Điều hy hữu xảy ra tại Trường Đại học Sài Gòn
Theo thông tin này, vào tháng 10/2016, Trường Đại học Sài Gòn thành lập Hội đồng nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học, đề tài “Phát triển chương trình đào tạo cử nhân sư phạm tiếng Anh tại Trường Đại học Sài Gòn, nhằm tương thích với khung năng lực giáo viên phổ thông tiếng Anh tại Việt Nam”.
Đây là đề tài do ThS. Trần Thế Phi làm chủ nhiệm, thành viên tham gia là ThS.Nguyễn Thị Thu Vân và ThS. Trần Quang Loan Tuyền.
Đây là đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, áp dụng Quy chế hoạt động Khoa học công nghệ của Trường Đại học Sài Gòn.
Hội đồng nghiệm thu gồm có 5 thành viên, do TS.Mỵ Giang Sơn – Trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học Sài Gòn làm Chủ tịch.
Điều đáng nói, theo phản ánh của các giáo viên, trong hội đồng nghiệm thu đề tài này có TS. Nguyễn Ngọc Vũ của Trường Đại học Sư Phạm TP.HCM tham gia phản biện 1, mà thông tin nói rằng, hiện TS.Vũ đang là chồng của Ths. Nguyễn Thị Thu Vân.
Ngoài ra, tại quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường số 2287, Chủ nhiệm đề tài “Phát triển chương trình đào tạo cử nhân ngành Ngôn ngữ Anh tại Trường Đại học Sài Gòn, đáp ứng nhu cầu xã hội” là Ths Trần Ngọc Mai – Phó khoa phụ trách khoa Ngoại ngữ.
Thế nhưng, vị trí phản biện 1 lại được giao cho TS. Trần Thế Phi, là người đang dưới quyền quản lý trực tiếp của ThS. Trần Ngọc Mai ở tại khoa Ngoại ngữ.
Từ đó, với việc phân công tréo ngoe, hy hữu này, cán bộ và giảng viên của Trường Đại học Sài Gòn đặt vấn đề: Liệu có đảm bảo khách quan, công bằng không khi để cho những người trong cùng 1 khoa đánh giá đề tài nghiên cứu khoa học của nhau, chồng ngồi ghế phản biện đề tài nghiên cứu khoa học của vợ?
Phản ánh là đúng sự thật
Sáng 5/1, ông Cao Thái Phương Thanh – Phó Trưởng phòng tổ chức cán bộ, Trường Đại học Sài Gòn đã có cuộc làm việc với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam về những thông tin mà giảng viên phản ánh.
Ông Cao Thái Phương Thanh xác nhận, các thông tin mà giảng viên nêu ra là chính xác, nhưng nó hoàn toàn không sai với các quy định hiện hành.
Đối với việc liên quan đến TS. Nguyễn Ngọc Vũ và ThS. Nguyễn Thị Thu Vân, đại diện cho Trường Đại học Sài Gòn đã nói rằng, vào thời điểm ban hành quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu đề tài, phòng Quản lý hoàn toàn không biết TS.Vũ và ThS. Vân là vợ chồng với nhau, vì TS. Vũ dạy ở trường khác.
Dù khẳng định rằng, việc này không bị các văn bản có liên quan cấm, nhưng ông Cao Thái Phương Thanh vẫn nhận định đây là việc làm không nên, dễ gây hiểu nhầm, không tốt với người bên ngoài, và trường sẽ rút kinh nghiệm sâu sắc.
Còn đối với việc Chủ nhiệm đề tài, và người ngồi ghế phản biện là người chung cùng 1 khoa, ông Cao Thái Phương Thanh cũng khẳng định, các văn bản có liên quan từ trường tới Luật Khoa học Công nghệ ban hành năm 2013 cũng không cấm điều này, và có nghĩa rằng nó hoàn toàn bình thường.
Theo ông Cao Thái Phương Thanh, nhiều trường Đại học khác cũng có cách làm tương tự như Trường Đại học Sài Gòn.
Tại văn bản số 939, do PGS.TS. Phạm Hoàng Quân – Hiệu trưởng Trường Đại học Sài Gòn ký ngày 21/12/2016, báo cáo sự việc với Cơ quan đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo tại TP.Hồ Chí Minh, các Hội đồng nghiệm thu đã tổ chức, làm việc đúng thủ tục, đúng qui trình.
Đồng thời, Hội đồng này tổ chức đánh giá các kết quả nghiên cứu trên tinh thần khoa học khách quan, nghiêm túc và hoàn toàn không có biểu hiện vì lợi ích nhóm.
Thế nhưng, vị trí phản biện 1 lại được giao cho TS. Trần Thế Phi, là người đang dưới quyền quản lý trực tiếp của ThS. Trần Ngọc Mai ở tại khoa Ngoại ngữ.
Từ đó, với việc phân công tréo ngoe, hy hữu này, cán bộ và giảng viên của Trường Đại học Sài Gòn đặt vấn đề: Liệu có đảm bảo khách quan, công bằng không khi để cho những người trong cùng 1 khoa đánh giá đề tài nghiên cứu khoa học của nhau, chồng ngồi ghế phản biện đề tài nghiên cứu khoa học của vợ?
Phản ánh là đúng sự thật
Sáng ngày 5/1, ông Cao Thái Phương Thanh – Phó Trưởng phòng tổ chức cán bộ, Trường Đại học Sài Gòn đã có cuộc làm việc với phóng viên về những thông tin mà giảng viên phản ánh.
Ông Cao Thái Phương Thanh xác nhận, các thông tin mà giảng viên nêu ra là chính xác, nhưng nó hoàn toàn không sai với các quy định hiện hành.
Đối với việc liên quan đến TS. Nguyễn Ngọc Vũ và ThS. Nguyễn Thị Thu Vân, đại diện cho Trường Đại học Sài Gòn đã nói rằng, vào thời điểm ban hành quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu đề tài, phòng Quản lý hoàn toàn không biết TS.Vũ và ThS. Vân là vợ chồng với nhau, vì TS. Vũ dạy ở trường khác.
Dù khẳng định rằng, việc này không bị các văn bản có liên quan cấm, nhưng ông Cao Thái Phương Thanh vẫn nhận định đây là việc làm không nên, dễ gây hiểu nhầm, không tốt với người bên ngoài, và trường sẽ rút kinh nghiệm sâu sắc.
Còn đối với việc Chủ nhiệm đề tài, và người ngồi ghế phản biện là người chung cùng 1 khoa, ông Cao Thái Phương Thanh cũng khẳng định, các văn bản có liên quan từ trường tới Luật Khoa học Công nghệ ban hành năm 2013 cũng không cấm điều này, và có nghĩa rằng nó hoàn toàn bình thường.
Theo ông Cao Thái Phương Thanh, nhiều trường Đại học khác cũng có cách làm tương tự như Trường Đại học Sài Gòn.
Tại văn bản số 939, do PGS.TS. Phạm Hoàng Quân – Hiệu trưởng Trường Đại học Sài Gòn ký ngày 21/12/2016, báo cáo sự việc với Cơ quan đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo tại TP.HCM, các Hội đồng nghiệm thu đã tổ chức, làm việc đúng thủ tục, đúng qui trình.
Đồng thời, Hội đồng này tổ chức đánh giá các kết quả nghiên cứu trên tinh thần khoa học khách quan, nghiêm túc và hoàn toàn không có biểu hiện vì lợi ích nhóm.
Bình luận