Đó là câu nói mộc mạc của anh Cao Duy Trinh, chồng chị Lê Thị Thanh Nhàn, khi gặp giáo sư, tiến sĩ khoa học Nguyễn Tự Cường xin hướng dẫn làm nghiên cứu sinh cho vợ mình.
17 năm sau, chị Nhàn được phong hàm giáo sư. Chị là nữ giáo sư Toán học thứ hai của Việt Nam sau giáo sư Hoàng Xuân Sính.
Người phụ nữ giàu nghị lực
Trong căn phòng làm việc khiêm nhường, giản dị ở tầng 3 tòa nhà hành chính của Trường ĐH khoa học (ĐH Thái Nguyên), GS Nhàn tâm sự: Chị sinh ra ở Hải Dương và lớn lên, gắn bó chủ yếu với mảnh đất Thái Nguyên. Bố chị là tập kết ra Bắc, quê ở làng Niềm Phò – Thừa Thiên Huế, còn mẹ là giáo viên, quê gốc ở huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh).
Tuổi thơ của chị là chuỗi ngày gian khó, phải nhịn đói thường xuyên. Năm 1985, khi đang học lớp 9, mẹ chị đã phải bán nhà để có tiền cùng các em “di cư” về Huế chăm bố ốm. Chị ở lại Thái Nguyên trong căn nhà lá tận hồ Núi Cốc.
Hàng ngày, sau buổi đến trường, chị ra đồng bắt cua, cất vó, mót lúa để tự mưu sinh. Năm 16 tuổi, chị trở thành sinh viên của Trường ĐH Sư phạm Việt Bắc.
“Hồi đó, gia đình tôi sống rất vất vả. Khi còn học ở trường chuyên Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên, tôi chỉ mong muốn làm sao thoát khỏi cảnh nghèo và mơ ước trở thành cô giáo dạy Toán”, chị Nhàn chia sẻ. Nhờ sự vượt khó, chị Nhàn cũng thực hiện được đam mê, mơ ước cháy bỏng của mình.
Sau khi tốt nghiệp khoa Toán, chị được giữ lại làm giảng viên. Năm 1995, chị học xong thạc sĩ ở Trường ĐH Sư phạm Hà Nội và bảo vệ thành công học vị tiến sĩ tại Viện Toán học năm 2001, với 6/7 phiếu xuất sắc.
Năm 2005, chị Nhàn được công nhận chức danh PGS Toán học ở tuổi 35 và là PGS trẻ nhất của đợt phong này.
Say mê, nhiệt huyết với những con số toán học nên thành quả khoa học đã không phụ lòng người phụ nữ giàu nghị lực này.
Năm 2007, chị được trao giải thưởng Khoa học Viện Toán học cho cụm công trình nghiên cứu về Đại số giao hoán. Đây là giải thưởng khoa học uy tín được trao 2 năm một lần cho không quá hai nhà Toán học xuất sắc của Việt Nam dưới 40 tuổi.
Tiếp đó, năm 2011, nữ PGS tiếp tục được nhận giải thưởng Kovalevskaia, là giải thưởng cao quý trao thường niên cho các nhà khoa học nữ trong lĩnh vực khoa học tự nhiên. “Nhờ sự động viên, khích lệ của lãnh đạo Hội LHPN Việt Nam mà tôi đã mạnh dạn gửi hồ sơ và vinh dự được nhận giải thưởng khoa học uy tín mang tên nhà toán học nữ nổi tiếng gốc Nga, Kovalevskaia”, chị Nhàn tâm sự.
“Đẩy” vợ đi trước. Thật đáng nể!
Khi chị Nhàn là người trẻ nhất được phong PGS năm 2005, nhiều nhà toán học đều tỏ thái độ nể trọng, không chỉ vì tài năng mà còn bởi những đóng góp của chị trong việc tạo dựng môi trường làm toán chuyên nghiệp ở một trường ĐH đóng trên địa bàn miền núi.
Tuy nhiên, những người quen thân với chị Nhàn đều cho rằng, để đạt được đỉnh cao nghề nghiệp như ngày hôm nay, đằng sau nữ GS có công rất lớn của ông xã chị, TS Ngôn ngữ Cao Duy Trinh, Trưởng khoa cơ bản, Trường ĐH Khoa học (ĐH Thái Nguyên).
Chia sẻ về chồng, GS Nhàn tâm sự: “Ông xã vốn là thầy giáo dạy tiếng Anh của mình. Năm 1992, mình mới ra trường và được giữ lại làm giảng viên, buổi tối rảnh rỗi nên đi học thêm tiếng Anh.
Lúc đó, nghe cái chất giọng ấm áp của người vùng biển (thầy Trinh quê ở vùng trồng cói huyện Nga Sơn, Thanh Hóa – PV) cứ véo von trên bục giảng làm sao không mê được. Mê rồi hai người nên duyên vợ chồng vào năm 1993. Đây có lẽ là bước ngoặt cuộc đời và sự nghiệp của mình. Nhờ vốn tiếng Anh được chồng rèn giũa hàng ngày mà mình dễ dàng tiếp cận các tài liệu toán học quốc tế mới nhất.
Hồi đó, đồng lương còn ít ỏi nhưng cưới xong, chồng lo cho mình đi học, chăm lo, nuôi dạy hai con để mình được toàn tâm học và nghiên cứu. Từ Hà Nội về Thái Nguyên chỉ hơn 80km nhưng nhiều đợt học, 3 tháng mình mới về thăm nhà 1 lần”.
Học xong thạc sĩ và trở về trường công tác, năm 1998, chị Nhàn lại được chồng động viên học tiếp tiến sĩ, dù khi đó có nhiều ý kiến bảo chỉ học thế là đủ, ở nhà còn chăm sóc chồng con.
“Nghiên cứu khoa học đối với phụ nữ, nhất là phụ nữ đã có gia đình, là một thử thách gian lao. Bởi ngoài công việc xã hội, chúng tôi còn phải đảm đương thiên chức của người phụ nữ. Nếu không có lòng say mê khoa học, không có sự cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ của người chồng thì tôi khó lòng có thể yên tâm nghiên cứu khoa học”, chị Nhàn bộc bạch.
GS Nguyễn Tự Cường (Viện Toán học, người thầy hướng dẫn nghiên cứu sinh chị Nhàn) cho rằng, thành công trong sự nghiệp khoa học của chị Nhàn không thể không kể đến anh Trinh. Khi anh Trinh đưa vợ đến xin hướng dẫn làm nghiên cứu sinh, GS Cường đã ngần ngại, rồi hẹn gặp riêng… anh Trinh.
“Tôi hỏi Trinh có chịu được khi có thể thường xuyên phải ăn cơm khê, sống hay thỉnh thoảng vợ mình thẫn thờ như đang sống trong một thế giới khác hay không? Và thật bất ngờ, Trinh đã trả lời tôi, em yêu Nhàn và Nhàn yêu toán, vậy em chấp nhận và làm tất cả để Nhàn được học toán”, GS Cường kể.
Là người từng cho chị Nhàn ở nhờ nhiều năm, thời chị xuống Hà Nội làm nghiên cứu sinh, bà Đinh Thu Cúc, phu nhân GS Hà Huy Khoái (nguyên Viện trưởng Viện Toán học) không giấu được cảm phục về “phu quân” của GS Nhàn: “Tôi nghĩ Hội LHPN Việt Nam nên tặng anh Cao Duy Trinh huy chương “Vì sự nghiệp giải phóng phụ nữ”. Tôi nhớ trong buổi liên hoan hôm Nhàn bảo vệ luận án tiến sĩ cách đây mười mấy năm, Trinh nói “em phải làm sao cho xứng đáng với Nhàn”.
Và anh ấy đã chăm sóc hai đứa con nhỏ, lo việc nhà để Nhàn yên tâm giảng dạy, nghiên cứu, làm PGS, rồi sau đó là GS. Anh ấy là người đàn ông biết “đẩy” vợ đi trước mình. Thật đáng nể!”.
Quả thật, sau khi “đẩy” vợ đi trước, năm 2014, anh Cao Duy Trinh đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ với đề tài “Phân tích diễn ngôn phê phán trong giáo dục: Hình ảnh tư tưởng nào được xây dựng qua ngôn ngữ của một giáo trình dạy tiếng Anh (American Headway 4, 2005)?”.
Với tinh thần làm việc nghiêm túc, khoa học và hiệu quả, đề tài luận án tiến sĩ của “phu quân” GS Nhàn được Hội đồng khoa học Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐHQG Hà Nội) đánh giá cao về mặt khoa học, có ý nghĩa lớn cả về lý luận và thực tiễn.
(Theo Nguyên Hạnh/ Báo Phụ nữ TP.HCM)
17 năm sau, chị Nhàn được phong hàm giáo sư. Chị là nữ giáo sư Toán học thứ hai của Việt Nam sau giáo sư Hoàng Xuân Sính.
Người phụ nữ giàu nghị lực
TS Ngôn ngữ Cao Duy Trịnh - "hậu phương vững chắc" của GS Toán học Lê Thị Thanh Nhàn |
Tuổi thơ của chị là chuỗi ngày gian khó, phải nhịn đói thường xuyên. Năm 1985, khi đang học lớp 9, mẹ chị đã phải bán nhà để có tiền cùng các em “di cư” về Huế chăm bố ốm. Chị ở lại Thái Nguyên trong căn nhà lá tận hồ Núi Cốc.
Hàng ngày, sau buổi đến trường, chị ra đồng bắt cua, cất vó, mót lúa để tự mưu sinh. Năm 16 tuổi, chị trở thành sinh viên của Trường ĐH Sư phạm Việt Bắc.
“Hồi đó, gia đình tôi sống rất vất vả. Khi còn học ở trường chuyên Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên, tôi chỉ mong muốn làm sao thoát khỏi cảnh nghèo và mơ ước trở thành cô giáo dạy Toán”, chị Nhàn chia sẻ. Nhờ sự vượt khó, chị Nhàn cũng thực hiện được đam mê, mơ ước cháy bỏng của mình.
Sau khi tốt nghiệp khoa Toán, chị được giữ lại làm giảng viên. Năm 1995, chị học xong thạc sĩ ở Trường ĐH Sư phạm Hà Nội và bảo vệ thành công học vị tiến sĩ tại Viện Toán học năm 2001, với 6/7 phiếu xuất sắc.
Năm 2005, chị Nhàn được công nhận chức danh PGS Toán học ở tuổi 35 và là PGS trẻ nhất của đợt phong này.
Say mê, nhiệt huyết với những con số toán học nên thành quả khoa học đã không phụ lòng người phụ nữ giàu nghị lực này.
Năm 2007, chị được trao giải thưởng Khoa học Viện Toán học cho cụm công trình nghiên cứu về Đại số giao hoán. Đây là giải thưởng khoa học uy tín được trao 2 năm một lần cho không quá hai nhà Toán học xuất sắc của Việt Nam dưới 40 tuổi.
Tiếp đó, năm 2011, nữ PGS tiếp tục được nhận giải thưởng Kovalevskaia, là giải thưởng cao quý trao thường niên cho các nhà khoa học nữ trong lĩnh vực khoa học tự nhiên. “Nhờ sự động viên, khích lệ của lãnh đạo Hội LHPN Việt Nam mà tôi đã mạnh dạn gửi hồ sơ và vinh dự được nhận giải thưởng khoa học uy tín mang tên nhà toán học nữ nổi tiếng gốc Nga, Kovalevskaia”, chị Nhàn tâm sự.
“Đẩy” vợ đi trước. Thật đáng nể!
Khi chị Nhàn là người trẻ nhất được phong PGS năm 2005, nhiều nhà toán học đều tỏ thái độ nể trọng, không chỉ vì tài năng mà còn bởi những đóng góp của chị trong việc tạo dựng môi trường làm toán chuyên nghiệp ở một trường ĐH đóng trên địa bàn miền núi.
Tuy nhiên, những người quen thân với chị Nhàn đều cho rằng, để đạt được đỉnh cao nghề nghiệp như ngày hôm nay, đằng sau nữ GS có công rất lớn của ông xã chị, TS Ngôn ngữ Cao Duy Trinh, Trưởng khoa cơ bản, Trường ĐH Khoa học (ĐH Thái Nguyên).
Chia sẻ về chồng, GS Nhàn tâm sự: “Ông xã vốn là thầy giáo dạy tiếng Anh của mình. Năm 1992, mình mới ra trường và được giữ lại làm giảng viên, buổi tối rảnh rỗi nên đi học thêm tiếng Anh.
Lúc đó, nghe cái chất giọng ấm áp của người vùng biển (thầy Trinh quê ở vùng trồng cói huyện Nga Sơn, Thanh Hóa – PV) cứ véo von trên bục giảng làm sao không mê được. Mê rồi hai người nên duyên vợ chồng vào năm 1993. Đây có lẽ là bước ngoặt cuộc đời và sự nghiệp của mình. Nhờ vốn tiếng Anh được chồng rèn giũa hàng ngày mà mình dễ dàng tiếp cận các tài liệu toán học quốc tế mới nhất.
Hồi đó, đồng lương còn ít ỏi nhưng cưới xong, chồng lo cho mình đi học, chăm lo, nuôi dạy hai con để mình được toàn tâm học và nghiên cứu. Từ Hà Nội về Thái Nguyên chỉ hơn 80km nhưng nhiều đợt học, 3 tháng mình mới về thăm nhà 1 lần”.
Học xong thạc sĩ và trở về trường công tác, năm 1998, chị Nhàn lại được chồng động viên học tiếp tiến sĩ, dù khi đó có nhiều ý kiến bảo chỉ học thế là đủ, ở nhà còn chăm sóc chồng con.
“Nghiên cứu khoa học đối với phụ nữ, nhất là phụ nữ đã có gia đình, là một thử thách gian lao. Bởi ngoài công việc xã hội, chúng tôi còn phải đảm đương thiên chức của người phụ nữ. Nếu không có lòng say mê khoa học, không có sự cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ của người chồng thì tôi khó lòng có thể yên tâm nghiên cứu khoa học”, chị Nhàn bộc bạch.
GS Nguyễn Tự Cường (Viện Toán học, người thầy hướng dẫn nghiên cứu sinh chị Nhàn) cho rằng, thành công trong sự nghiệp khoa học của chị Nhàn không thể không kể đến anh Trinh. Khi anh Trinh đưa vợ đến xin hướng dẫn làm nghiên cứu sinh, GS Cường đã ngần ngại, rồi hẹn gặp riêng… anh Trinh.
“Tôi hỏi Trinh có chịu được khi có thể thường xuyên phải ăn cơm khê, sống hay thỉnh thoảng vợ mình thẫn thờ như đang sống trong một thế giới khác hay không? Và thật bất ngờ, Trinh đã trả lời tôi, em yêu Nhàn và Nhàn yêu toán, vậy em chấp nhận và làm tất cả để Nhàn được học toán”, GS Cường kể.
Là người từng cho chị Nhàn ở nhờ nhiều năm, thời chị xuống Hà Nội làm nghiên cứu sinh, bà Đinh Thu Cúc, phu nhân GS Hà Huy Khoái (nguyên Viện trưởng Viện Toán học) không giấu được cảm phục về “phu quân” của GS Nhàn: “Tôi nghĩ Hội LHPN Việt Nam nên tặng anh Cao Duy Trinh huy chương “Vì sự nghiệp giải phóng phụ nữ”. Tôi nhớ trong buổi liên hoan hôm Nhàn bảo vệ luận án tiến sĩ cách đây mười mấy năm, Trinh nói “em phải làm sao cho xứng đáng với Nhàn”.
Và anh ấy đã chăm sóc hai đứa con nhỏ, lo việc nhà để Nhàn yên tâm giảng dạy, nghiên cứu, làm PGS, rồi sau đó là GS. Anh ấy là người đàn ông biết “đẩy” vợ đi trước mình. Thật đáng nể!”.
Quả thật, sau khi “đẩy” vợ đi trước, năm 2014, anh Cao Duy Trinh đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ với đề tài “Phân tích diễn ngôn phê phán trong giáo dục: Hình ảnh tư tưởng nào được xây dựng qua ngôn ngữ của một giáo trình dạy tiếng Anh (American Headway 4, 2005)?”.
Với tinh thần làm việc nghiêm túc, khoa học và hiệu quả, đề tài luận án tiến sĩ của “phu quân” GS Nhàn được Hội đồng khoa học Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐHQG Hà Nội) đánh giá cao về mặt khoa học, có ý nghĩa lớn cả về lý luận và thực tiễn.
(Theo Nguyên Hạnh/ Báo Phụ nữ TP.HCM)
Bình luận