• Zalo

Choáng váng với nơi khách thường vác bao tải tiền tỷ đến ngân hàng giao dịch

Kinh tếThứ Năm, 08/06/2017 12:25:00 +07:00Google News

Ở Myanmar, việc dùng tiền mặt vẫn khá phổ biến, thậm chí có nơi thường xuyên vác bao tải tiền đi ngân hàng giao dịch.

Theo ChannelNewsAsia, tại các ngân hàng ở Myanmar, không khó để bắt gặp những người bê cả bao tải tiền rồi đưa vào sảnh. Khi vào trong họ sẽ đổ các cọc tiền mặt ra.

Nhân viên ngân hàng phải dành nhiều thời gian đếm và kiểm tra các tờ tiền. Các bao tải này chứa số tiền không hề nhỏ, có khi số tiền lên đến 250 triệu kyat (hơn 4,1 tỷ đồng).

tien 4 3

Tiền được dùng xe đẩy để di chuyển ở ngân hàng

Ông David Wang - Phó Giám đốc điều hành ngân hàng AYA cho hay, "tiền mặt là vua" ở Myanmar - nơi mà mọi người thậm chí còn dùng tiền mặt để mua ô tô hay căn hộ.

Theo lời vị này, ở ngân hàng của ông có một khách hàng là chủ doanh nghiệp còn gửi vào 10 tỷ kyat tiền mặt.

Bao tải tiền được đưa đến ngân hàng (Ảnh chụp video của ChannelNews Asia)Thẻ ATM thường không có ở đây và thẻ tín dụng phát hành cho người có thu nhập trung bình hoặc cao hơn một chút.

tien 2

Các cọc tiền được xếp kín cả bức tường ở ngân hàng

tien 1

Bao tải tiền được đưa đến ngân hàng (Ảnh chụp video của ChannelNews Asia)

Tuy nhiên, việc thanh toán qua di động ở Myanmar đã tăng mạnh từ 15-80% trong 3 năm qua. Một số người cho rằng, dịch vụ ngân hàng và thanh toán di động là cách để phát triển. Đó là minh chứng cho thấy sự dịch chuyển từ thanh toán bằng tiền mặt sang thanh toán bằng các hình thức khác giảm bớt sự phụ thuộc vào tiền mặt.

Các cọc tiền được xếp kín cả bức tường ở ngân hàng Tiền được dùng xe đẩy để di chuyển ở ngân hàngSo với việc dùng thẻ thì ngân hàng di động tiện lợi và chỉ yêu cầu phải có kết nối Internet. "Có rất nhiều cơ hội trong phân khúc ví điện thoại di động. Nhưng vẫn còn ở giai đoạn rất sớm, còn nhiều thách thức", ông Wang nói.

Ở Myanmar, tiền mặt vẫn là một phần quan trọng trong việc thực hiện các giao dịch, thanh toán, mua bán. Trước năm 2013, Myanmar không hề có ATM và không có khách sạn hay nhà hàng nào quẹt thẻ tín dụng. Tuy nhiên, sau năm 2013, hàng loạt máy quẹt thẻ tín dụng và hàng trăm máy ATM đã được lắp đặt.

Trong một bài báo đăng tải hồi năm 2016 trên mạng Intrenet, bà Khin Myint Oo (Myanmar) cho hay, mọi người thường giữ tiền trong hộp ở nhà. Bà rời quê lên Yangon để làm giúp việc, do không có chi nhánh ngân hàng nào gần nhà nên bà chỉ biết gửi tiền bằng ô tô hoặc phải chấp nhận đi đến một ngân hàng khá xa để gửi tiền về quê.

Công ty Wave Money - chuyên dịch vụ ngân hàng di động đầu tiên đã ra đời ở Myanmar. Chính nhờ dịch vụ này mà bà Khin có thể dùng cách này để chuyển tiền về quê nhanh chóng.

Video: Trung Quốc lập ngân hàng điểm cho học sinh vay khi điểm thấp

Nghi Dung (Nguồn: CNA và AFP)
Chuyên đề: Tin Kinh tế
Bình luận
vtcnews.vn