời những con tàu “mặc giáp”, giúp ngư dân vươn khơi, yên tâm bám biển.
Ông Lê Văn Sơn, Chi cục trưởng, Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Ngãi chia sẻ: “Mô hình tàu vỏ gỗ được bọc sắt được ngư dân Quảng Ngãi áp dụng từ vài năm nay. Nhất là các tàu cá công suất lớn hành nghề giã cào khơi đang được nhân rộng và chúng tôi đã có những đội tàu mặc “áo giáp”. Tuy nhiên, so với tàu vỏ sắt thì đây chỉ là giải pháp tình thế trước mắt để ngư dân đảm bảo an toàn, bảo vệ tài sản và tính mạng khi hành nghề trên biển”.
Mịnh Văn
Bình luận