• Zalo

Choáng ngợp trước dinh thự của đại địa chủ Nam Bộ xưa

Kinh tếChủ Nhật, 06/04/2014 12:00:00 +07:00Google News

Nhà Đốc Phủ Hải là một trong những ngôi nhà địa chủ tiêu biểu nhất ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Tiền Giang nói riêng còn được gìn giữ. (Theo Kienthuc)

Tọa lạc tại phường I của thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang, Nhà Đốc Phủ Hải được coi là một trong những ngôi nhà cổ đặc sắc nhất vùng đất Nam Bộ.

Tọa lạc tại phường I của thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang, Nhà Đốc Phủ Hải được coi là một trong những ngôi nhà cổ đặc sắc nhất vùng đất Nam Bộ.

Có lịch sử bắt đầu từ năm 1860, qua nhiều lần tu bổ và xây dựng, toàn bộ ngôi nhà ngày nay gồm ba phần: nhà chính ở phía trước...

Có lịch sử bắt đầu từ năm 1860, qua nhiều lần tu bổ và xây dựng, toàn bộ ngôi nhà ngày nay gồm ba phần: nhà chính ở phía trước...

...Hai nhà vuông (nơi ở của những người giúp) việc và lẫm lúa ở phía sau.

...Hai nhà vuông (nơi ở của những người giúp) việc và lẫm lúa ở phía sau.

Tiền sảnh của nhà Đốc Phủ Hải làm theo kiểu Châu Âu, trên các đầu cột và vòm cửa chạm nổi hoa văn dây nho.

Tiền sảnh của nhà Đốc Phủ Hải làm theo kiểu Châu Âu, trên các đầu cột và vòm cửa chạm nổi hoa văn dây nho.

Cận cảnh các họa tiết trang trí trên cổng chính.

Cận cảnh các họa tiết trang trí trên cổng chính.

Nét đặc sắc trong kiến trúc của nhà Đốc Phủ Hải là tiền sảnh xây bằng gạch kiểu phương Tây nhưng bên trong lại là những cấu trúc gỗ đậm nét truyền thống.

Nét đặc sắc trong kiến trúc của nhà Đốc Phủ Hải là tiền sảnh xây bằng gạch kiểu phương Tây nhưng bên trong lại là những cấu trúc gỗ đậm nét truyền thống.

Nhà chính là nhà ba gian hai chái lợp ngói âm dương, gồm 36 cây cột, trong đó gỗ có 30 cột làm từ gỗ quý.

Nhà chính là nhà ba gian hai chái lợp ngói âm dương, gồm 36 cây cột, trong đó gỗ có 30 cột làm từ gỗ quý.

Nối các khoảng cột với nhau là các bộ bao lam bằng gỗ chạm hai mặt thể hiện các đề tài tứ linh, tứ quí, bát bửu...

Nối các khoảng cột với nhau là các bộ bao lam bằng gỗ chạm hai mặt thể hiện các đề tài tứ linh, tứ quí, bát bửu...

Bên cạnh các bao lam là liễn đại tự để thờ, liễn treo trên cột được khảm xà cừ óng ánh, độc đáo.

Bên cạnh các bao lam là liễn đại tự để thờ, liễn treo trên cột được khảm xà cừ óng ánh, độc đáo.

Trên đố và vòm cửa có trang trí bằng nhiều tác phẩm chạm khắc, thể hiện nhiều đề tài khác nhau lồng trong các khung kính hình chữ nhật và hình vuông.

Trên đố và vòm cửa có trang trí bằng nhiều tác phẩm chạm khắc, thể hiện nhiều đề tài khác nhau lồng trong các khung kính hình chữ nhật và hình vuông.

Cận cảnh một số tác phẩm đặt trong khung kính.

Cận cảnh một số tác phẩm đặt trong khung kính.

Nhà Đốc Phủ Hải còn lưu giữ nhiều đồ dùng quí hiếm như: tủ, ghế khảm xà cừ, bàn đá cẩm thạch, đồ sứ Trung Quốc và Việt Nam thế kỷ 17-18...

Nhà Đốc Phủ Hải còn lưu giữ nhiều đồ dùng quí hiếm như: tủ, ghế khảm xà cừ, bàn đá cẩm thạch, đồ sứ Trung Quốc và Việt Nam thế kỷ 17-18...

Giường Thất Bảo chạm nổi hoa lá và khảm xà cừ.

Giường Thất Bảo chạm nổi hoa lá và khảm xà cừ.

Các tác phẩm đã thể hiện danh tiếng xưa nay của nghề chạm khảm xà cừ vùng Gò Công, xứng với câu khen ngợi dân gian: “Nhất tủ Gò Công, nhì salon Sông Bé”.

Các tác phẩm đã thể hiện danh tiếng xưa nay của nghề chạm khảm xà cừ vùng Gò Công, xứng với câu khen ngợi dân gian: “Nhất tủ Gò Công, nhì salon Sông Bé”.

Trong không gian Á Đông của ngôi nhà cũng xuất hiện khá nhiều vật dụng của phương Tây như những hộp đèn này.

Trong không gian Á Đông của ngôi nhà cũng xuất hiện khá nhiều vật dụng của phương Tây như những hộp đèn này.

Một chiếc tủ mang nhãn hiệu Pháp.

Một chiếc tủ mang nhãn hiệu Pháp.

Đèn treo trần nhà kiểu châu Âu.

Đèn treo trần nhà kiểu châu Âu.

Nhà Đốc Phủ Hải được bà Trần Thị Sanh (vợ của Trương Định) cho xây dựng vào năm 1860, khi đó chỉ là nhà ba gian lợp lá. Năm 1864, bà Sanh giao quyền trông nom ngôi nhà cho con riêng Dương Thị Hương và rể là Tri huyện Trường Bình. Sau khi họ qua đời, ngôi nhà để lại cho con gái Huỳnh Thị Điệu và chồng là Đốc phủ sứ Nguyễn Văn Hải.

Nhà Đốc Phủ Hải được bà Trần Thị Sanh (vợ của Trương Định) cho xây dựng vào năm 1860, khi đó chỉ là nhà ba gian lợp lá. Năm 1864, bà Sanh giao quyền trông nom ngôi nhà cho con riêng Dương Thị Hương và rể là Tri huyện Trường Bình. Sau khi họ qua đời, ngôi nhà để lại cho con gái Huỳnh Thị Điệu và chồng là Đốc phủ sứ Nguyễn Văn Hải.

Bình luận
vtcnews.vn